Khái quát văn học Việt Nam từ đầu Cách mạng tháng Tám 1945 đến
– Đường lối văn nghệ và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
– Văn học Việt Nam 1945-1975 phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt:
+ 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc,
+ Sự giao lưu văn hóa với nước ngoài chỉ giới hạn trong một số nước.
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
– Tập trung vào hai đề tài: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội:
+ Tổ quốc trở thành nguồn cảm hứng lớn, một đề tài chủ yếu xuyên suốt văn học giai đoạn 1945-1975.
+ Chủ nghĩa xã hội là một đề tài lớn.
– Hai đề tài này không có sự tách bạch hoàn toàn mà gắn bó mật thiết với nhau trong sáng tác của từng tác giả.
b. Nền văn học hướng về đại chúng
– Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ.
– Nhân vật trung tâm là quần chúng cách mạng với vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. Vì thế văn học có tính nhân văn sâu sắc và nội dung nhân đạo mới.
– Về hình thức: tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân, ngôn ngữ bình dị, trong sáng.
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Khuynh hướng sử thi
– Tập trung phản ánh những vấn đề có ý nghĩa sống còn của đất nước: độc lập, tự do.
– Nhân vật chính: tiêu biểu cho lí tưởng của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng.
– Lời văn sử thi thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ hào hùng.
– Người cầm bút nhìn con người và cuộc đời chủ yếu bằng con mắt có tầm bao quát lịch sử, dân tộc và thời đại.
Cảm hứng lãng mạn
– Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách hướng tới chiến thắng.
– Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.
– Tất cả những yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam về khuynh hướng thẩm mỹ.
a. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá
– Chiến thắng 1975 mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
– Từ 1986, đất nước đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hoá có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nước ngoài.
– Đất nước đổi mới thúc đẩy văn học đổi mới.
b. Những đặc điểm
– Từ sau năm 1975 nhất là từ 1986, văn học từng bước chuyển sang đổi mới, vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.
– Văn học phát triển đa dạng về đề tài, chủ đề; phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật.
– Nhà văn đổi mới cách nhìn, cách tiếp cận con người và hiện thực cuộc sống. Thể hiện con người ở nhiều phương diện kể cả đời sống tâm linh.
– Cái mới của văn học là hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp đời thường.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!