Dân tộc thiểu số là gì? Những dân tộc nào được gọi là dân tộc thiểu

Dân tộc thiêu số là những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dân số cả nước, đa số các dân tộc thiểu số đều tập trung sinh sống ở những khu vực giáp biên giới, vùng sâu vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn, vấn đề giáo dục, chăm sóc sức khỏe người dân còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra cộng đồng các dân tộc thiểu số ít người thường khó hòa nhập do họ sử dụng ngôn ngữ riêng, nhận thức còn hạn chế, có nhiều phong tục tập quán cổ hủ.

Ở nước ta thì chỉ có dân tộc Kinh được coi là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ dân số lớn trong tổng số dân số cả nước, còn 53 dân tộc còn lại đều được xếp vào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên hiện nay số dân của một số dân tộc ngày càng tăng lên như Tày, Thái, Mường….đồng thời địa bàn sinh sống đã tản ra, trình độ văn hóa, kinh tế phát triển mạnh.

Do đặc điểm của cộng đồng dân tộc thiểu số mà trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm chú trọng đến việc phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa, giáo dục tại địa bàn các khu vực có dân tộc thiểu số sinh sống, góp phần tạo lập sự bình đẳng, phát triển đồng đều trên cả nước.

Theo định nghĩa tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc thì “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy, thế nào là dân tộc thiểu số và dân tộc đa số, như chúng ta đã biết “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia, đó là dân tộc Kinh với 85,7% dân số cả nước. Các dân tộc khác đều là dân tộc thiểu số.

Trong quản lý nhà nước về công tác dân tộc, cụm từ “Dân tộc thiểu số” được thống nhất sử dụng trong hệ thống các văn bản pháp qui, các văn bản hành chính và không sử dụng khái niệm dân tộc bản địa. Tuy nhiên tại một số diễn đàn, hội thảo quốc tế, các báo cáo của các tổ chức phi chính phủ… còn có sự nhầm lẫn khái niệm “người bản địa” và “người dân tộc thiểu số”.

Đọc thêm:  THÍ NGHIỆM XUYÊN TIÊU CHUẨN SPT - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

Trong bối cảnh các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng các kẽ hở của pháp luật, của văn bản hành chính để lợi dụng tuyên truyền, kích động một số dân tộc thiểu số với lập luận về các điều khoản được ghi trong tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền của các dân tộc bản địa (như quyền sở hữu về đất đai, tài nguyên, quyền tự trị, tự quyết về chính trị, văn hóa…) để phá hoại chính sách đại đoàn kết, gây bất ổn về chính trị và an ninh quốc phòng.

Thực hiện đúng công tác dân tộc theo các Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp qui của Nhà nước, các cơ quan chính quyền các cấp không được sử dụng cụm từ “dân tộc bản địa” để chỉ các dân tộc trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Các hành vi cố tình vi phạm sẽ bị xử lý trước pháp luật.

Khái niệm dân tộc được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, trước khi nghiên cứu về dân tộc, ta nghiên cứu về tộc người. Tộc người (ethnic, ethnie) theo định nghĩa cộng đồng tộc người để chỉ một tập đoàn người, xuất hiện trong lịch sử phát triển tự nhiên và xã hội, có chung ngôn ngữ (tiếng nói), lịch sử nguồn gốc, đời sống văn hoá và ý thức tự giác dân tộc (cùng tự nhận mình là dân tộc). Hình thức và trình độ phát triển của tộc người phụ thuộc vào các thể chế xã hội tương ứng với phương thức sản xuất.

Dân tộc (nation) là hình thái phát triển cao nhất của tộc người, xuất hiện trong tư bản chủ nghĩa hay chủ nghĩa xã hội (hình thái của tộc người trong xã hội nguyên thuỷ là bộ lạc, trong xã hội phong kiến là bộ tộc). Dân tộc đặc trưng bởi tính cộng đồng bền vững và chặt chẽ và phát triển hơn trên các lĩnh vực kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ, các đặc điểm về văn hoá, ý thức tự giác tộc người.

Đọc thêm:  Câu nói của M.Go-rơ-ki: Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có

Theo nghĩa quốc gia – dân tộc, dân tộc là cộng đồng chính trị – xã hội, được hình thành do sự tập hợp của nhiều tộc người có trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau cùng chung sống trên một lãnh thổ nhất định và được quản lý thống nhất bởi nhà nước. Kết cấu của cộng đồng quốc gia dân tộc rất đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, hoàn cảnh kinh tế, văn hoá, xã hội của từng nước. Một quốc gia dân tộc có tộc người đa số và tộc người thiểu số. Có tộc người đạt đến trình độ dân tộc và có tộc người chỉ ở trình độ bộ tộc.

Với cơ cấu tộc người như vậy, quan hệ giữa các tộc người rất đa dạng, phức tạp, Nhà nước cần ban hành chính sách dân tộc để duy trì sự ổn định, phát triển của các tộc người, sự ổn định và phát triển của đất nước. Những cũng có trường hợp quốc gia chỉ gồm một tộc người như Triều Tiên.

Khái niệm dân tộc cần được hiểu theo hai khía cạnh, một là cộng đồng người và hai rộng hơn là để chỉ dân cư của một quốc gia. Hai khái niệm này có liên quan mật thiết đến nhau. Trong khái niệm “người dân tộc thiểu số”, “dân tộc” dùng để chỉ một cộng đồng người trong tổng số dân cư của quốc gia, “thiểu số” dùng để chỉ số rất ít, chiếm số lượng không đáng kể trong tổng số chung. Như vậy, “dân tộc thiểu số” được hiểu là trên một quốc gia bao gồm nhiều dân tộc khác nhau thì “dân tộc thiểu số” có số dân cư chiếm số lượng nhỏ hoặc rất nhỏ so với tổng số người dân cả nước hoặc so với một hoặc nhiều các dân tộc chiếm số lượng lớn của đất nước. Ngoài ra, một số khái niệm “người bản địa” cũng được sử dụng để chỉ “người dân tộc thiểu số”. Tuy nhiên, nhà nước Việt Nam không đồng nhất khái niệm người dân tộc thiểu số với người bản địa. Thay vào đó, thuật ngữ “dân tộc thiểu số” để chỉ chung cho những người không thuộc dân tộc Kinh. Dân tộc Việt Nam bao gồm 54 dân tộc (cộng đồng tộc người) trong đó, số dân cư của dân tộc Kinh chiếm hơn 80% tổng số dân cư và số dân cư của 53 dân tộc còn lại chiếm chưa tới 20% tổng số dân cư cả nước.

Đọc thêm:  Dàn ý phân tích hình tượng dòng sông trong bài Bên kia ... - Thủ thuật

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc đã đưa ra khái niệm “Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc thì “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; “Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước theo điều tra dân số quốc gia. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, một dân tộc được coi là dân tộc thiểu số khi số dân của dân tộc đó nhỏ hơn hoặc bằng 50% tổng số dân của cả nước (tính theo kết quả điều tra dân số quốc gia). Và người dân tộc thiểu số được hiểu là người dân của các dân tộc có số dân nhỏ hoặc bằng 50% tổng số dân của cả nước. Tại nước ta hiện nay, “Dân tộc đa số” đó là dân tộc Kinh với 85,7% dân số cả nước còn lại các dân tộc khác đều là dân tộc thiểu số.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button