Soạn bài Câu cá mùa thu trang 21 – SGK Ngữ Văn 11 Tập 1
Câu cá mùa thu đã thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi cảm tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc bộ. Đồng thời, bài thơ cũng cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước của tác giả. Tác phẩm sẽ được giới thiệu trong chương trình Ngữ Văn lớp 11.
Tài liệu Soạn văn 11: Câu cá mùa thu, vô cùng hữu ích được giới thiệu, mời các bạn học sinh tham khảo ngay sau đây.
Soạn bài Câu cá mùa thu – Mẫu 1
Soạn bài Câu cá mùa thu chi tiết
I. Tác giả
– Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) hiệu là Quế Sơn, tên lúc nhỏ là Nguyễn Thắng, sinh tại quê ngoại là xã Hoàng Xá (nay thuộc Yên Trung), huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
– Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.
– Năm 1864, ông đỗ đầu trong kỳ thi Hương. Nhưng mấy kì thi sau lại trượt, cho đến năm 1871, ông mới đỗ đầu cả kỳ thi Hội và thi Đình.
– Ông được người đời gọi là Tam Nguyên Yên Đổ (do đỗ đầu cả ba kỳ thi).
– Tuy vậy, ông chỉ làm quan có hơn mười năm, còn lại cuộc đời đều sống thanh bạch bằng nghề dạy học tại quê nhà.
– Nguyễn Khuyến là một người tài năng, có tấm lòng yêu nước thương dân.
– Sáng tác của ông bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với hơn 800 bài gồm nhiều thể loại: thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.
– Thơ ông thường viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước, bạn bè, gia đình; phản ánh cuộc sống của những con người thuần hậu, chất phác; châm biếm đả kích bọn thực dân xâm lược…
– Một số tác phẩm tiêu biểu: Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng…
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
– “Câu cá mùa thu” nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.
– Xuân Diệu nhận xét: “Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm”.
– Trong đó, chùm thơ về mùa thu của ông là đặc sắc nhất, bao gồm: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.
2. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Sáu câu thơ đầu: Khung cảnh làng quê vào mùa thu.
- Phần 2. Hai câu cuối: Tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên.
3. Thể thơ
Thất ngôn bát cú Đường luật.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Khung cảnh làng quê vào mùa thu
– Điểm nhìn: từ gần đến xa (từ “một chiếc thuyền câu bé tẹo teo” trong ao thu đến “tầng mây lơ lửng”), rồi lại từ xa đến gần (từ “trời xanh ngắt” quay trở về với “thuyền câu” và “ao thu”).
– Những hình ảnh đặc trưng của mùa thu:
- Ao thu với làn nước trong veo, cùng với chiếc thuyền “bé tẻo tẹo”.
- “Sóng gợn biếc”: Mặt nước trong xanh phản chiếu được màu sắc của trời thu.
- “Lá vàng khẽ đưa vèo”: chuyển động tinh tế của chiếc lá.
- Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng; sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng.
- Hình ảnh “ngõ trúc quanh co”: con đường làng quen thuộc với bóng tre đã đứng đó từ bao đời.
2. Tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên
– Con người xuất hiện với một công việc thật thư thái: câu cá.
– “Tựa gối buông cần”: tâm thế nhàn nhã
– “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”: Có lẽ vì đang chìm đắm trong dòng suy nghĩ miên man của bản thân. Để rồi chỉ một âm thanh nhỏ bé của cá đớp động dưới chân bèo lại làm nhà thơ giật mình sực tỉnh.
=> Hai câu cuối đã khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình – hay cũng chính là nhà thơ trong một tâm thế nhàn nhã trước bức tranh thu nơi quê hương. Qua đó, tác giả cũng muốn bộc lộ tình yêu thiên nhiên, đất nước.
Soạn bài Câu cá mùa thu ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?
– Điểm nhìn: từ gần đến xa từ “một chiếc thuyền câu bé tẹo teo” trong ao thu đến “tầng mây lơ lửng”, rồi lại từ xa đến gần từ “trời xanh ngắt” quay trở về với “thuyền câu” và “ao thu”.
– Từ điểm nhìn đó bức tranh ấy lần lượt hiện ra chỉ với vài đường nét tiêu biểu nhất.
Câu 2. Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cách sắc mùa thu? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào?
– Nét riêng của cảnh sắc mùa thu: dịu nhẹ, yên bình.
– Cảnh sắc mùa thu được miêu tả qua hình ảnh: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh; qua đường nét: hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng.
– Cảnh thu ở vùng đồng bằng Bắc bộ.
Câu 3. Anh (chị) có nhận xét gì về không gian trong “Câu cá mùa thu” qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh? Không gian đó góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
- Chuyển động: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng.
- Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, lá vàng, trời xanh ngắt.
- Hình ảnh: ao thu, bầu trời, ngõ vắng.
- Âm thanh: đớp động dưới chân bèo.
=> Không gian tĩnh lặng, góp phần diễn tả tâm trạng buồn bã, cô quạnh trong lòng nhà thơ. Đó chính là nỗi lòng của một con người luôn lo lắng cho đất nước.
Câu 4. Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu.
– Cách gieo vần: gieo vần eo (veo – teo – vèo – teo – bèo). Đây vốn là một vần rất khó để vào mạch nhưng lại được Nguyễn Khuyến sử dụng khéo léo, tinh tế.
– Cách gieo vần gợi ra một không gian vắng lặng, cô quạnh cũng như nỗi lòng đầy uẩn khúc của nhà thơ.
Câu 5. Qua Câu cá mùa thu, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước?
Tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc giúp nhà thơ khắc họa bức tranh quê đẹp đẽ.
II. Luyện tập
Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài Câu cá mùa thu.
Gợi ý:
- Các từ ngữ chỉ màu sắc gây ấn tượng về đặc trưng của mùa thu: nước trong veo, sóng biếc, lá vàng, trời xanh ngắt.
- Cách gieo vần “eo” – một vần khó đầy tinh tế, khéo léo.
- Sử dụng một loạt từ láy gợi hình, gợi cảm: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng…
Soạn bài Câu cá mùa thu – Mẫu 2
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?
- Điểm nhìn: Từ “một chiếc thuyền câu” đến “tầng mây lơ lửng”, rồi tới “ngõ vắng” trở về “ao thu”.
- Bức tranh thu đã hiện lên một cách bao quát, mở ra nhiều hướng rất sinh động.
Câu 2. Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cách sắc mùa thu? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào?
– Từ ngữ, hình ảnh gợi lên nét riêng của cảnh sắc mùa thu: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh; qua đường nét: hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng.
– Cảnh thu ở vùng đồng bằng Bắc bộ.
Câu 3. Anh (chị) có nhận xét gì về không gian trong “Câu cá mùa thu” qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh? Không gian đó góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
- Chuyển động: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng.
- Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, lá vàng, trời xanh ngắt.
- Hình ảnh: ao thu, bầu trời, ngõ vắng.
- Âm thanh: đớp động dưới chân bèo.
=> Không gian tĩnh lặng, góp phần diễn tả tâm trạng buồn bã, cô quạnh trong lòng nhà thơ.
Câu 4. Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu.
– Cách gieo vần: vần eo (veo – teo – vèo – teo – bèo). Đây vốn là một vần rất khó để vào mạch nhưng lại được Nguyễn Khuyến sử dụng khéo léo, tinh tế.
– Cách gieo vần gợi ra một không gian vắng lặng, cô quạnh cũng như nỗi lòng đầy uẩn khúc của nhà thơ.
Câu 5. Qua Câu cá mùa thu, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước?
Tình yêu thiên nhiên, đất nước tha thiết và sâu sắc của Nguyễn Khuyến.
II. Luyện tập
Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài Câu cá mùa thu.
Gợi ý:
Hai câu đầu nói về ao thu và chiếc thuyền câu. Nước ao “trong veo” toả hơi thu “lạnh lẽo”. Sương khói mùa thu như bao trùm cảnh vật. Nước ao thu đã trong lại trong thêm, khí thu lành lạnh lại trở nên “lạnh lẽo”. Trên mặt nước hiện lên thấp thoáng một chiếc thuyền câu rất bé nhỏ – “bé tẻo teo”
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
Các từ ngữ: “lạnh lẽo”, “trong veo”, “bé tẻo teo” gợi tả đường nét, dáng hình và màu sắc của cảnh vật, sắc nước mùa thu; âm vang lời thơ như tiếng thu, hồn thu vọng về.
Hai câu thơ tiếp theo trong phần thực là những nét vẽ tài ba làm rõ thêm cái hồn của cảnh thu:
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
Màu “biếc” của sóng hòa hợp với sắc “vàng” của lá vẽ nên bức tranh quê đơn sơ mà lộng lẫy. Nghệ thuật đối trong phần thực rất điêu luyện, “lá vàng ” với “sóng biếc ”, tốc độ “vèo” của lá bay tương ứng với mức độ “tí” của gợn sóng. Nhà thơ Tản Đà đã hết lời ca ngợi chữ “vèo” trong thơ của Nguyễn Khuyến. Ông đã nói một đời thơ của mình may ra mới có được một câu thơ vừa ý trong bài “Cảm thu, tiễn thu”: “Vèo trông lá rụng đầy sân”.
Hai câu luận mở rộng không gian miêu tả. Bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu Trời “xanh ngắt” với những tầng mây “lơ lửng” trôi theo chiều gió nhẹ. “Xanh ngắt” là xanh mà có chiều sâu. Trời thu không mây (mây xám), mà xanh ngắt một màu thăm thẳm. Xanh ngắt đã gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu cá. Thế rồi, ông lơ đãng đưa mắt nhìn về bốn phía làng quê. Hình như người dân quê đã ra đồng hết. Xóm thôn vắng lặng, vắng teo. Mọi con đường quanh co, hun hút, không một bóng người qua lại:
“Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”
Cảnh vật êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt. Người câu cá như đang chìm trong một giấc mộng mùa thu. Tất cả cảnh vật từ mặt nước “ao thu lạnh lẽo” đến “chiếc thuyền câu bé tẻo teo”, từ “sóng biếc” đến “lá vàng”, từ “tầng mây lơ lửng” đến “ngõ trúc quanh co” hiện lên với đường nét, màu sắc, âm thanh… có khi thoáng chút bâng khuâng, man mác, nhưng rất gần gũi, thân thiết với mỗi con người Việt Nam. Phong cảnh thiên nhiên của mùa thu quê hương sao đáng yêu thế!
Cái ý vị của bài thơ “Thu điếu” là ở hai câu kết:
“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
“Tựa gối ôm cần” là tư thế của người câu cá cũng là một tâm thế nhàn của một nhà thơ đã thoát vòng danh lợi. Cái âm thanh “cá đâu đớp động”, nhất là từ “đâu” gợi lên sự mơ hồ, xa vắng và chợt tỉnh. Người câu cá ở đây chính là nhà thơ, một ông quan to triều Nguyễn, yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc, không cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp đã cáo bệnh, từ quan. Đằng sau câu chữ hiện lên một nhà nho thanh sạch trốn đời đi ở ẩn. Đang ôm cần đi câu cá nhưng tâm hồn nhà thơ như đang đắm chìm trong giấc mộng mùa thu, bỗng chợt tỉnh trở về thực tại khi “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Cho nên cảnh vật ao thu, trời thu êm đềm, vắng lặng như chính nỗi lòng của nhà thơ vậy: “buồn, cô đơn và trống vắng”.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!