Chiến tranh thông tin là gì? Nhìn từ chiến tranh Nga – Ukraine?
Như chúng ta đã thấy gần đây có rất nhiều các nguồn thông tin về chiến sự giữa Nga và Ukraine, theo đó hiện nay có một loại hình thái chiến tranh, bao gồm các hoạt động, biện pháp để vô hiệu hóa hệ thống thông tin của đối phương đó đực gọi là chiến tranh thông tin. Vậy để hiểu thêm về chiến tranh thông tin là gì? Nhìn từ chiến tranh Nga – Ukraine. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Chiến tranh thông tin là gì?
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì khái niệm Chiến tranh thông tin được quy định cụ thể như sau:
Chiến tranh thông tin là một loại hình thái chiến tranh, bao gồm các hoạt động, biện pháp để vô hiệu hóa hệ thống thông tin của đối phương và bảo vệ hệ thống thông tin của Việt Nam.
Luật Quốc phòng 2018 quy định hoạt động quốc phòng phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.
– Củng cố, tăng cường quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
– Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân.
– Kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội và kinh tế – xã hội với quốc phòng.
– Kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại.
Như vậy pháp luật đã có quy định cụ thể về chiến tranh thong tin là gì, theo đó ta thấy phap luật đã quy định rất rõ để chúng ta có thể hiểu được về chiến tranh thông tin, qua đó ta thấy chiến tranh thông tin có nghĩa là một khái niệm liên quan đến việc sử dụng không gian chiến đấu và quản lý công nghệ thông tin và truyền thông để theo đuổi lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Hay cũng có thể hiểu về chiến tranh thông tin là sự thao túng thông tin mà mục tiêu tin cậy mà không có nhận thức của mục tiêu để mục tiêu sẽ đưa ra quyết định chống lại lợi ích của họ nhưng vì lợi ích của người tiến hành chiến tranh thông tin.
Trọng tâm quân sự của Hoa Kỳ có xu hướng ủng hộ công nghệ, và do đó có xu hướng mở rộng sang các lĩnh vực chiến tranh điện tử, chiến tranh mạng, đảm bảo thông tin và khả năng vận hành mạng máy tính, tấn công và phòng thủ trong thông tin. Phần còn lại của thế giới sử dụng thuật ngữ hoạt động về thông tin rộng hơn nhiều, mặc dù sử dụng công nghệ, tập trung vào các khía cạnh liên quan đến con người hơn trong sử dụng thông tin, phân tích mạng xã hội, phân tích quyết định và các khía cạnh con người của việc chỉ huy và kiểm soát.
2. Chiến tranh thông tin tiếng Anh là gì?
Chiến tranh thông tin tiếng Anh là ” information warfare”.
3. Nhìn từ chiến tranh Nga – Ukraine:
Như chúng ta đã biết thì hiện nay sự phát triển của công nghệ là vô cùng tiến bộ có thể bất chấp mọi khoảng cách về không gian và địa lý, ngày nay, Internet đã trở thành phương tiện giúp truyền đạt, trao đổi thông tin, hợp tác, giao lưu… giữa mọi cá nhân, tổ chức và quốc gia trên khắp thế giới. Theo các chuyên gia an ninh mạng, cùng với sự phát triển không ngừng của các ứng dụng và tiện ích mà Internet và công nghệ thông tin mang lại, thực tế đã nảy sinh nhiều hiện tượng đáng lo ngại như vấn nạn tin tặc, đánh cắp dữ liệu, lạm dụng thông tin, các lực lượng phiến quân hay khủng bố hoạt động trên không gian mạng, các mạng lưới gián điệp mạng… và một thách thức mới nguy hiểm, nghiêm trọng hơn được đặt ra trong kỷ nguyên số là chiến tranh mạng.
Theo các chuyên gia an ninh mạng của Ai Cập Mohamed Abdel Wahed họ đưa ra các lập luận để chúng minh cho chúng ta thấy về chiến tranh mạng, hay còn gọi là chiến tranh thông tin, đang trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của nhiều nước trên thế giới hiện nay. Nguy cơ về chiến tranh mạng đã đặt ra những thách thức mới đối với các cơ quan an ninh, tình báo trên thế giới.
Nếu chúng ta nhìn trên phương diện lý thuyết thì cuộc chiến tranh thông tin là việc áp dụng công nghệ thông tin ở mức độ cao vào các hoạt động chỉ huy – quản lý, tình báo, điều khiển, chiến tranh điện tử, kinh tế, tâm lý, xã hội,… và là một loại hình tác chiến phổ biến trong chiến tranh hiện đại cụ thể nó là tổng hợp những hoạt động và biện pháp như tung tin giả, thông tin sai lệch nhằm vào cá nhân hoặc tổ chức với mục đích gây rối loạn trật tự xã hội, tác động vào các cơ cấu ra quyết định nhằm làm cho đối phương có các hành động sai lầm hay có các quyết định có lợi cho mình, đồng thời ngăn cản hoạt động thu thập, xử lý thông tin của đối phương.
Mục đích của chiến tranh mạng có rất nhiều các mục đích khác nhau nhưng chung quy cụ thể đây được hiểu là vấn đề kiểm soát, điều khiển, tác động lên các quyết định và làm suy giảm hoặc phá hủy các hệ thống mạng – viễn thông của đối phương trong khi đó bảo vệ các hệ thống của mình và đồng minh chống lại những hành động như vậy. Mục tiêu tấn công của chiến tranh mạng là các cơ sở hạ tầng thông tin cụ thể đố với quân sự, tài chính, ngân hàng, mạng máy tính quốc gia…. Virus máy tính có thể làm cho hệ thống vũ khí của đối phương bị mất điều khiển và cũng có thể phá hoại cơ sở hạ tầng kinh tế của quốc gia, làm rối loạn hoạt động của nền kinh tế, hay làm tắc nghẽn mạng thông tin.
Nếu như xuất hiện một cuộc chiến tranh mạng có quy mô tổng lực có thể được triển khai chỉ bằng một cú kích chuột máy tính. Những nguy cơ và hiểm họa liên quan đến an ninh mạng đã khiến nhiều quốc gia tăng cường và siết chặt quản lý không gian mạng cũng như các trang mạng xã hội chúng ta rất ái ngại về vấn nạn tin giả đã đặt ra nhiều thách thức cả về công nghệ kiểm soát, ngăn chặn cũng như những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề tự do ngôn luận.
Xét về cường độ thông tin thì phương Tây quả thực đang áp đảo Nga về mọi mặt. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, 3 ngày, người Mỹ đã khiến cả thế giới nghẹt thở bởi nguy cơ “nước Nga đánh chiếm Ukraine”. Hầu như ngày nào cũng thế, các phương tiện truyền thông đại chúng phương Tây, đặc biệt là Mỹ đều phát không ngớt và tô đậm việc Nga điều chuyển quân đội đến gần biên giới Ukraine, việc Nga ủng hộ các lực lượng ly khai thuộc miền Đông Ukraine chống Chính phủ Ukraine,… Gần đây nhất là cuộc tập trận chung Nga-Belarus cũng đang được truyền thông phương Tây tuyên truyền như là một hành động mang tính khiêu khích giữa lúc căng thẳng Nga-phương Tây đang rất cao quanh vấn đề Ukraine.
Nếu chúng ta chỉ nắm câu chuyên chiến tranh từ phía Nga về tình hình Ukraine thì các tông tin lại cho thấy sự khác nhau rõ nét. Dmitry Polyanskiy, Phó Đại sứ của Nga tại Liên Hợp quốc gọi các đánh giá của Mỹ là “điên rồ và hù dọa”, bác bỏ chúng và rằng đó chỉ là tuyên truyền. Maria Zakharova, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga hôm 7-2 khẳng định rằng Mỹ và Anh đang chĩa mũi tấn công vào Nga “để chuyển hướng sự chú ý của công chúng khỏi các cuộc khủng hoảng chính trị trong nước”.
Theo như các tin tức đưa tin thì cựu Giám đốc an ninh của Ukraine cho biết người dân Ukraine hiện đang “rất bối rối và chia rẽ” vì cuộc chiến thông tin của cả hai bên. Ông Danylyuk nói, một số gia đình đã thu dọn hành lý chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống Nga tấn công, trong khi những người khác tin rằng “mối đe dọa” đang bị truyền thông phương Tây thổi quá đà.
Trong cuộc chiến tranh giữa nga và ukraina thì có các nguồn thông tin hai chiều, theo đó thông tin với mỗi bên đều cố gắng tung ra thông tin tối đa để đổ cho đối phương là “kẻ gây chiến”, còn mình là “nạn nhân”. Trong cuộc chiến này, Điện Kremlin đã có lý khi liên tục khẳng định rằng không khí chiến tranh và một “cuộc xâm lược Ukraine của Nga” là luận điệu giả dối, được Mỹ và đồng minh thổi phồng nhằm lôi kéo Nga vào cuộc chiến do phương Tây dựng nên.
Cũng trong cuộc chiến tranh này mỹ liên tục đưa ra cáo buộc việc nước Nga bố trí một lực lượng quân sự khổng lồ dọc theo biên giới của Ukraine là một “chiến dịch tạo mục tiêu giả” nhằm mớm thông tin cho tình báo Mỹ những căn cứ giả, từ đó làm giảm uy tín các cơ quan thông tin, tình báo của Mỹ và phương Tây. Mỹ cũng cáo buộc rằng thông tin giả, thiếu xác thực mà truyền thông tung ra dựa trên những “căn cứ giả” do phía Nga cung cấp cũng nhằm mục tiêu tạo cớ để đưa quân vào Ukraine.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!