45 Bài tập trắc nghiệm Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh có

45 Bài tập trắc nghiệm Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh có đáp án

Câu 1: Ý nào nói đúng nhất khái niệm về đoạn văn trong văn bản.

A. Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.

B. Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.

C. Thường biểu đạt một ý trọn vẹn.

D. Gồm cả A, B, C.

Câu 2: Ý nào nói đúng nhất mối quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn?

A. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cả về nội dung và hình thức.

B. Có mối quan hệ ý nghĩa chặt chẽ với nhau.

C. Có mối quan hệ ràng buộc về hình thức.

D. Cả A,B,C đều sai.

Câu 3: Các ý trong đoạn văn cần sắp xếp như thế nào?

A. Theo thứ tự cấu tạo của sự vật, thứ tự nhận thức ( Từ tổng thể đến cụ thể, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần.)

B. Theo thứ tự diễn biến sự việc, trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính – phụ ( cái chính nói trước, cái phụ nói sau).

C. Sắp xếp theo A hoặc B .

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 4: Đoạn văn sau viết đã theo đúng trình tự chưa?

“Bút bi khác bút mực là do nó có hòn bi nhỏ ở đầu ngòi bút, khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ. Ngoài ống nhựa có vỏ bút bi. Ngoài bút bi có nắp đậy có thể móc vào túi áo. Loại bút bi không có nắp đậy thì có lò xo và nút bấm. Khi viết thì ấn đầu cán bút cho ngòi bút trồi ra, khi thôi viết thì ấn nút bấm cho ngòi bút thụt vào”.

Đọc thêm:  Dàn ý nghị luận về thói vô trách nhiệm của mỗi cá nhân - Đọc Tài Liệu

A. Đúng

B. Sai

Câu 5: Khi viết bài văn “giới thiệu trường em”, đoạn văn dưới đây có thể nằm ở phần nào của bài văn?

“Ngôi trường nơi em đang theo học là ngôi trường nhỏ của một huyện miền núi. Trường được thành lập từ năm 1964 cho tới nay vẫn luôn là niềm tự hào của biết bao thế hệ học trò”.

A. Mở bài

B. Thân bài

C. Kết bài

Câu 6: Khi viết bài văn “giới thiệu trường em”, đoạn văn dưới đây có thể nằm ở phần nào của bài văn?

“Ngôi trường luôn là ngôi nhà yêu quý thứ hai của em, nơi đó gắn với biết bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Là nơi cho em học hỏi được nhiều điều mới lạ và lý thú, mở ra trước mắt em những chân trời mới. Em hy vọng sẽ góp một phần nhỏ sự cố gắng của mình làm đẹp thêm cho ngôi trường này.”

A. Mở bài

B. Thân bài

C. Kết bài

Câu 7: Thứ tự nào đúng khi sắp xếp các câu văn dưới đây để hình thành một đoạn văn giới thiệu động chính Phong Nha theo trình tự tham quan từ ngoài vào trong.

1. Động chính Phong Nha gồm mười bốn buồng, nối với nhau bởi một hành lang dài hơn ngàn rưởi mét cùng nhiều hành lang phụ dài vài trăm mét.

2. Từ buồng thứ tư trở đi vòm hang đã cao tới 25-40m.

3. Ở các buồng ngoài , trần hơi thấp, chỉ cách mặt nước độ 10m.

4. Đến buồng thứ 14, có thể theo các hành lang hẹp để đến các hàng to ở sâu phía trong, nơi mới chỉ có một vài đoàn thám hiểm với đầy đủ các thiết bị (máy móc, đèn, quần áo, thuốc men…) cần thiết đặt chân tới.

Đọc thêm:  Định luật bảo toàn khối lượng lớp 8 - Dạng bài tập hay gặp - Toppy.vn

A. 1-3-2-4

B. 1-2-3-4

C. 1-3-4-2

D. 4-3-2-1

Câu 8: Câu chủ đề của đoạn văn dưới đây là gì?

“Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.”

A. Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng.

B. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất.

C. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp.

D. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.”

Câu 9: Câu chủ đề của đoạn văn dưới đây là gì?

“Phạm Văn Đồng (1906-2000) : Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quãng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò và người cộng sự gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh.”

A. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Đọc thêm:  So sánh khát vọng tình yêu trong bài thơ Sóng và Vội vàng (6 mẫu)

B. Ông từng là thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm.

C. Ông là học trò và người cộng sự gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. “Phạm Văn Đồng (1906-2000) : Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn.

Câu 10: Điền câu chủ đề thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

“………….. Vốn mang trong tim mình nỗi đau mất nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm đi tìm đường giải phóng dân tộc. Sau khi trở về nước, Bác đã dành toàn bộ cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà. Chúng ta hôm nay sống trong không khí hạnh phúc, hòa bình một phần lớn phải kể đến công lao và sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Người.”

A. Nguyễn Tất Thành là người yêu nước sâu sắc.

B. Cả dân tộc Việt Nam biết ơn Bác Hồ.

C. Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.

D. Nguyễn Tất Thành, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 chọn lọc, có đáp án hay khác:

  • Trắc nghiệm Quê hương
  • Trắc nghiệm Khi con tu hú
  • Trắc nghiệm Câu nghi vấn (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Thuyết minh về một phương pháp cách làm
  • Trắc nghiệm Tức cảnh Pắc Bó

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

  • Soạn Văn 8
  • Soạn Văn 8 (bản ngắn nhất)
  • Soạn Văn 8 siêu ngắn
  • Soạn Văn lớp 8 (cực ngắn)
  • Văn mẫu lớp 8
  • Tác giả – Tác phẩm Văn 8
  • Tài liệu Ngữ văn 8 phần Tiếng Việt – Tập làm văn
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 8
  • Top 55 Đề thi Ngữ Văn 8 có đáp án
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button