Mở bài bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Thủ thuật
Một số cách mở bài đoạn trích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm
Mở bài bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
1. Mở bài số 1:
Thơ ca thế giới nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng có biết bao bài thơ viết về mẹ. Chúng ta biết đã biết đến những trang thơ đằm thắm tình thương dành cho mẹ trong “Người mẹ nuôi” hay Chiều đông” của Puskin hay nỗi lòng nhớ thương, niềm ủi an, động viên mẹ nơi quê nhà qua từng dòng chữ của Esenin trong bài “Thư gửi mẹ”. Đến với văn học nước nhà, ta được thưởng thức những áng thơ tuyệt với thể hiện niềm yêu, sự kính trọng mẹ trong thơ Trần Đăng Khoa, Xuân Quỳnh hay Chế Lan Viên. Đặc biệt, đến với thơ Nguyễn Khoa Điềm, ta được tiếp xúc với một thi phẩm bất hủ ca ngợi sức sống trong lao động, sự đấu tranh bền bỉ trong kháng chiến và niềm thương con vô bờ bến của người mẹ, đó là thi phẩm “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.
2. Mở bài số 2:
Những người mẹ Việt Nam trong chiến tranh tuy là những người phụ nữ bình thường nhưng chẳng hề tầm thường. Ở họ, không chỉ có sự yêu thương, đức hy sinh cao cả mà còn có lòng dũng cảm, sự bền bỉ và kiên cường của những người lính cụ Hồ. Em đã từng rung động trước tình thương của người mẹ khi đọc những vần thơ của Chế Lan Viên trong “Con cò”, từng tự hào biết bao trước bóng hình mẹ Suốt, ngày ngày vững tay lái đưa đò những người chiến sĩ qua sông trong thơ Tố Hữu. Và càng thương hơn, cảm phục hơn nữa những người mẹ Việt Nam anh hùng khi được học bài thơ “Khúc hát Ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, bài thơ được viết vào năm 1948, những ngày kháng chiến khói lửa với thực dân.
3. Mở bài số 3:
Có những bài ca không bao giờ quên và có những bài thơ ngàn năm vẫn nhớ. Văn học đã đưa con người đi từ những cung bậc cảm xúc này đến cùng bậc cảm xúc cảm khác, chạm vào tâm hồn con người bởi sự dung dị và chân thực nhất. Đặc biệt, thơ ca thời kháng chiến đã tái hiện lại cho chúng ta về những năm tháng chiến tranh ác liệt, về những người chồng xa vợ ra trận, những người con xa gia đình theo tiền tuyến đánh giặc và cả những người bà, người mẹ cùng con lao động, cùng con chiến đấu. Năm 1971, có một bài thơ ra đời đã khiến bao người vừa xúc động, vừa cảm phục về hình ảnh người mẹ Tà-ôi vừa nuôi con vừa tham gia chiến đấu. Bài thơ ấy mang tên “Khúc hát Ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, một bài thơ mà dù cho thời gian có chảy trôi vô tình đi chăng nữa nó cũng mãi mãi vẹn nguyên trong trái tim người đọc.
4. Mở bài số 4:
Nếu như trong những năm tháng chống Pháp có hình ảnh người bà của “Bằng Việt” trong “Bếp lửa” làm hậu phương vững chắc để con ra tiền tuyến. Thì những năm tháng chống Mỹ ác liệt lại nổi bật với hình ảnh người mẹ Tà- ôi của Nguyễn Khoa Điềm vừa là hậu phương vững chắc, vừa tham gia hỗ trợ cách mạng. Người mẹ Tà ôi hiện lên trong bài thơ với hình ảnh bình dị mà vô cùng vĩ đại. Người mẹ ấy yêu thương con và tình yêu thương ấy gắn với tình yêu buôn làng, yêu đất nước, với ý chí kiên cường, với khát vọng tự do giải phóng đất nước. Bài thơ bằng giọng điệu tha thiết, ngọt ngào qua những khúc ru em đã khơi gợi trong lòng mỗi người niềm thương, niềm tin yêu về người hùng thầm lặng- người mẹ Tà- ôi, là đại diện tiêu biểu cho bao người mẹ trên đời.
-HẾT-
https://thuthuat.taimienphi.vn/mo-bai-bai-tho-khuc-hat-ru-nhung-em-be-lon-tren-lung-me-54400n.aspx Bên cạnh Mở bài bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, các em cũng có thể đón đọc thêm một số cách mở bài của các tác phẩm khác đã được tổng hợp trong Bài văn hay lớp 9 như: Mở bài bài thơ Bếp lửa; Mở bài bài thơ Đoàn thuyền đánh cá; Mở bài bài thơ Ánh trăng; Mở bài bài thơ Đồng chí; Mở bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Mở bài truyện ngắn Chiếc lược ngà,…
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!