Phân tích Triết lý sống vội vàng trong bài thơ Vội vàng của Xuân

Phân tích Triết lý sống vội vàng trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu hay nhất (dàn ý + 7 mẫu)

Đề bài: Phân tích Triết lý nhân sinh (triết lý sống vội vàng) trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.

Bài giảng: Vội vàng – Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Dàn ý Phân tích quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu

Dàn ý – mẫu 1

I. Mở bài

– Vội vàng của Xuân Diệu là bài thơ với những vần thơ nồng nàn tha thiết và ẩn đằng sau ấy là cả một hệ thống những triết lý nhân sinh sâu sắc về mùa xuân, về đời người, về tuổi trẻ, là đại diện cho một hồn thơ với tam quan sâu rộng và tinh tế.

II. Thân bài

* Triết lý nhân sinh trong Vội vàng bắt nguồn từ bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ, là tổng hòa của hai yếu tố mùa xuân và tình yêu.

– Bức tranh thiên nhiên mùa xuân kết hợp với yếu tố tình yêu đầy rực rỡ sáng tạo.

– Quan niệm về cái đẹp của Xuân Diệu đến từ những thứ rất đỗi thân thuộc xung quanh mỗi chúng ta, hạnh phúc thực sự phải tới từ chính cuộc sống thực tại, mà ở đó con người phải biết trân trọng, tìm kiếm và cảm nhận vẻ đẹp tiềm tàng trong mỗi một sự vật, sự việc xung quanh chúng ta.

=> Mùa xuân, tình yêu và con người có mối tương quan chặt chẽ.

* Triết lý nhân sinh về thời gian, mùa xuân và tuổi trẻ:

– Mùa xuân của thiên nhiên có sự tuần hoàn lặp lại, nhưng mùa xuân của con người chỉ có một lần duy nhất, qua rồi thì không lấy lại được. Quy luật bước đi tuyến tính của thời gian quá tàn nhẫn và lạnh lùng mà không một ai có thể ngăn cản được.

– Xuân Diệu luyến tiếc mùa xuân, luyến tiếc cuộc đời, lòng yêu sống, ham hưởng thụ những gì tốt đẹp nhất thôi thúc ông hướng đến triết lý mới mẻ: Hãy tận hưởng bằng tất cả tâm hồn và thể xác khi còn có thể!

III. Kết bài

– Cảm nhận về hồn thơ Xuân Diệu và triết lý nhân sinh sâu sắc của ông.

Dàn ý – mẫu 2

I. Mở bài

– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, và triết lý nhân sinh trong tác phẩm. (1,0 điểm)

II. Thân bài:

1. Triết lý nhân sinh trong bài thơ Vội vàng:

Triết lý nhân sinh trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu là triết lý sống mãnh liệt, sống là tận hưởng, tận hiến. Triết lý nhân sinh đó được tắm đẫm trong cảm xúc trữ tình thành một dòng tâm trạng sống động. Cụ thể:

a. Vẻ đẹp của thiên đường nơi trần thế:

– Thiên nhiên là một khu vườn đầy xuân sắc, xuân tình, tươi trẻ, đầy sức sống: “tuần tháng mật, hoa đồng nội…khúc tình si” → nhà thơ đã phát hiện có một thiên đường ngay trên mặt đất này với những hoa thơm, trái ngọt của mùa xuân.

– Vẻ đẹp thiên đường trần thế là do chính con người tạo ra.

– Chính đôi mắt “xanh non”, “biếc rờn” của nhà thơ mới đã khám phá, phát hiện ra vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên → hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình.

b. Trong cuộc sống trần thế, con người là đẹp nhất. Đặc biệt là trong độ tuổi trẻ và tình yêu:

– Với Xuân Diệu, con người là chuẩn mực cho vẻ đẹp chứ không phải thiên nhiên là chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người như thơ xưa.

– Nhà thơ đã sáng tạo ra những hình ảnh độc đáo, táo bạo “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” → hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình.

c. Con người phải biết tận hưởng, sống hết mình với tuổi thanh xuân của mình:

– Xuân Diệu là người rất nhạy cảm với bước đi của thời gian bởi chính nhà thơ ý thức được sâu sắc về giá trị của sự sống cá thể trong cuộc đời:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoànNếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.

→ Khát khao được sống sôi nổi, mãnh liệt, hết mình, tận hưởng phần ngon nhất của đời người: tuổi trẻ, tình yêu.

– Khát vọng sống đến vồ vập, cuống quýt: “ta muốn ôm’, “ta muốn riết”, “ta muốn say”, “ta muốn thâu”, “cho chếnh choáng”, “đã đầy”, “no nê”, “muốn cắn”…

2. Nghệ thuật thể hiện:

– Ngoài việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật: sử dụng đại từ nhân xưng, động từ mạnh…

– Triết lí nhân sinh mới lạ của bài thơ còn biểu hiện qua việc sử dụng những hình ảnh biểu tượng: Mùa xuân – tuổi trẻ. Dùng các hình ảnh biểu tượng là thủ pháp nghệ thuật quan trọng của văn học lãng mạn. Mùa xuân là biểu tượng của hạnh phúc, tình yêu và tuổi trẻ… tình yêu là biểu tượng cho hạnh phúc thế gian. Con người không phải tìm hạnh phúc ở cõi Niết Bàn của phật hay nơi thiên đường của Chúa mà hạnh phúc khởi phát từ trong lòng người và tồn tại trên mặt đất.

III. Kết bài:

Triết lý nhân sinh trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu thể hiện rõ “cái tôi” của nhà thơ, một “cái tôi” điển hình cho thời đại thơ mới. Đó là một ý thức sâu sắc về giá trị đời sống cá thể (một ý thức nhân bản, nhân văn cao). Một niềm thiết tha với cuộc sống trần thế. Một khát khao mãnh liệt và một tâm thế sống cuồng nhiệt, tích cực.

Phân tích Triết lý sống vội vàng trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – mẫu 1

Vội vàng, một sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu, là một trong số những bài thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Nhưng có lẽ đây là bài thơ rất khác so với nhiều bài thơ cùng thời. Vẫn là cảm xúc của cái tôi, vẫn là thiên nhiên, vẫn là tình yêu, song Vội vàng lại mang theo những ý nghĩa mang đậm chất triết lý nhân sinh mà trong đời thơ không phải nhà thơ nào cũng thể hiện được.

Một bài thơ lại giàu tính triết lý, những tưởng là điều chỉ xảy ra với những hồn thơ mang nặng tính suy tưởng, hơi hướng chính luận. Nhưng thơ Xuân Diệu lại dặt những nỗi niềm cảm xúc. Thật khó có thể tưởng tượng, tính triết lý sẽ được thể hiện trong thơ ông. Ấy vậy mà triết lý trong Vội vàng lại hình thành từ chính những cảm xúc ấy. Không những được bộc lộ rất tự nhiên mà nó trở thành giá trị nội dung vô cùng sâu sắc đằng sau một hồn thơ đa cảm. Triết lý nhân sinh trong bài thơ được bắt nguồn từ chính quan niệm sống cuồng nhiệt, đắm say, thiết tha của Xuân Diệu. Đó là quan niệm sống vội vàng. Lối sống của một cái tôi rất đỗi trần thế, rất con người trong thơ.

Vội vàng là bài thơ “tuyên ngôn” cho người ta thấy, nhất là người trẻ, thế nào là tình yêu cuộc sống, yêu cuộc đời. Vào những năm ấy thơ ca đương thời đang ẩn sâu trong nỗi buồn sâu thẳm của cả một thế hệ. Cái nỗi niềm “thiếu quê hương” khiến họ lẩn tránh trong những góc khuất của quá khứ, trong những cuộc phiêu lưu ái tình và cả trong những cảnh sắc của thiên nhiên đất nước mình. Biết bao nhà thơ yêu đời, yêu người tha thiết nhưng vẫn cứ trống trải, buồn bã, cô đơn. Còn Xuân Diệu thì khác, nhà thơ mang đến hơi thở rất đời, rất hiện thực mà vẫn dạt dào cảm xúc trong thơ. Vội vàng mở đầu ngay bằng những khát vọng về tình yêu cuộc đời đầy cháy bỏng, tha thiết:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Đó là khát vọng quá ngông cuồng, phi lí của nhân vật trữ tình. Làm sao tắt nắng? Làm sao buộc gió? Ấy là quy luật của tạo hóa, tự nhiên. Chủ thể trữ tình lại muốn can thiệp, muốn đoạt quyền để tự mình ngưng đọng thời gian. Mấu chốt của khát vọng ấy là giữ lại được hương sắc cuộc đời để mà tận hưởng, đắm chìm. Sẽ không có gì là ngạo mạn hay hoang đường, khi điều đó được xuất phát từ một tình yêu lớn lao với cuộc sống. Thể hiện tình yêu ấy qua khát vọng này, nhà thơ đã “tuyên ngôn” cho một lẽ sống mang đậm tính triết lý nhân sinh.

Nhưng lẽ yêu đời, yêu người không dừng lại ở khát vọng mà ở hiện thực cuộc sống với những vấn đề trái ngược, đối lập nhau. Xuân Diệu khao khát cuộc sống này là bởi vì nó đẹp, đẹp như một chốn thiên đường ngay trên mặt đất nhưng lại đầy lo sợ, run rẩy trước sự trôi chảy nghiệt ngã của thời gian sẽ cuốn phăng đi tất cả những vẻ đẹp đó. Bởi vậy, phần tiếp theo của bài thơ là sự giãi bày, tranh biện của Xuân Diệu về cuộc sống, về thời gian để thổ lộ tình yêu tha thiết của mình. Ông đã tự trả lời cho câu hỏi vì sao lại muốn tắt nắng, buộc gió bằng đoạn thơ:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

Nếu lướt qua, người đọc tưởng mình đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh nào đó. Nhưng chợt nhận ra, đó toàn là những thứ rất gần gũi, thân thuộc, ngay xung quanh mình: ong bướm, hoa đồng nội, lá, yến anh,…. Xuân Diệu chỉ thêm một động tác là thổi hồn vào đó những gì căng tràn, mơn mởn, tươi non nhất của sắc xuân và hơi thở ngây ngất, quyến rũ của tình yêu, làm cho vạn vật đẹp đẽ, giàu sức sống ở thời khắc xuân thì. Các điệp từ của, này đây và thủ pháp liệt kê đã biến tất cả những thứ đơn sơ ấy trở thành một bữa tiệc của trần gian mà nhà thơ như ra sức vẫy gọi, mời chào. Thật không sai khi chứng kiến khung cảnh ấy lại nhớ đến lời của nhà phê bình Hoài Thanh nói: “Xuân Diệu đã đốt cảnh bồng lai, xua ai nấy về hạ giới”. Bởi vậy mới cho rằng, Xuân Diệu là nhà thơ của trần thế, ông không kiếm tìm vẻ đẹp ở đâu xa xôi, ở những thứ cao sang, quý phái. Chính sự đơn thuần, mộc mạc gắn bó với cuộc đời ấy đã làm tình yêu cuộc sống của nhà thơ mang đậm tính triết lý nhân sinh.

Và trong khoảnh khắc mê đắm khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống ấy, nhà thơ vẫn không quên dành tình yêu cho con người. Ở Vội vàng con người không hiện lên bằng hình hài, chân dung, số phận nào cụ thể. Chỉ thông qua một cách so sánh đặc biệt để nhà thơ đưa ra một quan niệm thẩm mĩ mới mẻ, độc đáo, khác xưa:

– Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

– Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Ánh sáng, tháng giêng là những thứ thuộc về tự nhiên. Mà trước đây, mọi cái đẹp đều lấy chuẩn mực từ tự nhiên. Nhưng nay Xuân Diệu lại nhìn thấy thứ ánh sáng buổi bình minh lóe lên lại đẹp như cái chớp hàng mi của người thiếu nữ, hay tháng giêng – tháng của mùa xuân lại ngon như một cặp môi gần. Lấy con người là thước đo cho mọi cái đẹp, sự hoán đổi thú vị mà vô cùng hợp lý này đã tạo ra cho nhà thơ một quan niệm thẩm mĩ đầy mới mẻ và có ý nhĩa nhân sinh sâu sắc. Đó là cách nhà thơ tự khẳng định, đề cao và tôn vinh con người. Không phải là thứ gì khác, con người mới chính là sản phẩm tuyệt vời, đẹp đẽ nhất của tạo hóa.

Thế nhưng thiên nhiên, con người dẫu đẹp đến đâu cũng không thể chống lại được quy luật của thời gian. Xuân Diệu đã dùng cả một đoạn thơ dài như lời tranh biện hăng say để nói lên sự nghiệt ngã trong quy luật ấy. Ông nhìn thấy, thậm chí cảm thấu được từng bước đi của nó. Nên trong hơi thở của sự sống, nhà thơ như một “bậc tiên tri” dự cảm những điều “chẳng lành” mà thời gian đem lại. Vẫn là mùa xuân, nhưng không còn tươi non, mơn mởn nữa, mà giờ đây xuân càng tới nghĩa là xuân càng qua, xuân càng non nghĩa là xuân đang già. Tại sao Xuân Diệu lại lo sợ đến mức run rẩy như thế? Hóa ra bấy lâu nay thời gian đâu có tuần hoàn như người ta tưởng, nó vẫn lặng lẽ trôi đi và cuốn phăng mọi thứ mà không bao giờ trở lại. Mỗi phút trôi qua là một điều mất mát, với đời người là sự rút ngắn thời gian sống trên cuộc đời. Minh chứng cho điều ấy, nhà thơ bẽ bàng chỉ ra hiện thực: lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật, tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại. Bao nhiêu niềm tiếc nuối, ngậm ngùi lan tràn sang cả cảnh vật thiên nhiên. Đất trời, sông núi, cỏ cây, chim muông đều trong tình cảnh tan tác, chia lìa bởi nghịch cảnh mang tên thời gian. Nhà thơ đã thay lời cho biết bao nhiêu hồn ham sống để “cảnh báo” mọi người về quy luật khắc nghiệt của thời gian. Nhiều người nói rằng, rốt cuộc Xuân Diệu cũng như bao nhà thơ mới khác, có yêu đời đến đâu cũng vẫn lo lắng, sợ hãi để rồi buồn thương, chua xót, ngậm ngùi. Vội vàng có điều ấy nhưng nó không khiến người ta chán nản, lo âu mà như một lời nhắc nhở về thái độ sống sao cho đúng trước những vấn đề bất trắc của cuộc đời. Như cách nhìn về thời gian đầy tính mất mát trong bài thơ này, ông đã bộc lộ rất sâu sắc quan điểm có tính triết lý nhân sinh.

Chính vì thế, Vội vàng không phải là một bài thơ buồn, càng không phải là một bài thơ nặng nề, ảo não những suy tư. Ngược lại, nó vô cùng khí thế, sục sôi, nhờ những lời giục giã mạnh mẽ của nhà thơ đối với mọi người về lẽ sống vội vàng. Thơ Xuân Diệu thường luôn căng tràn nhiệt huyết sống, nhiệt huyết yêu, đến với Vội vàng người đọc lại càng có ý thức yêu và sống sao cho đúng đắn. Nhà thơ nhắn nhủ:

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm

-Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào người.

Ý nghĩa nhân sinh của bài thơ được tạo nên từ lời giục giã mọi người hãy “lên đường” để sống. Xuân Diệu khuấy động người ta bằng cách đưa ra hàng loạt những trạng thái sống mãnh liệt nhất. Nào ôm, nào riết, say, thâu và cả cắn nữa. Ông không bỏ lỡ một phút sống nào. Xuân Diệu cuống quýt, vồ vập nhưng không xuề xòa hay tùy tiện. Nếu để ý, ông giục giã mọi người hãy sống vội vàng vào những khoảnh khắc, thời điểm đáng sống nhất. Cho nên khi sự sống mới bắt đầu mơn mởn, mây đưa gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn nhiều… không được để lãng phí. Những giây phút ấy phải sống toàn tâm, toàn trí, sống toàn hồn. Triết lý nhân sinh nằm ngay ở lời giục giã ấy như thế. Con người vì cuộc sống mà có lúc xao lòng, mềm yếu, chán nản… nhưng khi ở vào mỗi khoảnh khắc, nhất là thời tuổi trẻ phải sống sao cho đáng sống, để không bao giờ phải nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời, cũng không còn phải tôi muốn tắt nắng đi, buộc gió lại.

Giá trị lớn nhất của triết lý nhân sinh là giúp chúng ta nhận ra con người là một hiện hữu, chấp nhận đời sống của con người là một thực tại sinh tồn. Vội vàng. chỉ là một bài thơ chứ không phải một báo cáo triết học. Nhưng Xuân Diệu qua tác phẩm này cũng vô cùng xứng đáng được liệt vào hàng ngũ những người có tư duy triết học lớn. Thi phẩm giúp người ta nhận ra một lẽ sống, giúp chúng ta nhận ra mình sống để làm gì, con người có vai trò, ý nghĩa giá trị ra sao… Đó chính là triết lý nhân sinh mà nhà thơ gửi gắm, nó đưa tác phẩm vượt xa khỏi giới hạn của một bài thơ. Chắc chắn bao thế hệ bạn đọc đã qua và mai sau sẽ vẫn cảm nhận được giá trị to lớn bắt nguồn từ triết lý nhân sinh mà nhà thơ Xuân Diệu đã thể hiện trong tác phẩm Vội vàng..

Phân tích Triết lý sống vội vàng trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – mẫu 2

Bàn về văn chương nghệ thuật, Tố Hữu đã có một ý kiến rất hay: “Mỗi sáng tác văn học chân chính đều là một đề nghị về cách sống”. Như vậy có nghĩa là mỗi tác phẩm chính là nơi biểu hiện cao nhất quan điểm nhân sinh của người nghệ sĩ. Đến với “Vội vàng”, ta sẽ được bắt gặp một nhân sinh quan mới mẻ của Xuân Diệu – nhà thơ của “niềm khát khao giao cảm với đời”.

Đọc thêm:  Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em lớp 6 - VnDoc.com

Đọc bài thơ, ngay từ tên đề, người ta đã thấy ẩn chứa biết bao ý nghĩa. Đó là lời đề nghị về một cách sống mà Xuân Diệu gọi tên ra là “Vội vàng”. Hãy xem đó là một quan niệm sống như thế nào? Nó có tác dụng hay ảnh hưởng gì đến cuộc sống của con người?

Thời xưa, người ta quan niệm: thời gian là tuần hoàn, bất biến. Năm này qua đi rồi năm khác lại đến cũng như cuộc đời con người là một vòng tròn mà sự nằm xuống chỉ là sự bắt đầu cho một kiếp sống khác, tốt đẹp hơn. Đến Xuân Diệu, ông đã mang đến cho chúng ta một quan niệm sống hoàn toàn mới mẻ: thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương quaXuân còn non nghĩa là xuân sẽ giàMà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất…”

Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong một năm, mùa mà khi mọi vật tốt tươi, đâm chồi nảy lộc, vươn lên đầy sức sống cũng như tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất của đời người, tuổi của những khát khao sống và nhựa sống tràn trề. Với một tâm hồn luôn khát khao tận hưởng và giao cảm, Xuân Diệu nhìn thấy mùa xuân, tuổi trẻ đẹp. Nhưng ngay từ trong hiện tại tươi non đã là một tương lai héo úa, ngay từ mùa xuân tươi đẹp đã thấy một mùa đông héo úa; ngay từ tuổi trẻ đã thấy sự già cỗi. Mà cuộc đời này thì lại như một thiên đường trên mặt đất:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa…”

Nếu như cùng thời, bất lực trước thực tại, nhiều người đã rũ bỏ hiện tại để chạy trốn thì Xuân Diệu hoàn toàn ngược lại. Thế Lữ giàu mình lên chốn bồng lai tiên cảnh, làm bạn với chị Hằng, với chú Cuội; Chế Lan Viên náu mình trong sự cô đơn, khát khao cô đơn: “Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh”; Vũ Hoàng Chương say để quên hết sự đời thì Xuân Diệu lại “đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”. Với ông, thế giới này là một thiên đường trên mặt đất, ngạt ngào hương sắc, thu hút lòng người, như một mâm tiệc đang lên hương, hấp dẫn như một người tình vậy. Nhận thức và quan niệm điều ấy, cái “sợi dây đàn” trong tâm hồn yêu sống và nhạy cảm ấy không cho phép mình sống bình thản mà đưa ra một quan niệm nhân sinh đầy mới mẻ: Sống là tận hưởng đã đầy những hương sắc của cuộc sống, của thiên đường trên mặt đất này sống là tận hưởng một cách trọn vẹn và gấp gáp những giá trị của cuộc sống, của tình yêu và tuổi trẻ bởi:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoànNếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạiCòn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãiNên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Và “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ /Em, em ơi, tình non đã già rồi” mà “thời gian không đứng đợi”. Sống để không chỉ tận hưởng một cách đã đầy, mà còn là tận hưởng một cách sống trọn vẹn và có ý nghĩa với cuộc đời.

Cắt nghĩa quan niệm nhân sinh này của Xuân Diệu có thể bắt nguồn từ khát khao của tác giả:

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi”

Những khát khao ấy là lành mạnh, những ước muốn níu giữ thời gian, níu giữ tuổi trẻ ấy thật cao đẹp nhưng không tưởng. Làm sao có thể làm thay cánh tay của tạo hoá sắp đặt? Vậy thì chỉ còn một cách:

“Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm”

Câu thơ vang lên với nhịp điệu gấp gáp con người như giục giã con người cùng chạy đua với thời gian. Ngày ngả sang chiều hôm cũng như con người sẽ dần bước sang tới đốc bên kia cuộc đời của mình, khi mà tuổi già đang ập đến. Ấy là cái mà sinh thời Xuân Diệu rất sợ. Ông giục giã lòng mình phải gấp gáp hơn để tận hưởng cuộc đời khi nó chưa bước sang cảnh “bóng xế” cũng là một điều dễ hiểu. Cách sống, lối sống đó thật lành mạnh:

“Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởnTa muốn riết mây đưa và gió lượnTa muốn say cánh bướm với tình yêuTa muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà nón nước, và cây và cỏ rạngCho chếnh choáng mùi thơmCho đã đầy ánh sángCho no nê thanh sắc của thời tươi”

Một loạt các từ “ta muốn” được điệp đi, điệp lại nhiều lần, liên tục, có tần số cao làm cho câu thơ như được dồn lên đến cao trào, và những ham muốn, những ước vọng lúc này đã oà ra hoàn toàn. Với quỹ thời gian ít ỏi của mình, nhà thơ muốn sống một cách trọn vẹn đã đầy, ôm trùm để tận hưởng tất cả “sự sống mới bắt đầu mơn mởn”, “mây đưa”, “gió lượn”… tất cả những gì đang tồn tại trên thiên đường trần thế này. Và cách sống ây thật mãnh liệt. Nhà thơ muốn “riết… say… thâu” để “chếnh choáng”, để “đã đầy”, để “no nê”, để được tận hưởng say sưa và trọn vẹn những gì là tươi đẹp nhất của cuộc sống này.

Mùa xuân, tuổi trẻ giống như một người con gái đẹp, kiều diễm mà nhà thơ sẽ luôn khát khao hướng tới và tận hưởng. Niềm khát khao ấy được bật lên thành tiếng: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Thật là một quan điểm nhân sinh mới mẻ, lành mạnh và trong sáng biết bao! Với quan niệm nhân sinh tích cực của mình, Xuân Diệu đã đem đến cho người đọc một quan niệm mới mẻ về cuộc sống và cách sống: Cuộc sống này chính là thiên đường trên mặt đất và trong sự chảy trôi của thời gian con người phải sống sao cho gấp gáp, “vội vàng” với đúng nghĩa của nó, sống vội vàng để từng phút giây trong cuộc đời mình không trôi qua vô nghĩa, để tận hưởng hết cái phần ngon lành của tuổi trẻ, của mùa xuân, của đời người. Cho đến ngày hôm nay, quan điểm này vẫn có một ý nghĩa tích cực trong việc giáo dục con người, đặc biệt là tầng lớp thanh niên: hãy sống sao cho có ý nghĩa với cuộc đời, với chính mình hãy sống sao cho sau này khỏi phải nuối tiếc vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí bởi thời gian một đi không trở lại và “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.

“Mỗi sáng tác văn học là một đề nghị về cách sống” và như thế có nghĩa là hôm nay và mãi mãi về sau quan điểm nhân sinh mới mẻ, lối sống tích cực để cuộc đời mình có ý nghĩa của Xuân Diệu sẽ mãi có giá trị lớn lao trong lòng người đọc.

Phân tích Triết lý sống vội vàng trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – mẫu 3

Xuân Diệu một trong ba đỉnh cao của phong trào Thơ Mới, ông được đánh giá là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Đạt được danh vị như vậy không chỉ bởi những vần thơ mới mẻ, cách luật so với thơ cũ, mà còn bởi những triết lí nhân sinh hết sức mới mẻ trong thơ ông. Vội vàng được trích từ tập thơ đầu tay của Xuân Diệu, nhưng đã thể hiện những quan điểm triết lí nhân sinh mới mẻ, đúng đắn của chàng trai khi tuổi đời mới 22.

Triết lí nhân sinh là những quan niệm của tác giả về thế giới, con người và vạn vật. Mỗi người sẽ có những quan niệm nhân sinh khác nhau. Đối với Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng triết lí nhân sinh của ông chính là lối sống tận hưởng, tận hiến cho cuộc đời. Và nó được thể hiện đầy đủ, trọn vẹn từ đầu cho đến cuối tác phẩm bằng một giọng văn nhiệt huyết, sôi nổi, thẫm đẫm cảm xúc trữ tình.

Trước hết Xuân Diệu quan niệm thiên đường không ở đâu xa, mà chính ở ngay cuộc sống trần thế này.

Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rì….Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

Bằng lòng yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên tha thiết, Xuân Diệu đã đưa người đọc vào một khu vườn mùa xuân đầy màu sắc, âm thanh và ánh sáng: đồng nội xanh rì của lá non, cành tơ phơ phất trước gió, là khúc tình si hòa trong không gian mơn mởn sức sống, là ánh sáng ngập tràn khắp nơi. Vẻ đẹp đó đã được ông hữu hình hóa bằng hình ảnh hết sức cụ thể: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Một khái niệm thuộc về sự trừu tượng, dưới con mắt của Xuân Diệu đã được hữu hình hóa, cụ thể hóa bằng cặp môi mọng đầy, căng tràn của người thiếu nữ. Bằng đôi mắt “xanh non” “biếc rờn” Xuân Diệu đã khám phá và khẳng định trốn thần tiên chẳng ở đâu xa, mà hiện hữu ở chính cuộc sống này. Đây là quan niệm hết sức mới mẻ và chính xác, trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, không ít nhà thơ, nhà văn lãng mạn thoát li thực tại để trở về quá khứ (Nguyễn Tuân) hay lẩn tránh vào thế giới siêu nhiên, ma quái (Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử) thì Xuân Diệu lại nhận thấy vẻ đẹp đích thực của cuộc sống trần thế. Nó thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh, tiến bộ và tích cực của ông.

Không chỉ vậy, ông còn quan niệm trong cuộc sống trần thế, con người là thứ đẹp nhất và đặc biệt là trong độ tuổi của tình yêu. Nếu như thơ xưa luôn lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp: “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” “Làn thu thủy nét xuân sơn” (Truyện Kiều Nguyễn Du) thì đối với Xuân Diệu con người là đẹp nhất, là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp trong cuộc sống. Khu vườn mùa xuân đã biến thành khu vườn của tình nhân, của tình yêu ngập tràn. Trong khu vườn ấy có ong bướm lượn từng đàn trong ngày tháng mật hạnh phúc, có những đóa hoa tươi trong đồng nội xanh rì,.. đâu đâu sự vật cũng gắn kết, hòa quyện với nhau. Thi nhân từ chỗ cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân đã chuyển thành kẻ tình nhân si tình trong khu vườn tình yêu. “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” là một hình ảnh so sánh lạ, sử dụng phép tương giao của thơ phương Tây, họ cho rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có sự tương giao với nhau, nếu tháng giêng là cứ căng mọng, tràn trề nhựa sống của mùa xuân, thì cặp môi chính là biểu hiện của thanh xuân, của tuổi trẻ. Bằng sự hữu hình hóa các khái niệm trừu tượng, Xuân Diệu đã hữu hình hóa để tận hưởng vẻ đẹp mùa xuân một cách rõ nét, trọn vẹn. Đây tiếp tục là quan niệm nhân sinh mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu, con người là chuẩn mực của mọi cái đẹp.

Và cuối cùng, trước cuộc sống quá đỗi đẹp đẽ như vậy con người phải biết tận hưởng trọn vẹn, không chỉ vậy còn phải tận hiến thanh xuân của mình cho cuộc đời. Xuân Diệu rất nhạy cảm trước sự chảy trôi của thời gian, bởi ông ý thức được thời gian trôi đi là không bao giờ trở lại.

“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ giàMà xuân hết nghĩa là tôi cũng mấtKhông cho dài thời trẻ của nhân gianNói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoànCòn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãiNên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”.

Thời gian không tuần hoàn, mà chảy trôi một đi không trở lại, cũng giống như tuổi xuân của con người, chúng ta chỉ có một đời người, một thanh xuân, làm sao có thể đảo ngược thời gian để sống lại một lần nữa cảm xúc nồng cháy của thanh xuân. Bởi vậy tôi mới “bâng khuâng” “tiếc cả đất trời”. Chính vì hiểu được sự chảy trôi của thời gian nên hình thành trong Xuân Diệu khát vọng sống cuống quýt đến mức vồ vập: tôi muốn ôm, ta muốn riết, ta muốn say, ta muốn thâu. Càng về sau ước muốn càng trở nên mãnh liệt, “tham lam” một cách đáng yêu, “thâu” tất cả sự sống, cái đẹp, tình yêu trong một nụ hồn say đắm, nồng nàn để cho “chếnh choáng” “đã đầy” “no nê” thanh sắc, hương thơm của cuộc đời. Ông dang rộng vòng tay, mở tung cảm xúc của bản thân để đón nhận những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời vào lòng. Và cuối cùng là hành động đầy mạnh bạo, một lời mời gọi đầy tha thiết: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”.

Để thể hiện triết lí nhân sinh mới mẻ của mình, Xuân Diệu đã sử dụng thành công hình ảnh biểu tượng mùa xuân gắn liền với tuổi trẻ. Mùa xuân chính là tuổi trẻ, thanh xuân, là hạnh phúc, là tình yêu. Bên cạnh đó ông cũng sử dụng biện pháp so sánh, điệp từ, các động từ mạnh, lối chuyển đổi cảm giác độc đáo, góp phần tạo nên sự thành công trong tác phẩm.

Xuân Diệu quả xứng danh là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Ngay từ tập thơ đầu tay với bài Vội vàng ông đã thể hiện quan niệm nhân sinh mới mẻ của mình, đó là tình yêu vào cuộc sống trần thế và đề cao con người. Đây là quan niệm nhân sinh tiến bộ và đầy tính nhân văn. Nó cho thấy nhân sinh quan lành mạnh, tích cực của một con người luôn sống hối hả, gấp gáp để tận hưởng, tận hiến cho cuộc đời.

Phân tích Triết lý sống vội vàng trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – mẫu 4

Độc giả yêu thơ chắc hẳn không ai không biết thi sĩ lừng danh Xuân Diệu và không bị cuốn hút bởi thi phẩm độc đáo Vội vàng của ông? Vì Vội vàng được tạo nên bởi một nhà thơ mới nhất trong tất cả các nhà Thơ mới, giàu giá trị nghệ thuật và đặc biệt là giàu ý nghĩa nhân sinh mới mẻ.

Chúng ta nhận thấy, trong lớp trẻ hiện nay ai đó còn có những quan niệm lệch lạc về cuộc sống. Sống tự do vô kỷ luật, sống buông thả, vô trách nhiệm, sống gấp, sống vội, lạnh lùng, vô cảm…và đặc biệt là ý thức tự giáo dục rất thấp… Có không ít bạn trẻ đang lúng túng không biết nên hiểu về quan niệm nhân sinh trong thời hiện đại như thế nào? Nhưng, có một sự thật là khi được học bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu các em đều cảm thấy tâm đắc và dường như đã tìm thấy một lời giải đáp cho quan niệm sống đúng đắn của mình.

Trong lời giới thiệu Thơ của Xuân Diệu , Thế Lữ viết; “Thơ ông dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” với một lòng yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt. Cho nên, ngay từ đầu bài thơ “Vội vàng”, thi sĩ dã trưng bày ra trước mắt ta bức tranh cuộc sống trần thế tràn ngập âm thanh, tràn ngập màu sắc, tràn ngập ánh sáng:

Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi buổi sáng thần vui hằng gõ cửaTháng giêng ngon như một cặp môi gần…

Mỗi câu thơ dựng lên 1 vẻ đẹp của cuộc đời khiến người đọc thấy trần thế phong phú quá, tràn đầy quá, hấp dẫn quá! Mật ngọt của ong bướm, hoa lá của đồng nội, khúc nhạc tình của chim chóc, ánh sáng của bình minh, mùa xuân của đất trời, đôi môi của thiếu nữ…Những âm thanh, hình ảnh ấy như vừa mới từ cuộc sống tràn vào thơ nên còn tươi nguyên, nóng hổi. Nó tác động trực tiếp vào giác quan của người đọc như mời gọi, như quyến rũ!

Đoạn thơ như một phép liệt kê. Nhà thơ như đang kể, đang đếm, đang tính tất cả vẻ đẹp của cuộc đời với một cảm xúc hăm hở. Song, liệt kê mà vẫn không gây cảm giác nhàm chán, đơn điệu bởi lẽ mỗi câu thơ dựng lại một vẻ đẹp riêng của cuộc sống, sự phát hiện vẻ đẹp của nhà thơ càng về sau càng tinh vi. Quả thật, Xuân Diệu đã viết về cuộc sống với tất cả tấm lòng đam mê dào dạt. Ta cảm thấy những câu thơ như tuôn thẳng ra từ tâm hồn và máu thịt của ông. Câu nọ xọ câu kia, ý nọ xọ ý kia không ngừng, không nghỉ như những đợt sóng vô hạn, vô hồi. Rồi điệp ngữ “này đây” vừa như tiếng reo vui sướng, háo hức, vừa như lời mời gọi tha thiết. Xuân Diệu như muốn đem tất cả cuộc đời mà trao tặng, mà dâng hiến cho loại người!

Ẩn đằng sau bức tranh tươi mới tràn đầy của cuộc đời, ta bắt gặp 1 quan niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực của nhà thơ. Có thể nói “Vội vàng” là bài ca về tình yêu cuộc sống. Là lời kêu gọi mọi người hãy tìm thấy cái đẹp, cái hạnh phúc ngay ở cuộc sống trần thế. Cuộc đời này rất đẹp, rất đáng sống. Vậy thì hãy sống hết mình, sống thật mạnh mẽ, hãy biết tận hưởng tất cả những gì mà cuộc đời ban cho! Đây là quan niệm sống mang tính nhân bản sâu sắc, đối lập hoàn toàn với tư tưởng thoát li, bi quan của các nhà Thơ mới đương thời hay của một số bạn trẻ hiện nay!

Đọc thêm:  Hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Chiều tối

Nhưng cũng chính vào lúc Xuân Diệu cảm nhận hết cái đẹp, cái hấp dẫn, cái đáng sống của cuộc đời cũng là lúc ông buồn cho sự ngắn ngủi của kiếp người. Giọng thơ háo hức, reo vui vụt tắt, đoạn thơ khép lại bằng cảm giác hụt hẫng, buồn bã: “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”! Thi sĩ cảm nhận rất rõ quy luật nghiệt ngã của thời gian:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương quaXuân còn non nghĩa là xuân sẽ giàMà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất .

Với Xuân Diệu, thời gian không bao giờ là đại lượng vô hình. Nó in rõ dấu ấn trên mọi sự vật. Ở đây, thời gian được ông cụ thể hoá qua bước đi và sự tàn tạ của mùa xuân. Cuộc sống là sự vận động không ngừng, không một ai, không một cái gì có thể đứng yên. Thời gian không chờ đợi, ngày đang tới nghĩa là ngày sẽ qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già. Vậy, con người phải chạy đua với thời gian, phải chiến thắng thời gian mà sống. « Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân » mà luyến tiếc mùa xuân ngay giữa mùa xuân. Đó là lối sống quý trọng thời gian, đón trước thời gian !

Đỉnh cao của sự lo sợ tiếc nuối được thể hiện trong 2 câu thơ:

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãiNên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời

Thế giới vĩnh viễn vô cùng mà đời người thì có hạn, tuổi xuân vô cùng ngắn ngủi. Đó là quy luật nghiệt ngã muôn đời. Nó như những giọt băng giá nhỏ xuống tâm hồn đang độ nồng cháy nhất khiến thi sĩ kêu lên một cách thất vọng : Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất ! Tuy nhiên nỗi buồn của Xuân Diệu không đem lại cho người đọc cảm giác buông xuôi, chán nản. Mà ngược lại , nó kích thích lòng ham sống, kêu gọi con người hãy sống thật mạnh mẽ, sống hết mình, chạy đua với thời gian mà sống ! Ko tắt được nắng đi, ko buộc được gió lại. Vậy thì chỉ còn 1 cách « Mau đi thôi/ mùa chưa ngã chiều hôm » ! Thi nhân như muốn ôm cả đất trời, muốn thu nhận vào lòng mình tất cả âm thanh, hình ảnh, màu sắc, cảm giác của cuộc sống cho thật no nê, cho thật thoả mãn ! Cảm xúc nồng nàn, mãnh liệt đó tác động trực tiếp vào giác quan người đọc : Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởnTa muốn riết mây đưa và gió lượnTa muốn say cánh bướm với tình yêuTa muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước và cây và cỏ rạngCho chuếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sángCho no nê thanh sắc của thời tươiHỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi !

Vội vàng chính là cốt lõi của quan niệm sống, quan niệm ứng xử với thời gian và cuộc đời của Xuân Diệu. Ở đây, vội vàng không phải là hành động hay trạng thái nhất thời mà là những triết lí sống xuất phát từ sự nhận thức sâu sắc về giá trị của đời sống, giá trị của thời gian. Người đọc còn tìm thấy được sự tương đồng trong quan niệm của Xuân Diệu với phương châm sống tích cực của nhiều bạn trẻ hiện nay đó là « Cống hiến hết mình và hưởng thụ tối đa ». Hiểu Xuân Diệu, yêu Vội vàng, tin chắc rằng độc giả yêu thơ sẽ không thể đứng yên mà sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực ! Biết quý trọng thời gian để làm những việc có ích cho đời. Biết yêu cuộc sống, quý trọng vẻ đẹp, hưởng thụ niềm vui ngay trong cuộc đời trần thế này nhưng cũng phải biết cống hiến tạo ra giá trị có ích cho đời. Có ý thức khẳng định cái Tôi cá nhân, khẳng định vai trò, tài năng, quyết tâm thực hiện lí tưởng và mục đích sống. Tránh xa lối sống thu mình, nhạt nhẽo, bàng quan. Đó chính thông điệp mang ý nghĩa nhân sinh tích cực mà nhà thơ muốn gửi gắm tới chúng ta. Đó chính là giá trị đích thực của thơ ca mang lại cho cuộc sống.

Phân tích Triết lý sống vội vàng trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – mẫu 5

Quan niệm nhân sinh mới mẻ trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu. Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Nhắc đến Xuân Diệu ta không thể không nhắc tới bài thơ “Vội vàng”. Đây là một thành công xuất sắc của Xuân Diệu cả về phương diện nghệ thuật lẫn nội dung. Đọc bài thơ ta sẽ thấy một quan niệm nhân sinh mới mẻ và tiến bộ chưa từng có trong văn học trung đại Việt Nam.

Bài thơ mở đầu bằng bốn câu thơ ngũ ngôn chứa đựng những khát vọng mãnh liệt và táo bạo của thi nhân:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Bốn câu đầu có lẽ là độc đáo nhất trong bài thơ vì chỉ riêng nó là thể ngũ ngôn. Nó là thể thơ phù hợp cho việc thể hiện những cảm xúc vồ vập của Xuân Diệu bởi câu thơ ngắn lại giàu nhịp điệu. Điệp ngữ “tôi muốn” được nhắc lại hai lần cùng với đó là hai động từ mạnh “tắt, buộc” đã làm nổi bật cái tôi khao khát của nhà thơ. Đó là khao khát “tăt nắng, buộc gió” để giữ lại màu hoa “Cho màu đừng nhạt mất” để giữ lại sắc hương “cho hương đừng bay đi”. Một khát vọng chiếm đoạt quyền năng của tạo hóa để buộc hương hoa tươi thắm mãi bên đời. Ngông cuồng hơn cả là nhà thơ muốn vũ trụ ngừng quay, thời gian dừng lại để thi nhân tận hưởng được những phút giây tuổi trẻ của đời mình. Bởi nhà thơ sợ“tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”, sợ “đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn”. Suy cho cùng khát vọng ấy của Xuân Diệu thật ngông cuồng nhưng cũng rất hợp lí. Có được khát vọng ấy là nhà thơ nhận thấy cuộc sống này thật đẹp, thật đáng sống biết bao!

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Thiên nhiên như một bữa tiệc trần gian đầy những thực đơn quyến rũ: Ở đó có cảnh ong đưa và bướm lượn, tình tứ ngọt ngào như “tuần tháng mật”. Màu hoa trở nên thắm sắc ngát hương hơn “giữa đồng nội xanh rì”. Cây cối nảy lộc đâm chồi tạo nên những “cành tơ” với những chiếc lá tươi non phất phơ tình tứ. Điểm vào phong cảnh ấy là tiếng hót đắm say của loài chim yến anh đã tạo nên “khúc tình si”say đắm lòng người. Và cuối cùng Xuân Diệu đã kết lại bức tranh mùa xuân bằng một câu thơ đầy gợi cảm “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Đây là một cách so sánh đầy gợi cảm, có một chút nhục cảm. Tháng giêng thanh tân, diễm lệ, đầy ánh sáng, màu sắc, âm thanh và hương thơm trở thành “cặp môi gần” rất “ngon, ngọt” của người tình nhân. Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất của đời người. Và chắc chắn phần ngon nhất của người thiếu nữ là bờ môi chín mọng kia. Để rồi thi sĩ phải thốt lên rằng:

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

Trong một câu thơ mà thi sĩ có hai tâm trạng “Tôi sung sướng” – “Nhưng vội vàng một nửa”. Dấu chấm ở giữa câu đã phân tách nhà thơ thành hai nửa: nửa sung sướng và nửa vội vàng. Tâm trạng “sung sướng” là tâm trạng: hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, tươi vui đón nhận cuộc sống bằng tình cảm trìu mến, thiết tha gắn bó. Còn “vội vàng” là tâm trạng tiếc nuối bởi nhà thơ sợ tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau tới. Vì thế dù đang sống trong mùa xuân nhưng thi nhân đã cảm thấy tiếc nuối mùa xuân ngay khi đang ở trong mùa xuân “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Tâm trạng đó bắt nguồn từ một quan niệm mới mẻ về thời gian.

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời ”

Chữ “Xuân” được điệp đi điệp lại nhiều lần như một điệp khúc thiết tha. “Xuân” ấy vừa là xuân của đất trời vừa là “xuân” của cuộc đời, của tuổi trẻ. Mỗi lần nhắc lại là mỗi lần ta bắt gặp cái ngậm ngùi của thi nhân. Xuân của thiên nhiên thì còn mãi mà “xuân” của đời người đã “hết” thì “tôi cũng mất”. Dù lòng yêu có “rộng” đến bao nhiêu thì “lượng trời” vẫn cứ chật. Nên “tuổi trẻ nhân gian” không thể “dài” thêm mãi. Vũ trụ có thể vĩnh viễn, mùa xuân rồi cũng tuần hoàn nhưng tuổi xuân của con người chỉ có một lần, đã qua là qua mãi. Cho nên Xuân Diệu đã nồng nhiệt phủ định:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!”

Thước đo thời gian của thi sĩ là tuổi trẻ. Tuổi trẻ một đi không trở lại “chẳng hai lần thắm lại” thì làm chi có sự tuần hoàn! Trong cái mênh mông của đất trời, cái vô tận của thời gian, sự có mặt của con người thật là ngắn ngủi, hữu hạn. Nghĩ về tính hạn chế của kiếp người, Xuân Diệu đã đem đến một nỗi ngậm ngùi thật mới mẻ:

“Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Đọc hai câu thơ, ta cảm nghe rất rõ tiếng thở dài bất lực của thi nhân. Ta nghe rõ cả cái bâng khuâng, nuối tiếc của nhà thơ phả vào đất trời. Dường như trước mắt người đọc là cả một trời tiếc nuối. Tâm trạng ấy của Xuân Diệu ta cũng bắt gặp trong bài thơ “Giục giã”:

“Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn

Vừa xịch gối chăn mộng vàng tan biến

Dung nhan xê động sắc đẹp tan tành

Vàng son đang lộng lẫy buổi chiều xanh

Vừa ngoảnh lại cả lầu chiều đã vỡ”

Phải chăng vì quá yêu mến tuổi trẻ mà từ sự nuối tiếc ấy, thi nhân đã “thức nhọn giác quan” để sống “toàn tâm, toàn ý, sống toàn hồn” mà “say”, “thâu”, “hôn”, “cắn” cho kỳ hết những hương nồng của tuổi trẻ ?

Ta muốn ôm!

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi

Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!

Ba chữ Ta muốn ôm như phơi bày ra hết sự ham hố và cuồng nhiệt của Xuân Diệu với cuộc sống trần thế. Nếu như mở đầu bài thơ, nhà thơ xưng tôi với ước muốn táo bạo tắt nắng buộc gió, thì ở đoạn cuối này cái tôi đó đã hào vào cái ta chung để tận hưởng hết những hương sắc của cuộc đời.

Ngay sau đó là câu thơ thể hiện sự tươi non của cả cuộc sống mới bắt đầu mơn mởn. Từ láy mơn mởn được nhà thơ dùng rất gợi cảm và giàu ý nghĩa. Nó cho ta thấy các sự vật, cây cối đang ở độ non mướt, tươi tốt, đầy sức sống khiến cho thi nhân tràn lên khao khát.

Điệp ngữ ta muốn được lặp đi lặp lại như một nhịp điệu hối hả, như hơi thở gấp gáp của thi nhân. Chứng tỏ Xuân Diệu đang nồng nhiệt đến rối rít, cuống quýt như muốn cùng một lúc giang tay ôm hết cả vũ trụ cả cuộc đời, mùa xuân vào lòng mình. Đồng thời nó còn nói lên được cái ham muốn khát thèm đến hăm hở, cuồng nhiệt của nhà thơ. Mỗi một lần khao khát “ta muốn” là một lần kết hợp với một động từ chỉ trạng thái yêu thương mỗi lúc một mạnh mẽ, nồng nàn hơn “ôm- sự sống”, “riết- mây đưa, gió lượn”, “say- cánh bướm, tình yêu”, “thâu- cái hôn nhiều”, để cuối cùng là một tiếng kêu của sự cuồng nhiệt, đắm say, thể hiện niềm yêu đời, khát sống chưa từng có trong thơ ca Việt Nam: Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!

Thi nhân muốn ôm hết vào lòng mình mây đưa và gió lượn, muốn say đắm với cành bướm tình yêu, muốn gom hết vào lồng ngực trẻ trung ấy một cái hôn nhiều. Muốn thu hết vào hồn nhựa sống dạt dào “và non nước và cây và cỏ rạng”. Để rồi nhà thơ như con ong bay đi hút nhụy đời cho đến say “chếnh choáng” hút cho đã đầy ánh sáng, cho “no nê thanh sắc của thời tươi” mới lảo đảo bay đi.

Với ngôn từ vừa táo bạo, mới mẻ, vừa đặc sắc, tinh tế, những hình ảnh rất mới lạ, rất tây, nghệ thuật trùng điệp trong diễn tả …Bài thơ đã đưa ra một quan niệm sống tích cực của Xuân Diệu: Phải biết tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời, sống mãnh liệt, sống hết mình, sống nồng nàn, say mê. Hiểu một cách đúng đắn quan niệm này có nghĩa là mỗi người cần phải sống hết mình với cuộc sống hôm nay, sôi nổi, chân thành và tha thiết với đời. Chính vẻ đẹp của con người sẽ làm nên vẻ đẹp bất tử cho cuộc đời.

Phân tích Triết lý sống vội vàng trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – mẫu 6

Hoài Thanh viết “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết”. Tất cả những nhận định ấy đều hoàn toàn ăn khớp với Vội vàng, một trong những tác phẩm hay nhất của Xuân Diệu giai đoạn trước Cách mạng tháng tám. Thế nhưng có phải người thi sĩ chỉ nông cạn, ham muốn hưởng thụ cho sung sướng cuộc đời đâu, mà ẩn sau những vần thơ nồng nàn tha thiết ấy là cả một hệ thống những triết lý nhân sinh sâu sắc về mùa xuân, về đời người, về tuổi trẻ, là đại diện cho một hồn thơ với tam quan sâu rộng và tinh tế. Điều ấy khiến người đọc thơ lần đầu thì bật cười vì thơ Xuân Diệu bốc đồng và hồn nhiên quá, nhưng đọc lần nữa mới vỡ lẽ ra rằng, Xuân Diệu quả thật là một hồn thơ phức tạp và tinh vi vô cùng, càng đọc thêm người ta mới lại càng thấm thía nỗi suy tư, nỗi khát khao luôn rực cháy trong lòng người.

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận xét về Vội vàng và cả tập Thơ thơ những lời rất tâm huyết: “Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống”. Triết lý nhân sinh trong Vội vàng bắt nguồn từ bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ, là tổng hòa của hai yếu tố mùa xuân và tình yêu. Ông khởi đầu bức tranh ấy bằng những khao khát và ước muốn có phần táo bạo, ngông cuồng, dường như muốn khống chế cả thiên nhiên trong bốn câu thơ đầu.

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi”

Rồi sau đó mới lại bắt đầu diễn giải cho cái ước muốn khác người ấy bằng một bức tranh thiên nhiên mùa xuân căng tràn nhựa sống, lúc này đây người ta mới vỡ lẽ ra rằng hóa ra Xuân Diệu của bốn câu thơ trên chẳng hề khó hiểu, chỉ bởi rằng mùa xuân trong đôi mắt người thi sĩ đẹp quá, khiến ông phải ích kỷ “tắt nắng”, “buộc gió” thậm chí muốn gói những cảm giác tuyệt vời ấy lại rồi giữ riêng mình thưởng thức cho thỏa tấm lòng khát khao.

“Của ong bướm này đây tuần trăng mật;Này đây hoa của đồng nội xanh rì;Này đây lá của cành tơ phơ phất;Của yến anh này đây khúc tình si.Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;”

Bức tranh mùa xuân hiện lên thông qua cảm nhận chủ quan của người thi sĩ có đầy đủ hương, sắc, và thanh âm, đó là cảnh ong bướm vờn nhau “tuần tháng mật”, cảnh hoa thắm tươi điểm tô “đồng nội xanh rì”, cảnh lá, cành mơn mởn phất phơ lả lướt, mềm mại, cùng với đó là thanh âm ngọt ngào của yến anh với “khúc tình si”. Và quan trọng nhất mùa xuân không thể thiếu đi ánh nắng nhàn nhạt, ấm áp phủ lên trên tất thảy, đó là thứ ánh sáng lung linh, rớt trên rèm mi của người con gái, trong trẻo và nhẹ nhàng, đó là thứ ánh sáng tiếp thêm nhiệt huyết cho tâm hồn người thi sĩ, để nhà thơ thấy càng yêu thêm mùa xuân, yêu thêm cuộc đời. Đối với Xuân Diệu, mỗi một ngày là một niềm vui mới, chỉ cần được sống, được quyện mình với mùa xuân là đủ, chẳng khác nào có “thần Vui hằng gõ cửa” trái tim, thức tỉnh người thi sĩ mau ra tận hưởng cảnh sắc mùa xuân tuyệt đẹp. Có thế mới thấy rằng, quan niệm về cái đẹp của Xuân Diệu đến từ những thứ rất đỗi thân thuộc xung quanh mỗi chúng ta, chẳng cần phải bắt chước cổ nhân mơ ước đến chốn niết bàn cực lạc, vui vầy thú thanh tao, cao nhã, thoát khỏi chốn trần gian đầy ải mới là hạnh phúc. Mà đối với nhà thơ hạnh phúc thực sự phải tới từ chính cuộc sống thực tại, mà ở đó con người phải biết trân trọng, tìm kiếm và cảm nhận vẻ đẹp tiềm tàng trong mỗi một sự vật, sự việc xung quanh chúng ta. Bởi suy cho cùng ta mơ về chốn thần tiên quyến lữ, nhưng có bao giờ đạt mộng ước, cái còn lại chỉ là sự thất vọng, ảo não ê chề, vậy nên hạnh phúc vẫn là nên được xây dựng từ chính cuộc sống thực tại.

Đọc thêm:  Phân tích hình tượng ông lão trong tác phẩm Ông già và biển cả

Nhưng đối với Xuân Diệu mùa xuân không chỉ đơn giản có thế, mùa xuân mà thiếu đi chút hương vị của tình yêu thì bức tranh cuộc sống trong thơ ông đã không còn đúng nghĩa. Đó chính là nét đặc sắc và cũng là triết lý nhân sinh khác của riêng Xuân Diệu, mùa xuân và tình yêu là hai khái niệm song hành. Ta nhận thấy rằng, dẫu có vẻ như tác giả chỉ đang đơn thuần tả cảnh mùa xuân bằng một giọng thơ hào hứng, sôi nổi, bằng sự tinh tế của giác quan, nhưng ẩn sâu trong đó chính là vẻ đẹp của tình yêu. Ong bướm say đắm bên nhau, ngọt ngào như mật, tựa đôi tình lữ chìm trong khoảnh khắc tân hôn, hoa với cỏ nơi đồng nội cũng có thứ hạnh phúc êm đềm, lá với cành có thứ tình yêu phong tình, lãng mạn, yến với anh nên thơ với “khúc tình si” ngọt ngào, hạnh phúc, còn riêng người thi sĩ dành cho mình mối tương tư với người thiếu nữ dưới nắng xuân, tươi trẻ, dạt dào sức sống. Có thể thấy, cảnh vật mùa xuân chan chứa tình yêu và hồn người thi sĩ lại càng chẳng bao giờ thiếu vắng tình yêu, ngoài cảm xúc lứa đôi thì nổi bật nhất vẫn là tình yêu với thiên nhiên với cuộc sống một cách tha thiết, nồng nàn. Thậm chí có đôi phần mãnh liệt nên mới có liên tưởng thú vị “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”, ngoài sự chuyển đổi cảm xúc từ giác quan, ta còn nhận thấy rằng Xuân Diệu đang so sánh mùa xuân với tình yêu, đang so sánh thiên nhiên với con người, mà đúng ra đó không phải là so sánh mà là sự kết hợp, tương quan chặt chẽ, là quan niệm của Xuân Diệu về mùa xuân, tình yêu và cuộc sống.

Nếu mười câu thơ đầu chính là đại diện cho vẻ ngoài của của một hồn thơ sôi nổi, đắm say và yêu đời tha thiết, thì phần thơ tiếp theo lại chính là những gì sâu sắc nhất trong tâm hồn Xuân Diệu. Mà ở đó ta thấy được những triết lý nhân sinh, những dẫn luận đầy tinh tế về mùa xuân, cuộc đời và quy luật của tạo hóa. Xuân Diệu chuyển từ cảm xúc bề nổi sang cảm xúc suy tư cũng tựa như một bản nhạc có khúc cao trào nhất, rồi dần chậm rãi đủ để thấm sâu vào hồn người, và trong Vội vàng cái khoảnh khắc giao thoa ấy nằm gọn ở hai câu thơ.

“Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửaTôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

Mạch thơ vốn đang vồn vã, yêu đời bỗng khựng lại, có thể nói dường như cả đoạn thơ sau là dùng để diễn giải cho một câu “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”, có gì mà nhà thơ phải vội vàng đến thế, có gì mà khiến một kẻ đang sung sướng ngất ngây phải cắt đôi cái phần sung sướng ấy để “vội vàng một nửa”? Đó là bởi Xuân Diệu đã ngộ ra quy luật tàn nhẫn của tạo hóa.

“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,Không cho dài thời trẻ của nhân gian,Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;”

Thiên nhiên, cụ thể là mùa xuân luôn có quy luật của mình đó là quy luật của thời gian, một năm 3 tháng mùa xuân, mỗi năm xuân đi rồi xuân đến, thế nhưng mùa xuân của con người nào có được như vậy. Y Vân viết rằng: “Anh ơi có bao nhiêu? 60 năm cuộc đời, 20 năm đầu, sung sướng không bao lâu, 20 năm sau, sầu vương cao vời vợi, 20 năm cuối là bao?”, tính ra con người đâu có được bao nhiêu mùa xuân, tất cả thoáng qua trong chớp mắt, một kiếp người cuối cùng cũng trở thành cát bụi, không tái sinh, không tuần hoàn. Đó đã là quy luật không thể thay đổi của tạo hóa, không một ai có thể chống lại bước đi lạnh lùng, tuyến tính của thời gian, dù rằng nó quá tàn nhẫn và xót xa. Thế nên với Xuân Diệu cuộc đời ngắn ngủi chưa đầy trăm năm ấy chẳng thể nào khiến ông mãn nguyện, ông luôn có một nỗi ám ảnh sâu sắc với thời gian và luôn luôn luyến tiếc vô cùng cái khung cảnh nhân gian, luyến tiếc cuộc đời, đặc biệt là luyến tiếc mùa xuân theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Vậy còn lý do gì mà Xuân Diệu không vội vàng, không khao khát, không ích kỷ nắm giữ, tận hưởng cuộc đời khi còn có thể? Từ quy luật của thời gian của tạo hóa Xuân Diệu đã mở ra một triết lý nhân sinh mới mẻ cho riêng mình, điều ấy thể hiện rất rõ ràng trong những câu thơ cuối.

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước, và cây, và cỏ rạng,Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sángCho no nê thanh sắc của thời tươi;- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Quay lại với nhịp thơ dồn dập, vội vàng, Xuân Diệu ra sức thúc giục “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm”, đi để mà thưởng thức hết những gì tuyệt vời của cuộc sống trước khi mùa xuân tàn, trước khi cuộc đời tàn. Có thể thấy rằng đến đây sau khi đã nhận thức một cách rõ ràng quy luật tạo hóa thì cái khao khát tận hưởng cuộc sống, tình yêu cuộc sống của nhà thơ lại càng trở nên mãnh liệt, say đắm và nồng nàn, thậm chí là hoang dại với câu kết “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Đó chính là cảm xúc thực của thi nhân, trước những thứ vô hình mà ta một lòng khát khao thì cái sự chiếm hữu lại càng tăng lên gấp bội, có lẽ rằng Xuân Diệu đang muốn thể hiện chủ quyền với mùa xuân hoặc đôi khi ông muốn nuốt “xuân hồng” vào bụng để vĩnh viễn được ở bên nó, tận hưởng cho thỏa thích cũng là điều có thể lý giải. Tóm lại rằng, triết lý nhân sinh của Xuân Diệu chỉ nằm vỏn vẹn trong mấy chữ: Hãy tận hưởng bằng tất cả tâm hồn và thể xác khi còn có thể!

Xuân Diệu là một hồn thơ trẻ muôn đời, với sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào và bền bỉ ông đã đóng cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị nhân văn sâu sắc. Đặc biệt trong Vội vàng người ta thấy được những triết lý nhân sinh mới mẻ về cái đẹp, về thời gian, và về cuộc đời thật đáng trân trọng, xuất phát từ một hồn thơ với tầm nhân sinh quan, giá trị quan, thế giới quan toàn diện và tinh tế vô cùng. Phải nói rằng yêu thơ Xuân Diệu, đọc thơ Xuân Diệu ta dường như thấy mình trẻ ra không biết bao nhiêu tuổi đời.

Phân tích Triết lý sống vội vàng trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – mẫu 7

Xuân Diệu là một nghệ sĩ tài năng đầy sáng tạo, có vai trò quan trọng trong quá trình hiện đại hóa thơ ca. Thơ ông là tiếng lòng của một con người luôn khao khát giao cảm với đời, say mê cái đẹp. Ông là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Một trong những bài thơ nổi tiếng được nhiều độc giả biết đến là “Vội vàng” thể hiện cái tôi cá nhân luôn khao khát tận hưởng cuộc sống, yêu đời mãnh liệt ẩn đằng sau tình yêu ấy là quan niệm triết lí nhân sinh sâu sắc về thời gian, tuổi trẻ, ccon người và vẻ đẹp cuộc sống được Xuân Diệu truyền tải từ bao đời nay vẫn còn nguyên giá trị.

Triết lí nhân sinh chính là những quan niệm có ý nghĩa đối với cuộc đời được mọi người đón nhận và tiếp thu một cách tích cực. Triết lí nhân sinh trong thơ ca được tác giả gửi gắm qua các hình ảnh thơ giàu giá trị, giàu cảm xúc nó không tự nhiên hiện lên mà ẩn ngầm sau lớp ngôn từ để người đọc tự phát hiện và tự chiêm nghiệm, khám phá.

Thứ nhất triết lí nhân sinh về thời gian. Nếu thơ xưa quan niệm thời gian là tuần hoàn, xoay vòng thì với Xuân Diệu đi ngược lại điều đó, ông cho rằng thời gian tuyến tính, một đi không trở về:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương quaXuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”.

Xuân ở đây là chỉ mùa xuân của thiên nhiên đất trời và mùa xuân của đời người là tuổi trẻ. Mùa xuân của vạn vật năm lần bảy lượt đến rồi lại đi còn cuộc đời con người chỉ có một lần tồn tại, chẳng bao giờ thắm lại lần hai. Bởi “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập lấy thời gian vô hạn của vũ trụ đối với thời gian hữu hạn của đời người. Với cặp từ đối: tới-qua, non-già của hai câu thơ cho thấy tác giả đang tô đậm sự trôi chảy mất mát của thời gian. Nhà thơ cảm nhận thấy điều ấy ngay cả khi nó vừa mới bắt đầu “Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt”, xuân đến cũng là xuân đang qua, xuân còn non rồi cũng sẽ già, sự vật qua đi ngay cả khi nó đang hiện hữu trong cuộc đời và không có gì là tồn tại mãi mãi. Qua đó cho thấy thái độ trân trọng từng khoảnh khắc sự sống và không lãnh phí thời gian của tác giả. Đó là phát hiện mới mẻ, là quan niệm nhân sinh sâu sắc mà thi nhân muốn gửi gắm.

Thứ hai triết lí nhân sinh về tuổi trẻ. Với ông trong cuộc đời của mỗi con người khoảng thời gian hạnh phúc nhất, tươi đẹp nhất là những năm tháng tuổi trẻ ngắn ngủi, thời gian tuổi trẻ lại đẹp nhất khi có tình yêu đó mới là hạnh phúc đích thực con người. Nhà thơ nhận ra quy luật tồn tại, sự tàn phá khắc nghiệt của thời gian với vạn vật có sự sống nên nhà thơ nuối tiếc và thúc giục chúng ta hãy vội vàng lên đường, hãy đi để tận hưởng cuộc sống, để cho tuổi trẻ có ý nghĩa “Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”. Hơn một lần ta bắt gặp lời gọi, lời hối thúc ấy của Xuân Diệu như câu thơ: “Mau với chứ vội vàng lên với chứ/ Em em ơi tình non sắp già rồi”. Lời giục giã sống vội ấy không phải là lối sống vị kỉ, chỉ biết tận hưởng thành quả của người khác mà theo quan niệm của ông sống vội là cuộc sống có ý nghĩa “Sống toàn tim! toàn trí! sống toàn hồn!/Sống toàn thân! và thức nhọn giác quan”, khi ấy con người ta biết tận lực cố gắng, tận hiến tài năng và tận tâm, tận hưởng vẻ đẹp tạo hóa ban tặng. Đó là cả sự sống mới bắt đầu mơn mở, là mây đưa và gió lượn, là cánh bướm với tình yêu, là non nước, cây cối và cỏ rạng… để rồi niềm say mê tận hưởng của con người ấy phải thốt lên rằng: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Nhà thơ muốn chiếm trọn, muốn sở hữu, muốn hòa mình vào vẻ đẹp thiên nhiên đất trời. Tuy nhiên ngày nay có không ít bạn trẻ hiểu sai quan niệm sống vội của nhà thơ mà chạy theo cách sống vị kỉ cá nhân, chỉ thích hưởng thụ ăn chơi đua đòi mà quên mất cách lao động và cống hiến. Nhà thơ như nhắc nhở các bạn trẻ đừng bỏ lỡ, phí hoài thanh xuân tươi đẹp bởi những việc vô bổ. Hãy sống, hãy học, hãy làm, hãy vui chơi tận hưởng hết mình bởi “không cho dài thời trẻ của nhân gian” rồi đến một lúc nào đó “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”. Khi còn trẻ không cố gắng thì về già suốt một đời còn lại chỉ sống trong nuối tiếc. Tuổi trẻ đừng dễ dàng bỏ rơi hạnh phúc thật sự. Đó là một triết lí nhân sinh ý nghĩa nhất mà Xuân Diệu muốn dành cho thế hệ trẻ như một lời nhắn nhủ, lời khuyên của tiền bối gửi đến hậu bối muôn đời. Chính điều đó mà Xuân Diệu được nhà phê bình văn học Hoài Thanh, Hoài Chân nhận xét: “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới – nên chỉ những người còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê”.

Vậy nguồn gốc triết lí nhân sinh của Xuân Diệu bắt nguồn từ đâu? Nhà thơ có được điều đó là từ tâm hồn yêu say mê, tha thiết vẻ đẹp của thiên nhiên, từ ước muốn “tắt nắng”, “buộc gió” để lưu giữ hương sắc đất trời trong khoảnh khắc hiện tại. Bởi thi nhân phát hiện ra vẻ đẹp tuyệt mĩ đang hiện hữu xung quanh ta mà chẳng cần phải thoát lên tiên như Thế Lữ mới thấy được. Trong con mắt của Xuân Diệu có một “bữa tiệc trần gian” đang mời gọi, nhà thơ lần lượt liệt kê những hình ảnh tươi đẹp của thiên nhiên trong bức tranh cuộc sống. Đó là ong bướm có tuần tháng mật, hoa của đồng nội xanh rì, lá của cành tơ phơ phất, có tiếng hót của chim yến chim oanh đang quấn quýt bên nhau… và còn bao điều tuyệt vời như thế nữa, nhìn thấy điều đó hiện lên nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã nghiêm khắc nhận xét: “Xuân Diệu đã đốt cảnh bồng lai, xua ai nấy về hạ giới”. Vẻ đẹp đơn sơ bình dị ấy không đặc trưng cho một địa danh hay vùng miền nào mà nó có ở mọi nơi. Như vậy triết lí nhân sinh thứ ba mà Xuân Diệu nêu lên trong tác phẩm là vẻ đẹp cuộc sống chẳng phải ở đâu xa, chẳng cần tìm kiếm ở nơi vời vợi mây trời, nó luôn quanh ta chỉ cần lắng mình phát hiện ra, cảm nhận và trân trọng từng khoảnh khắc ấy sẽ thấy giá trị của cái đẹp.

Đặc biệt nhất là vẻ đẹp của mùa xuân với chi tiết Tháng giêng được so sánh với cặp môi gần qua tính từ ngon “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Đây là một cách so sánh táo bạo, mới mẻ chỉ riêng Xuân Diệu mới có được ý thơ hay như thế. Nếu các nhà thơ trung đại luôn lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người còn Xuân Diệu thì lấy con người làm trung tâm cho vẻ đẹp của đất trời. Qua đó cho thấy triết lí nhân sinh thứ tư trong bài “Vội vàng” là Xuân Diệu luôn coi trọng và đề cao giá trị của con người.

Bài thơ không phải là giáo lí nhà Phật cũng không phải là báo cáo về triết học nhưng qua hồn thơ của Xuân Diệu nó thực sự để lại cho ta biết thêm về cuộc đời, biết phải làm sao để quý trọng thời gian, biết sống thế nào cho thực sự có ích, có ý nghĩa đặc biệt là đối với giới trẻ.

Như vậy qua bài thơ “Vội vàng” thi sĩ Xuân Diệu đã để lại cho ta nhiều điều đáng suy ngẫm về giá trị của thời gian, tuổi trẻ, con người và vẻ đẹp cuộc sống. Dù hồn thơ đã khép lại, hình hài của thi sĩ cũng đã về với đất mẹ nhưng triết lí nhân sinh ông gửi gắm cho bạn đọc vẫn vẹn nguyên ý nghĩa từ bao đời.

Các bài văn mẫu lớp 11: Vội vàng

  • Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu (dàn ý + 5 mẫu)

  • Phân tích cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng (dàn ý + 6 mẫu)

  • Cảm nhận bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu (dàn ý + 6 mẫu)

  • Dàn ý phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu (3 mẫu)

  • Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu (dàn ý + 8 mẫu)

Săn SALE shopee tháng 6:

  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button