Soạn văn lớp 6 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn

Với các bài soạn văn lớp 6 Tập 1 hay nhất, ngắn gọn sách Kết nối tri thức với cuộc sống trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học giúp các em dễ dàng soạn văn 6 Tập 1.

Mục lục Soạn văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức

Giới thiệu khóa học Ngữ văn 6 – Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống – Cô Trương San

Top 12 Đề thi Ngữ văn lớp 6 Giữa kì 1 có đáp án (sách mới)

Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Khi đọc, xem một truyện kể hay một bộ phim nói về một niềm vui hay nỗi buồn mà nhân vật đã trải qua. Em từng có suy nghĩ: xót xa, thương cảm, sẽ động viên, giúp đỡ những ai gặp phải hoàn cảnh khó khăn hoặc có nỗi buồn giống như nhân vật trong truyện, …

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Điều hài lòng về bản thân: Ngoan ngoãn, chăm chỉ, vâng lời ông bà cha mẹ, đoàn kết, yêu thương bạn bè.

– Điều chưa hài lòng về bản thân: Đôi lúc tự kiêu, chủ quan, chưa cẩn thận, …

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Theo dõi: Chú ý các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, hành động của nhân vật Dế Mèn.

+ chàng dế thanh niên cường tráng

+ càng mẫm bóng

+ vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

+ co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ

+ đôi cánh trước ngắn hủn hoẳn, giờ thành cái áo dài, …

+ vũ lên… phành phạch, giòn giã.

+ cả người rung rinh màu nâu bóng mỡ

+ đầu to ra, nổi từng tảng,

+ hai cái răng đen nhánh

+ râu dài, uốn cong

+ trịnh trọng, khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

+ đi đứng oai vệ, mỗi bước làm điệu dún dẩy…

+ tợn lắm, cà khịa bà con trong xóm

+ ngứa chân, đá ghẹo anh gọng vó.

2. Dự đoán: Em dự đoán như thế nào về sự việc sắp được kể?

– Sự việc sắp tới là một việc dại dột, không hay, khiến Dế Mèn ân hận và ghi nhớ suốt đời.

3. Theo dõi: Chú ý những lời đối thoại giữa Dế Mèn và Dế Choắt.

Những lời đối thoại:

Đọc thêm:  Top 10 Bài văn phân tích đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người

– Dế Mèn:

+ Sao chú mày sống cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu… thì chú có mà đi đời !

+ Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

+ Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

+ Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày… cho chết!

– Dế Choắt:

+ Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. …em mới dám nói…

+ Anh đã nghĩ thương em … em chạy sang…

4. Theo dõi: Lúc rủ Dế Choắt trêu chị Cốc, Dế Mèn có nghĩ đến hậu quả không?

– Dế Mèn không hề nghĩ đến hậu quả.

5. Theo dõi: Điều gì đã xảy ra với Dế Choắt? Dế Mèn đã làm gì khi chứng kiến điều đó?

– Dế Choắt bị chị Cốc tưởng lầm nên đã bị đánh đến trọng thương.

– Dế Mèn núp tận đáy hang, khiếp sợ, nằm im thin thít.

6. Theo dõi: Chú ý những từ ngữ miêu tả cảm xúc của Dế Mèn.

– Cảm xúc của Dế Mèn: vừa hốt hoảng vừa ân hận, hối lỗi.

* Sau khi đọc

Nội dung chính:

Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn.

– Người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.

Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

Những chi tiết miêu tả Dế Mèn là:

– Ngoại hình:

+ Đôi càng mẫm bóng.

+ Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

+ Đôi cánh trước ngắn hủn hoẳn, giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.

+ Đầu to ra, nổi từng tảng rất bướng.

+ Hai cái răng đen nhánh như hai lưỡi liềm máy, nhai ngoàm ngoạp.

+ Sợi râu dài, uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.

– Hành động:

+ Thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, co cẳng đạp phanh phách.

+ Trịnh trọng, khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

+ Đi đứng oai vệ.

+ Cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.

→ Lối miêu tả này thường được sử dụng ở loại truyện đồng thoại.

…………………………

…………………………

…………………………

Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

Đọc thêm:  Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn (24 mẫu) - Văn 7

– Một số truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài là:

+ Giê-hô-va sáng tạo ra con người (châu Âu)

+ Thần Pờ-rô-mê-tê sáng tạo ra con người (Hy Lạp)

+ Bản Cổ khai thiên lập địa và Nữ Oa sáng tạo con người (phương Đông), …

– Các truyện có điểm kì lạ là đều giải thích nguồn gốc loài người do Trời sinh ra. Đó là cách giải thích mang màu sắc hoang đường, kì ảo.

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Một số bài thơ viết về tình cảm gia đình như:

LÀM ANH (Phan Thị Thanh Nhàn)

Làm anh khó đấy

Phải đâu chuyện đùa

Với em gái bé

Phải “người lớn” cơ.

Khi em bé khóc

Anh phải dỗ dành

Nếu em bé ngã

Anh nâng dịu dàng.

Mẹ cho quà bánh

Chia em phần hơn

Có đồ chơi đẹp

Cũng nhường em luôn.

Làm anh thật khó

Nhưng mà thật vui

Ai yêu em bé

Thì làm được thôi

THƯƠNG ÔNG (Tú Mỡ)

(Trích)

Ông bị đau chân

Nó sưng nó tấy

Đi phải chống gậy

Khập khiễng khập khà

Bước lên thềm nhà

Nhấc chân quá khó

Thấy ông nhăn nhó

Việt chơi ngoài sân

Lon ton lại gần

Âu yếm nhanh nhảu:

– Ông vịn vai cháu

Cháu đỡ ông lên!

Ông bước lên thềm

Trong lòng sung sướng

Quẳng gậy cúi xuống

Quên cả đớn đau

Ôm cháu xoa đầu

– Hoan hô thằng bé

Bé thế mà khỏe

Vì nó thương ông.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Theo dõi: Số lượng tiếng trong một dòng thơ.

– Một dòng thơ có 5 tiếng.

2. Hình dung: Hình ảnh trái đất khi trẻ con được sinh ra.

+ Trên trái đất trần trụi

+ Không dáng cây ngọn cỏ

+ Mặt trời cũng chưa có

+ Chỉ toàn là bóng đêm

+ Không khí chỉ màu đen

Chưa có màu sắc khác.

3. Hình dung: Sự thay đổi của trái đất sau khi trẻ con được sinh ra qua miêu tả của nhà thơ.

+ mặt trời nhô cao.

+ màu xanh cỏ cây bắt đầu có

+ cây cao bằng gang tay

+ có lá cỏ và hoa

+ hoa có màu đỏ

+ chim bấy giờ sinh ra

+ có tiếng hót của chim trong và cao

+ có gió truyền âm thanh

+ có sông, có biển

+ biển sinh ý nghĩ, cá tôm, những cánh buồm

+ đám mây cho bóng rợp

+ có đường cho trẻ tập đi

4. Theo dõi: Các nhân vật, sự việc được kể trong bài thơ.

– Các nhân vật: mẹ, bà, bố, thầy giáo

– Các sự việc:

+ cái bống, cái bang

+ cái hoa

+ cánh cò

+ vị gừng

+ vết lấm

+ đầu nguồn cơn mưa

Đọc thêm:  Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du - Download.vn

+ bãi sông cát vắng ,…

5. Hình dung: Sự chăm sóc, yêu thương của mẹ dành cho con.

+ mẹ cho con tình yêu và lời ru

+ mẹ bế bồng chăm sóc

6. Hình dung: Hình ảnh bà kể chuyện và thế giới trong những câu chuyện cổ bà kể.

+ Chuyện con cóc nàng tiên

Chuyện cô Tấm ở hiền

Thằng Lý Thông ở ác …

+ Mái tóc bà thì bạc

Con mắt bà thì vui

Bà kể đến suốt đời

Cũng không sao hết chuyện.

7. Hình dung: Sự yêu thương, chăm sóc mà bố dành cho con.

+ Muốn cho trẻ hiểu biết

Thế là bố sinh ra

Bố bảo cho biết ngoan

Bố dạy cho biết nghĩ

8. Hình dung: Khung cảnh mái trường thân yêu.

+ Có lớp, có bàn, có thầy giáo, có cái bảng bằng cái chiếu, cục phấn từ đá,…

* Sau khi đọc

Nội dung chính:

Bài thơ kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con. Qua đó bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Những căn cứ để xác định văn bản “Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ” là:

+ Mặc dù có yếu tố tự sự nhưng “Chuyện cổ tích về loài người” vẫn là một bài thơ vì nhà thơ chỉ mượn phương thức tự sự để bộc lộ cảm xúc, tình cảm yêu thương dành cho trẻ thơ.

+ Về hình thức: mỗi dòng thơ có 5 tiếng, các dòng được sắp xếp theo khổ và không giới hạn số lượng dòng trong một bài.

+ Bài thơ sử dụng vần chân ở hầu hết các dòng thơ, ví dụ:

“Từ cánh cò rất trắng

Từ vị gừng rất đắng

Từ vết lấm chưa khô

Từ đầu nguồn cơn mưa

Từ bãi sông cát vắng…”

+ Mỗi dòng thơ đều được ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, tạo âm điệu nhịp nhàng. Ví dụ:

“Trời sinh ra/ trước nhất

Chỉ toàn là/ trẻ con

…..

Màu xanh/ bắt đầu cỏ

Màu xanh/ bắt đầu cây”

…………………………

…………………………

…………………………

Trên đây tóm tắt nội dung soạn văn lớp 6 Tập 1 hay nhất bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, để xem chi tiết mời quí bạn đọc vào từng bài ở trên!

Săn SALE shopee tháng 6:

  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button