Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên sinh con thứ 3 viết thế nào?

1. Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên sinh con thứ 3

Đảng viên sử dụng mẫu này khi việc sinh con thứ 3 vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình. Đồng thời, trong bản tự kiểm điểm, Đảng viên sinh con thứ 3 có thể tự nhận hình thức kỷ luật sau khi xem xét mức độ của hành vi vi phạm.

2. Mẫu đơn giải trình về việc sinh con thứ 3 của Đảng viên

Dưới đây là một số nội dung Đảng viên có thể đưa ra trong phần nội dung của đơn giải trình.

Nội dung 1:

Sau khi kết hôn và sinh con vào ngày…, tôi được chẩn đoán là mắc bệnh liên quan đến buồng trứng và được khuyến cáo không nên sử dụng các biện pháp tránh thai bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của tôi.

Tuy nhiên, do ngoài ý muốn, tôi đã mang thai và sắp tới sẽ sinh con thứ 3. Tôi nhận thức được bản thân là Đảng viên, phải chấp hành quy định không được sinh con thứ 3 của cơ quan và việc sinh con thứ 3 có thể sẽ phải chịu kỷ luật Đảng.

Xét theo quy định tại Điều 27 của Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW, việc sinh con thứ 3 do mang thai ngoài ý muốn, đã thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình khiến sức khoẻ của người mẹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì không xem xét kỷ luật.

Đọc thêm:  2931 là gì? Tình yêu kiểu 2931 - Đại Học Kinh Doanh & Công Nghệ

Tôi xin gửi kèm đơn giải trình này giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên về tình trạng sức khoẻ của bản thân.

Nội dung 2:

Tôi kết hôn ngày… và đến ngày… thì sinh được một người con. Hai năm sau, vợ chồng tôi sinh lần hai thì sinh đôi được một trai một gái.

Theo Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW, xét thấy trường hợp của tôi không bị xem xét kỷ luật về hành vi vi phạm chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình nên tôi làm đơn này giải trình về nguyên nhân tôi sinh con thứ 3.

Tôi xin cam đoan những gì trình bày ở trên là đúng sự thật và có gửi kèm bản sao giấy chứng sinh của hai người con sinh đôi. Nếu sai sự thật, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

3. Đảng viên sinh con thứ 3 bị kỷ luật thế nào?

Căn cứ Quy định 69-QĐ/TW, vi phạm chính sách dân số là một trong những vi phạm mà Đảng viên sẽ bị kỷ luật. Trong đó, chính sách dân số mặc dù không được định nghĩa cụ thể nhưng căn cứ Điều 1 Pháp lệnh dân số năm 2008, vợ chồng có quyền:

– Quyết định thời gian, khoảng cách sinh con.

– Sinh một/hai con trừ trường hợp đặc biệt…

Do đó, mặc dù Quy định 69 không nêu cụ thể về hành vi sinh con thứ 3, thứ 4 hay thứ 5 trở lên như trước đây tại Quy định 102 nhưng nếu sinh con thứ 3 (không phải trường hợp đặc biệt không bị kỷ luật) thì Đảng viên đã vi phạm chính sách dân số và phải chịu hình thức kỷ luật như sau:

Đọc thêm:  Mẫu báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong trường học

Hình thức kỷ luật

Hành vi vi phạm

Khiển trách

Vi phạm chính sách dân số, gây hậu quả ít nghiêm trọng

Cảnh cáo/cách chức (nếu có chức vụ)

– Tái phạm sau khi bị khiển trách, hoặc

– Gây hậu quả nghiêm trọng

– Gian dối khi cho con đẻ/nhận con nuôi mà thực chất là con đẻ đi sinh thêm con

Khai trừ

Vi phạm bị khiển trách hoặc cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ), gây ra hậu quả rất nghiêm trọng

Xem thêm: Thực hư Đảng viên sinh con thứ 3 không còn bị kỷ luật?

4. Trường hợp nào Đảng viên không phải kiểm điểm?

Như phân tích ở trên, nếu vi phạm chính sách dân số thì Đảng viên sẽ phải làm kiểm điểm và chịu hình thức kỷ luật tương ứng với mức độ vi phạm của mình. Đồng nghĩa, nếu sinh con thứ 3 nhưng không vi phạm chính sách dân số thì Đảng viên sẽ không phải làm kiểm điểm.

Cụ thể, các trường hợp được Chính phủ quy định là không vi phạm việc sinh một/hai con (không vi phạm quy định cấm sinh con thứ 3) được nêu tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP gồm:

– Cặp vợ chồng hoặc một trong hai vợ chồng là người dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc có nguy cơ suy giảm số dân đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố chính thức.

Đọc thêm:  TOP 23 bài Phân tích nhân vật Huấn Cao hay nhất - Download.vn

– Sinh ba con trở lên trong lần sinh thứ nhất.

– Sinh lần hai là sinh đôi trở lên khi trước đó đã có một con đẻ.

– Mặc dù sinh lần thứ 3 trở lên nhưng tại thời điểm sinh chỉ có một người con đẻ còn sống (bao gồm cả con đẻ đã được cho làm con nuôi).

– Sinh con thứ 3 khi trước đó có hai con đẻ nhưng một/cả hai con bị dị tật/mắc bệnh hiểm nghèo không di truyền, phải có xác nhận của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh/cấp Trung ương xác nhận.

– Một trong hai người đã có con đẻ là con riêng và sinh một/hai con; Cả hai vợ chồng đều có con riêng thì trong một lần sinh thì sinh con (một hoặc hai con). Tuy nhiên, quy định này không áp dụng với người đã từng có hai con chung trở lên, các con hiện vẫn còn sống.

– Phụ nữ chưa kết hôn sinh một/hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

Trên đây là mẫu bản kiểm điểm Đảng viên sinh con thứ 3 chi tiết nhất. Nếu còn thắc mắc các vấn đề liên quan đến Đảng viên nói chung và việc sinh con thứ 3 nói riêng, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button