Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi siêu hay
1. Dàn ý phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu về tác giả tác phẩm Bình Ngô đại cáo
Dẫn dắt người đọc vào việc phân tích đoạn 3 của Bình Ngô đại cáo
1.2. Thân bài:
Khẳng định quyết định thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa đó là người lãnh đạo: Lê Lợi:
– Là người anh hùng có lòng tự tôn dân tộc, yêu nước thương dân, sự căm ghét giặc ngoại xâm “Ngẫm thù lớn… không cùng sống”
– Lòng kiên trì “Nếm mật nằm gai… mười mấy năm trời” xây dựng lực lượng
– Khả năng thu phục, biết coi trọng nhân tài
– Sự quyết tâm đánh ngoại xâm dẫu gian khó “Tấm lòng… phía Đông”
“Tường thuật” diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Giai đoạn đầu khởi nghĩa:
– Sự chênh lệch tất cả các mặt so với quân giặc
– Thiếu người tài ra giúp nước, thiếu binh sĩ tham gia giết giặc
– Lương thực cạn kiệt, giặc vẫn hoành hành ngày đêm, quân đội thưa thớt
=> Khó khăn chồng chất nhưng sĩ khí áp đảo kẻ thù, với sự đoàn kết, lạc quan.
Giai đoạn phản công:
– Trận thắng đầu tiên thật vang dội: “Trận Bồ Đằng… chẻ tro bay”
– Các trận thắng tiếp theo: “Ninh Kiều máu chảy thành sông… nhơ để ngàn năm”
=> Hình ảnh diễn tả chân thực những trận đánh lịch sử
Quân ta hùng dũng, đánh cho giặc tan tác, nhưng không đuổi cùng giết tận mà cho giặc con đường lui, cho chúng về nước => Tinh thần nhân nghĩa và hòa hoãn sáng suốt, tránh mối họa sau này.
Hình ảnh của giặc:
– Hèn nhát, ham sống sợ chết khác xa với hình ảnh ngang ngược trước đó
– Kẻ chịu”bêu đầu”, kẻ thì “đành bỏ mạng”, “lửa cháy lại càng cháy”
– Quân giặc đầu hàng, xin bỏ trốn…
Nghệ thuật trong khổ thơ này:
– Nghệ thuật phóng đại
– Bút pháp tương phản
1.3 Kết bài:
– Khẳng định lại giá trị khổ 3 bài Bình Ngô đại cáo.
– Nêu suy nghĩ của bản thân.
2. Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi siêu hay:
Bình Ngô đại cáo là một văn kiện tuyên ngôn nền độc lập của Đại Việt và về quyền quyền sống của con người và cũng là khúc thiên anh hùng ca của quân dân ta trong chiến tranh chống quân Minh xâm lược. Đặc biệt khi đọc đoạn thơ thứ ba khắc họa chân thực những trận đánh anh dũng của ta khiến địch máu chảy đầu rơi cả và cũng thấy được cái tinh thần nhân đạo của quân dân nhà Lê.
Trong Bình Ngô đại cáo, nhân tố quan trọng mang đến chiến thắng trong cuộc khởi nghĩa đó là vị anh hùng Lê Lợi. Nguyễn Trãi miêu tả đó là vị anh hùng có lòng tự tôn dân tộc, căm ghét giặc Minh đến độ “Ngẫm thù lớn há đội trời chung/Căm giặc nước thề không cùng sống”. Đó chính là nguyên nhân để Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa lấy nơi hoang dã Lam Sơn làm căn cứ chờ thời cơ diệt giặc. Lê Lợi còn là vị lãnh tụ đáng kính với tinh thần kiên trì “Nếm mật nằm gai/chốc đà mười mấy năm trời” xây dựng lực lượng, thu phục quần hùng, coi trọng nhân tài và quan trọng là lòng quyết tâm đánh giặc ngoại xâm “Tấm lòng cứu nước vẫn đăm đăm muốn tiến về phía đông”, tiến về tương lai rực rỡ cho dân tộc.
Nghĩa quân ta lúc bấy giờ yếu kém về mọi mặt “Vừa lúc cờ nghĩa dấy lên/Chính là lúc quân thù đương mạnh”, ta thiếu người tài “Tuấn kiệt như sao buổi sớm/Nhân tài như lá mùa thu”, thiếu binh sĩ tham gia “Trông người người lại càng vắng bóng, mịt mù như chốn bể khơi”. Trong khi đó, bọn giặc ngày đêm tàn sát, vơ vét của cải, nước đã mất đến nơi, khiến Lê Lợi “vội vã như cứu người chết đuối”. Giặc vẫn hoành hành “hung đồ ngang dọc”, tình cảnh khó khăn chồng chất khó khăn.
Với lòng quyết tâm , căm thù giặc nghĩa quân ta đã khắc phục khó khăn ban đầu vừa hội tụ nghĩa quân, vừa đoàn kết “tướng sĩ một lòng phụ tử”. Ta sử dụng mưu lược “dùng quân mai phục”, thế trận “lấy ít địch nhiều”, “lấy yếu chống mạnh”, khiến quân dân ta bừng bừng khí thế, giành được nhiều chiến công vang dội. Điều này xuất phát bởi tấm lòng nhân nghĩa của nghĩa, chứng minh một chân lý chính nghĩa ắt phải thắng gian tà. Trận đầu tiên mở ra thắng lợi vang dội được Nguyễn Trãi tạo dựng với những hình ảnh thiên hùng vĩ, về sự mạnh mẽ hùng dũng của nghĩa quân. Trái với ta thì quân thù thật thảm hại “nghe hơi mà mất vía”, “nín thở cầu thoát thân” trái ngược hẳn với vẻ ngang tàn trước đây. Thừa thắng xông lên, quân ta liên tiếp giành cứ điểm quan trọng Đông Đô và Tây Kinh khiến “Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm/ Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”. Đây là những hình ảnh chân thực về chiến tranh phải đổ tuy máu của ta và của địch đều đổ xuống, nhưng ta thắng sự chính nghĩa, tinh thần anh dũng hi sinh. Còn lũ giặc bại trận thì kẻ chịu “bêu đầu”,“bỏ mạng”, tên tướng cầm đầu Vương Thông muốn thay đổi tình nhưng “lửa cháy lại càng cháy”.
trên tinh thần nhân nghĩa vốn quân ta đã mở cho giặc đường lui nhưng chúng lại cầu cứu một cách ngoan cố với việc cử mấy tên tướng Liễu Thăng, Mộc Thạnh Tuyên Đức. Nhưng nào đâu ngờ “Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong/ Ta sau lại đưa tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực”, khiến lũ giặc Minh gặp hậu quả là “Liễu Thăng cụt đầu/Lương Minh bại trận tử vong/Lí Khánh cùng kế tự vẫn” . Nghĩa quân ta trên đà lớn mạnh tiếp mở rộng quy mô tuyển thêm binh sĩ chuẩn bị cho trận chiến, quét sạch bóng quân thù, “Đánh một trận, sạch không kình ngạc/ Đánh hai trận tan tác chim muông”
Khắp nơi xác giặc bỏ mạng với những hình ảnh “thây chất đầy đường, máu trôi đỏ nước mang tính phóng đại, cho thấy sự tàn khốc của chiến tranh. Cái chất bi tráng ấy phải lấy thiên hiên ra để diễn tả hết Cảnh quân giặc giẫm đạp lên nhau mà bỏ trốn thật là thảm. Xuất phát từ tấm lòng của quân dân ta “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại” ta đã “mở đường hiếu sinh” cho chúng. Hành động này vừa khiến giặc phải kính sợ, vừa để nước ta tập vào xây dựng đất nước và cũng là kế sách hòa hoãn cho muôn đời sau này.
Phần ba của Bình Ngô đại cáo đã diễn tả chân thực quá trình khởi nghĩa, đánh đuổi quân xâm lược của bằng giọng văn hào hùng, bi tráng, tiết tấu dồn dập cùng những hình ảnh giàu sức gợi. Những hình ảnh bộc lộ sinh động sĩ khí của nghĩa quân khiến tác phẩm xứng đáng với cái tên là một thiên anh hùng ca của dân tộc, đất nước.
3. Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ngắn gọn nhất:
Bậc thi hào lỗi lạc của văn học Việt Nam Nguyễn Trãi, với kiệt tác Bình Ngô Đại Cáo đã để lại thế hệ sau của dân tộc về một bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đặc biệt đoạn thơ thứ 3 đã khắc họa chi tiết trận chiến lịch sử của quân dân ta
Đại từ ta mở đầu là lời khẳng định thể hiện rõ tâm thế của thủ lĩnh Lê Lợi. Ông hiểu hơn ai hết sự căm thù giặc với khẳng định hùng hồn: căm thù giặc thề không cùng chung sống. Vị chủ tướng ấy mang trong mình nỗi hận niềm đau, suy tư, đến nỗi “đau lòng nhức óc”, “quên ăn vì giận”. Bước đầu cuộc kháng chiến là vô vàn những khó khăn, nhân tài như lá mùa thu, cả sự gian nan về binh lực so với đối thủ. Nhưng cuối cùng, với tấm lòng quyết tâm, sự hi sinh, vất vả nghĩa quân Lam Sơn đã tại nên đại sự đã thành công:
“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn. Đánh một trận, sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông.”
Hình ảnh thiên nhiên trong 4 câu thơ khắc tạc chiến tích hào hùng mà quân Lam Sơn đã tạo ra với việc gươm mài đá khiến đá mòn, voi uống nước đến sông phải cạn cho ta thấy tinh thần chiến đấu bền bỉ, sự hy sinh nhẫn nại của chiến sĩ Lam Sơn. Đồng thời chỉ ra đó là kháng chiến trường kỳ, kháng chiến vì chính nghĩa luôn chiến thắng. Các cụm từ “sạch không kình ngạc, tan tác chim muông” cho thấy sức chiến đấu và tinh thần hào hùng của binh lính tham gia chiến trận.
Cuối cùng, tác giả đã kết thúc đoạn ba với một giọng văn hào hùng về những thắng lợi liên tiếp của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Mở đầu cho chuỗi chiến tích là chiến thắng Bồ Đằng, Trà Lân, rồi Trần Trí, Sơn Thọ, Lý An,… và mạch thơ cứ thế trở nên đậm chất tráng:
“Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế Ngày hai mươi, trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu Ngày hai lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khanh cùng kế tự vẫn”.
Tổng kết lại người đọc có thể thấy trong đoạn ba của bài cáo, tác giả Nguyễn Trãi đã chia làm ba phần chính, thứ nhất là khắc họa hình ảnh nghĩa quân Lam Sơn những ngày đầu kháng chiến gian khổ, khó khăn để tạo dựng nên nghiệp lớn. Tiếp theo đó, là sự kiêu hãnh và tự hào của tác giả khi quân ta không chỉ đánh thắng quân địch xâm lược, mà khiến chúng tâm phục khẩu phục bằng việc liệt kê hàng loạt thất bại nhục nhã của chúng. Những câu thơ với khí văn mạnh mẽ là minh chứng rõ ràng cho điều ấy. Những dòng khép lại, mang những cảm xúc đã được dồn nén, lắng đọng, là bút lực nhất mà tác giả gửi gắm, là một niềm tin tưởng và sự khát mong cháy bỏng về một giang sơn thiên thu tồn tại mãi mãi
Đoạn thơ thứ ba với giọng văn đầy tự hào, lập luận sắc bén, thuyết phục, dưới ngòi bút đặc sắc của Nguyễn Trãi đã khiến tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo trở thành bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc Đại Việt về khúc tráng ca vĩ đại trong chiến tranh chống ngoại xâm.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!