Tại sao tiếng Nhật lại có đến 3 bảng chữ cái? – Kilala.vn
Sự ra đời của bảng chữ cái Manyogana
Cũng giống như các quốc gia khác trong khu vực châu Á, văn hóa Trung Quốc đã ảnh hưởng nhiều đến các quốc gia lân cận. Không chỉ trong văn hóa, cách sinh hoạt, tư tưởng, mà cả trong ngôn ngữ, Nhật Bản là một ví dụ điển hình.
Vào khoảng thế kỷ 5 TCN, đất nước này đã xuất hiện Hán tự và hệ thống chữ viết được biết đến với tên gọi Kanbun hay còn gọi là Hán văn.
Sau đó, vào khoảng thế kỷ 6 TCN, cùng với niềm kiêu hãnh dân tộc, tư tưởng muốn khẳng định mình với thế giới, người Nhật muốn xóa bỏ những lệ thuộc vào Trung Quốc, xóa bỏ những rào cản bất tiện khiến cho việc biểu thị các văn bản Nhật ngữ bằng Hán tự khó khăn, hệ thống chữ viết tiếng Nhật đã dần được hình thành.
Đánh dấu cho những thay đổi trong hệ thống chữ viết tiếng Nhật chính là sự ra đời của các chữ Manyogana. Manyogana không mang ý nghĩa cụ thể nào mà chỉ được sử dụng để biểu thị cách phát âm các Hán tự của Trung Quốc trong tiếng Nhật. Tuy nhiên, vì chữ Manyogana quá khó nên trong Thời kỳ Heian (794 – 1192), Manyogana đã thích nghi để tạo ra một bản tiếng Nhật có một phần âm tiết là các ký tự dựa trên âm thanh: hiragana và katakana và một phần logic là các ký tự dựa trên các khái niệm kanji. Như vậy, vừa mang ý nghĩa của những hán tự vừa thể hiện dưới chữ viết của mình, Nhật Bản đã có bảng chữ cho riêng mình.
Hiragana
Về sau, loại chữ viết Manyogana được đơn giản hóa trở thành bảng chữ Hiragana ngày nay, dựa trên Hán tự Trung Quốc nhưng Hiragana có lối viết nhẹ nhàng, mềm mại hơn.
Thuở khai sơ của bảng chữ Hiragana đã bị nhiều quan niệm cho rằng đây là một bảng chữ không đáng học với tầng lớp thượng lưu, không được trọng dụng như Hán tự. Vì Hiragana có nét chữ mềm dù nữ giới thích điều này nhưng nam giới Nhật Bản lại chuộng chữ viết chân phương cứng cáp nên Hiragana còn bị cho là chỉ dành cho phụ nữ, trẻ con – những tầng lớp bị coi là thấp kém. Những người phụ nữ thời bấy giờ đã sử dụng Hiragana nhiều hơn, sau đó, nam giới Nhật Bản cũng đã bắt đầu sử dụng nhưng chỉ dùng để viết thư tay vì họ cho rằng Hiragana diễn đạt thoát ý hơn, gần gũi hơn.
Hiragana thường được dùng viết những trợ từ, tiếp vĩ ngữ, đuôi động từ và đuôi tính từ.
Katakana
Một thời gian không quá lâu kể từ lúc Hiragana xuất hiện, Katakana đã được hình thành. Sự xuất hiện của Katakana đánh dấu cho cột mốc Nhật Bản hoàn thiện hệ thống chữ viết thuần Nhật đầu tiên, với tên gọi Kana, bao gồm hai bộ chữ Hiragana và Katakana.
Katakana được phát triển dựa trên sự đơn giản hóa các bộ thủ trong chữ viết Trung Quốc. Cũng chính vì sự giản lược này mà 46 ký tự Katakana hiện đại đã mất đi dáng vẻ vốn có của Kanji gốc và Katakana có nét chữ cứng hơn Hiragana.
Katakana ban đầu được tạo ra với mục đích để ký hiệu bên cạnh các câu văn Hán tự nhằm phiên âm cách đọc cho Hán tự, ghi chú Kanji, ghi lời giải thích. Ngày nay, Katakana không chỉ có mục đích diễn tả các từ tượng thanh mà nó được sử dụng để biểu thị các từ ngoại lai, từ trong khoa học kĩ thuật như tên động vật thực vật, tên các quốc gia, các địa điểm nước ngoài.
Kanji
Dù đã có bảng chữ Hiragana và Katakana, tuy nhiên trong các văn bản mang tính trang trọng của Nhật Bản, rất nhiều chữ Kanji vẫn được sử dụng.
Kanji bắt nguồn từ những chữ Hán của Trung Quốc, là nỗi ám ảnh không chỉ của học sinh Nhật Bản mà còn là của cả những người học tiếng Nhật. Học sinh Nhật Bản phải học khoảng 1.945 chữ Kanji. Đây dường như vẫn là một con số quá lớn với các bạn đang theo học Nhật ngữ.
Kanji thường được dùng viết những danh từ, gốc động từ, gốc tính từ.
Kanji, Hiragana, Katakana đều tuân thủ một quy tắc chung để viết gọi là cách viết thuận bút được thực hiện theo thứ tự sau:
– Viết từ trái sang phải- VIết từ trên xuống dưới- Ngang trước dọc sau- Trong – ngoài (nét đóng)- Ngoài – trong (nét mở)- Phẩy – mác- Giữa – 2 bên- Nét xuyên tâm sau cùng
Tiếng Nhật nói chung và bảng chữ cái tiếng Nhật nói riêng dù còn tồn tại những mặt hạn chế song vẫn có nét sáng tạo riêng. Dù được xếp hạng là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới, nhưng ngày nay, số lượng người theo học Nhật ngữ vẫn rất đáng kể. Tiếng Nhật ngày càng khẳng định được vị trí của mình, không chỉ kích thích ngôn ngữ đối với các trẻ em thông qua những bộ phim hoạt hình anime mà còn mang đến ưu thế công việc cho những người trẻ.
kilala.vn
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!