Tước quân tịch là gì? Quân nhân bị tước quân tịch có ảnh hưởng gì

Từ lâu chế độ tuyển chọn học viên để đào tạo thành những quân nhân đã rất khắt khe và nhiều quy định. Chính vì vậy, việc trở thành một sĩ quan trong quân đội nhân dân là một niềm tự hào của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà hiện nay không ít quân nhân bị tước quân tịch, không còn được tiếp tục làm việc trong môi trường quân đội được nữa. Vậy, tước quân tịch là gì? Quân nhân bị tước quân tịch có ảnh hưởng gì không? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng;
  • Luật nghĩa vụ quân sự 2015;
  • Thông tư 162/2017/TT-BQP hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 151/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về chế độ, chính sách của luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng;

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tước quân tịch là gì?

Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có khái niệm quy định về tước quân tịch là gì? Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu tước quân tịch được hiểu là tước danh hiệu quân nhân. Đây được xem là một hình thức kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp. Tước quân tịch là việc quân nhân bị xóa khỏi danh sách quân nhân và mà tước quyền lợi của quân nhân và gia đình được hưởng về quân nhân đó.

Deprivation of military status means the removal of a soldier from the list of soldiers and the deprivation of the benefits of the soldier and his family on that soldier

2. Quân nhân bị tước quân tịch có ảnh hưởng gì không?

Quân nhân bị tước quân tịch tức là sẽ không được làm việc trong môi trường quân đội nữa. Bên cạnh đó mọi chế độ hưởng trước đây đối với quân nhân và người thân của quân nhân đó đều sẽ bị hủy và không còn được hưởng mọi quyền lợi theo chế độ trong mội trường quân đội. Tức là sẽ không còn hưởng các chế sau đây:

Thứ nhất, đối với quân nhân chuyên nghiệp khi nghỉ hưu

– Quân nhân chuyên nghiệp có quyết định thôi phục vụ tại ngũ, được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

Đọc thêm:  Cân bằng sinh học là gì? Ý nghĩa của cân bằng sinh học? Nguyên

+ Hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;

+ Đủ 40 tuổi, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên quy định tại Thông tư số 213/2016/TT-BQP ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Bộ Quốc phòng quy định chức danh chiến đấu viên trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân mà Quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được.

– Công nhân và viên chức quốc phòng có quyết định thôi phục vụ trong Quân đội, được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 54, khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Điều 6 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

+ Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm là công nhân quốc phòng;

+ Trường hợp chưa đủ điều kiện theo hướng dẫn tại điểm a, b khoản này, do thay đổi tổ chức biên chế mà Quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng, nếu nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được nghỉ hưu.

  • Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng khi nghỉ hưu, được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Thứ hai, đối với chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên

– Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ, không đủ điều kiện nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ bệnh binh hoặc không chuyển ngành được thì được phục viên; khi phục viên được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 151/2016/NĐ-CP.

– Trường hợp, quân nhân chuyên nghiệp có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù thì khi phục viên được hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với thời gian tăng thêm do quy đổi theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 151/2016/NĐ-CP và Điều 8, Điều 9 Thông tư 162/2017/TT-BQP.

Đọc thêm:  Dấu vân tay trình duyệt (Browser Fingerprinting) là gì? Bạn có thể

– Quân nhân chuyên nghiệp đã nhận bảo hiểm xã hội một lần khi phục viên, trong thời gian không quá một năm (12 tháng) kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu có nguyện vọng bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trước đó, được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 17 Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

Thứ ba, đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ

  • Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;
  • Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;
  • Từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;
  • Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;
  • Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;
  • Được ưu đãi về bưu phí;
  • Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;
  • Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;
  • Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế;
  • Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;
  • Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.
Đọc thêm:  Biên bản xác định người được quyền mua tài sản - Mẫu 03-BBBT/TSC

Thứ tư, đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ:

  • Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm;
  • Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí;
  • Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật…..”

Thứ năm, chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng

Thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng đang công tác trong Bộ Quốc phòng hướng dẫn tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này (gồm: Bố đẻ, mẹ đẻ; bố đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc của chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị khuyết tật theo quy định của pháp luật) được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, như sau:

  • Mức đóng, trách nhiệm đóng, phương thức đóng bảo hiểm y tế; mức hưởng bảo hiểm y tế; cấp thẻ bảo hiểm y tế; phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và trách nhiệm thực hiện bảo hiểm y tế thực hiện tương tự như đối với thân nhân sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2016 của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, lao động hợp đồng, học sinh, sinh viên đang công tác, làm việc, học tập trong Bộ Quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và thân nhân quân nhân tại ngũ, thân nhân cơ yế

  • Trường hợp thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế thuộc đối tượng có mức hưởng bảo hiểm y tế cao nhất
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button