Mẫu Biên bản giao nhận con nuôi và hướng dẫn – LuatVietnam
Ý nghĩa của biên bản giao nhận con nuôi
Việc giao nhận con nuôi là một trong những bước quan trọng của việc nhận con nuôi. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ phát sinh đầy đủ quyền và nghĩa vụ như giữa cha mẹ đẻ và con đẻ.
Theo đó, Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con:
– Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con;
– Chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội;
– Không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động;
– Không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội…
Bên cạnh đó, con cái cũng phải có nghĩa vụ yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ… và có quyền được yêu thương, tôn trọng, được học tập, giáo dục, phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức…
Thời điểm giao nhận con nuôi cũng chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ với con đẻ nếu cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi không có thỏa thuận khác.
Đặc biệt, nếu người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi thì việc giao nhận con nuôi phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện Sở Tư pháp.
Mẫu Biên bản giao nhận con nuôi mới nhất
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN GIAO NHẬN CON NUÔI
Căn cứ Giấy chứng nhận nuôi con nuôi số……….. Quyển số………..ngày……………tháng…….….năm…………….của (1) ……………………………….
Hôm nay, vào hồi…………giờ…….phút, ngày……..……tháng…………năm……………
tại trụ sở (2) …………………………………………………………………………………………………….
Chúng tôi gồm:
A. Đại diện ………………………………………………………………………………………………..
Ông/Bà:…………………………………………………………………………………………………
Chức vụ: ………………………………..………………………………………………………………..
B. Bên giao con nuôi:
Ông: …………………………………………………………………………………………….
Bà: ……………………………………………………………………..………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………….
Quan hệ với trẻ em:…………………………………………………………………………
C. Bên nhận con nuôi:
ÔNG
BÀ
Họ và tên
Ngày, tháng, năm sinh
Nơi sinh
Quốc tịch
Nơi thường trú
Nghề nghiệp
Số Giấy CMND/Hộ chiếu
Nơi cấp
Ngày, tháng, năm cấp
Địa chỉ liên hệ
Điện thoại/fax/email
Đã hoàn thành việc giao nhận trẻ em dưới đây làm con nuôi:
Họ và tên: ………………………………………….…..Giới tính: ………………………….
Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………
Nơi sinh: ……………………………………………………………………………………………..
Dân tộc:………………………….…Quốc tịch: ………………………………………………….
Nơi thường trú: ………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………….
Biên bản này được làm thành …………………. bản (3), 01 bản trao cho bên nhận, 01 bản trao cho bên giao, 01 bản lưu tại …………………………………………………nơi đăng ký việc nuôi con nuôi, 01 bản gửi cho (4)…………………………………………………………………
…………………., ngày…….. tháng…….. năm…………..
Đại diện …………….. Bên giao Bên nhận
(Ký, ghi rõ họ, tên, (Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)
chức vụ và đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Ghi tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
(2) Ghi tên cơ quan tổ chức việc đăng ký, giao nhận con nuôi.
(3) Trường hợp việc nuôi con nuôi đăng ký tại UBND cấp xã, thì lập thành 04 bản.
Trường hợp việc nuôi con nuôi đăng ký tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, thì lập thành 05 bản.
(4) Uỷ ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi thường trú của cha mẹ nuôi hoặc con nuôi nếu không phải là nơi đăng ký.
Trường hợp đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì gửi cho Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp và Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao mỗi nơi 01 bản.
>> Cần đáp ứng những điều kiện nào để được nhận con nuôi?
Nguyễn Hương
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!