7 Tuổi học lớp mấy? Tại đây có câu trả lời nhé!

Với nhiều em học sinh Tiểu học, các em luôn có những thắc mắc về độ tuổi, thông tin về các lớp học. Điều các em tò mò là vô cùng dễ hiểu vì sự yêu thích tìm hiểu về cái mới, vì sự thích thú và mong muốn có nhiều những trải nghiệm ở lớp học mới hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp các em giải đáp những thắc mắc này.

  1. 1. 7 tuổi học lớp mấy

– Lứa tuổi từ 6 tuổi đến 10 tuổi là độ tuổi thuộc cấp học Tiểu học. Độ tuổi của học sinh Tiểu học được quy định tại Điều 33 Điều lệ ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT.

– Tuổi của học sinh vào lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Vậy 07 tuổi tương ứng với việc các em được học lớp hai. Sau khi hoàn thành chương trình học lớp 1, các em được xem xét đảm bảo mức tối thiểu là hoàn thành ở các mục phẩm chất, năng lực ở từng môn học cụ thể. Có như vậy, các em sẽ được xét công nhận Hoàn thành chương trình lớp 1 và đủ điều kiện lên lớp 2.

  1. 2. Một số phương pháp dạy bé học lớp 2

2.1 Không mang tư duy so sánh

– Các bé học sinh dễ dàng cảm thấy thiếu tôn trọng, dễ tủi thân, tự ti khi phụ huynh mang tư duy so sánh các bé nhà mình với các bé khác. Phụ huynh cần đặt mình vào tình huống, suy nghĩ của các bé để có sự thấu hiểu về tâm lý của các em. Có như vậy, phụ huynh mới có thể thấu hiểu những hành vi sự phát triển của bé. Đồng thời, phụ huynh cần bảo vệ bé trước những sự so sánh của người khác. Điều này làm các bé cảm thấy an tâm khi luôn nhận được sự quan tâm, bảo vệ của ba mẹ.

Đọc thêm:  Tiểu sử Song Ji Hyo: Hành trình tiến tới đỉnh cao vượt qua thị phi

– Ở độ tuổi các bé học sinh lớp 2, các bé đã có những nhận thức đúng đắn. Phụ huynh cũng không nên khoe khoang về sự giỏi giang, nổi bật của các bé quá nhiều điều này dễ làm các bé nảy sinh tính tự mãn, kiêu căng. Việc các bé kiêu căng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nhân cách và sự phát triển của các bé trong tương lai. Đối với các gia sư dạy lớp 2, khi các em làm tốt bài tập thì cũng chỉ nên động viên, khích lệ, tuyệt đối không khen thưởng bằng những món quá có giá trị.

– Phụ huynh nên dùng lời khen, nhận xét đúng mực để các bé cảm nhận được vấn đề. Không nên nhắc đi nhắc lại một vấn đề quá nhiều lần sẽ gây cho các bé có những phản ứng khó chịu khi lắng nghe lời nói từ phụ huynh.

Xem thêm:

– Gia sư cấp 1

– Gia sư Toán

– Gia sư tiếng Anh

– Gia sư dạy đàn Guitar Organ Piano Ukulele tại nhà

2.2 Nhìn nhận đúng năng lực của con

– Phụ huynh nên có cái nhìn khách quan về năng lực phát triển từng môn học của các bé. Phụ huynh không nên đòi hỏi hay đặt ra yêu cầu các bé phải giỏi toàn diện tất cả các môn học mà thay vào đó, phụ huynh nên tôn trọng năng lực, sự nổi trội của các bé ở một số môn học nhất định.

Đọc thêm:  Quỷ Satan và những bí ẩn khiến bạn rùng mình - SOHA

– Phụ huynh cần quan sát để xem những môn học nào bé yêu thích, những môn học nào các bé học tốt. Từ đó, phụ huynh có thể đặt mục tiêu những môn học đó các con đạt được cao hơn, phụ huynh cũng có thể bồi dưỡng, cho các bé học thêm những môn học đó để con có được những sự phát triển vượt bậc. Đối với những môn học còn lại, phụ huynh đặt mục tiêu thấp hơn tuy nhiên vẫn khuyến khích các bé làm tốt. Có như vậy việc học của các bé mới có được sự cân bằng, dễ dàng.

– Có rất nhiều phụ huynh mang tư duy con phải giỏi Toán mới được xem là học giỏi, học tốt mà những môn học khác nghiêng về môn năng khiếu như mĩ thuật, âm nhạc lại ít được phụ huynh công nhận. Chính vì những tư duy như vậy làm cho các bé cảm thấy không còn hứng thú khi phải học những môn học mà mình không ưa thích. Từ đây việc định hướng nghề nghiệp của phụ huynh dành cho các bé cũng có phần sai lệch.

2.3 Nói cho các bé hiểu mục đích của việc học

– Thay đổi các bé từ tư duy là một trong những sự thay đổi tích cực. Có rất nhiều trẻ không biết được mục đích của việc học là gì, các bé thường có xu hướng học vẹt, học cho xong, học để ba mẹ vui lòng chứ không biết rõ mục đích của việc học. Điều này làm các bé không có sự cố gắng trong việc học.

Đọc thêm:  TikToker Nờ Ô Nô bị dân mạng “ném đá” là ai? - Vietnamnet

– Cha mẹ nên lý giải mục đích của việc học thông qua việc nuôi dưỡng ước mơ cùng các bé. Cha mẹ vừa định hướng cho ước mơ của con vừa nói cho bé biết để thực hiện ước mơ đó cần học tốt những môn gì, những kiến thức gì. Từ đó, các bé sẽ có thái độ chủ động hơn trong quá trình học hỏi kiến thức mới để thực hiện hóa mục đích, ước mơ của mình.

2.4 Tôn trọng sự cố gắng của các bé

– Khi phụ huynh nhìn thấy sự cố gắng của các bé trong học tập phụ huynh cần có thái độ tôn trọng những gì con đạt được. Điều này khiến tâm lý bé cảm thấy được công nhận mà không bị áp lực, chán nản hay chống đối. Phụ huynh luôn cần có những câu nói động viên, đồng hành cùng với bé để bé thấy được rằng việc học tập của mình luôn nhận được sự quan tâm của ba mẹ. Phụ huynh không nên có thái độ la mắng, phủ nhận công sức, sự cố gắng của các bé.

Bài viết được xuất bản từ cô giáo Trâm Ngọc, 1 giáo viên kỳ cựu tại Trung tâm Gia sư uy tín chúng tôi!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button