Hiện tượng cầu vồng là gì? Nguyên nhân hiện tượng cầu vồng

Cầu vồng là một hiện tượng thú vị của tự nhiên và đã rất quen thuộc với chúng ta. Nó được cho là tượng trưng cho hòa bình và mang lại điềm báo tốt lành. Vậy Hiện tượng cầu vồng là gì? Cầu vồng có mấy màu? Tại sao lại có cầu vồng? Cùng Dubaothoitiet khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Hiện tượng cầu vồng sau mưa là gì?

Cầu vồng, hay còn được gọi là mống ở một số nơi, có vẻ đã quá quen với hầu hết mọi người trong chúng ta.

Hiện tượng cầu vồng sau mưa là một hiện tượng quang học thiên nhiên. Về bản chất, đây là sự tán sắc ánh sáng của mặt trời khi được khúc xạ hay phản xạ qua các giọt nước mưa. Ở nhiều nơi trên thế giới, cầu vồng tượng trưng cho điềm lành sắp tới, dự báo những điều tốt lành sắp sửa diễn ra.

Dựa trên số lần phản xạ qua giọt nước mưa, cầu vồng có thể được phân thành cầu vồng bậc 1, cầu vồng bậc 2,… Vì chỉ qua 1 lần phản xạ nên cầu vồng bậc 1 có lượng ánh sáng lớn nhất từ mặt trời, vì vậy mà màu sắc phản chiếu cũng rõ hơn các bậc thấp hơn.Thông thường ta chỉ có thể nhìn thấy cầu vồng bậc 1, hoặc bậc 2 nhưng ánh sáng yếu hơn và hiếm khi thấy cầu vồng bậc thấp hơn.

Đọc thêm:  Soạn bài Tôi đi học (Chi tiết) | Soạn văn 8 chi tiết - Loigiaihay.com

Trên thực tế, từ trái đất chỉ có thể nhìn thấy một nửa của hiện tượng cầu vồng. Điều này được lý giải là do trái đất có độ cong nhất định. Nếu muốn quan sát được toàn bộ vòng cầu vồng thì phải quan sát bằng vệ tinh hoặc tàu vũ trụ, nói chung là bên ngoài không gian.

Cầu vồng sau mưa thường có dạng cung tròn do được quan sát ở góc tương đương 42 độ (hoặc 53 độ với cầu vồng bậc 2), đây là góc cho phép cường độ ánh sáng cực đại khi mặt trời đi qua các giọt nước mưa.

Nguyên nhân hiện tượng cầu vồng

Chúng ta thường thấy cầu vồng xuất hiện sau khi trời mưa và có nắng.

Sau khi trời mưa và bắt đầu có nắng, các hạt nước mưa vẫn còn lẫn vào trong không khí. Những giọt nước mưa này sẽ có tác dụng như một lăng kính. Lúc này các tia sáng của mặt trời đi qua các “lăng kính” sẽ bị bẻ cong và phản xạ lại lên bầu trời một dải màu sắc (gọi là quang phổ). Do vậy ta chỉ nhìn thấy cầu vồng sau mưa.

Điều này chứng minh cho việc cầu vồng không phải là một vật thể xác định mà chỉ là hình ảnh phản chiếu từ ánh sáng mặt trời thông qua các lăng kính là các giọt nước còn lưu lại trong không khí sau mưa. Đồng thời cầu vồng cũng không phải chỉ có một, tùy vào đại điểm quan sát mà ta sẽ thấy một cầu vồng khác.

Đọc thêm:  Giải thích câu “Học, học nữa, học mãi” của Lênin (5 mẫu) - vietjack.me

Có bao nhiêu loại cầu vồng?

Thực tế có khá nhiều loại cầu vồng được phân chia theo từng yếu tố đánh giá, như màu sắc, khả năng phản xạ,… Dưới đây là một số loại cầu vồng phổ biến và được nhắc tới khá nhiều khi nói đến hiện tượng cầu vồng sau mưa.

Cầu vồng đôi hoặc nhiều cầu vồng

Đây là hiện tượng có 2 hoặc nhiều cầu vồng xuất hiện cùng lúc trên bầu trời sau mưa.

Điều này xảy ra là do sự phản xạ kép hoặc phản xạ nhiều lớp của ánh sáng mặt trời.

Cầu vồng toàn vòng tròn

Hiện tượng cầu vồng toàn vòng tròn rất khó để quan sát tuy nhiên cũng không phải không thể. Chúng ta có thể quan sát hiện tượng này từ tòa nhà cao tầng hoặc trên máy bay.

Đôi khi cầu vồng toàn vòng tròn được tạo ra từ một cung chính và một cung phụ của cầu vồng.

Cầu vồng đơn sắc

Đây là loại cầu vồng có phổ màu dựa trên chỉ một màu duy nhất và thường là màu đỏ. Vì vậy người ta thường gọi cầu vồng đơn sắc là cầu vồng đỏ. Hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra, thường chỉ xuất hiện sau cơn mưa buổi bình minh hoặc hoàng hôn.

Cầu vồng có mấy màu?

Ánh sáng mặt trời có rất nhiều màu sắc mà ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Cầu vồng cũng vậy vì nó là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng mặt trời thông qua các giọt nước mưa.

Đọc thêm:  Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)

Bằng mắt thường, chúng ta có thể nhìn thấy cầu vồng có 7 màu sắc với 7 ý nghĩa riêng:

  • Màu đỏ: quả chín

  • Màu cam: ngọn lửa bất diệt

  • Màu vàng: ánh dương chiếu sáng

  • Màu lục: cỏ cây bừng sức sống

  • Màu lam: dòng nước tươi mát trong xanh

  • Màu chàm: ước mơ ấp ủ trong tim

  • Màu tím: nụ hoa sắp tới kì nở

Các màu sắc của cầu vồng được sắp xếp theo mức độ bị bẻ cong của tia sáng mặt trời khi phản xạ qua giọt nước. Màu đỏ bị bẻ cong ít nhất nên nằm ở trên cùng và lần lượt như vậy cho đên màu cuối cùng.

Tại sao không đến được chân cầu vồng?

Việc đến được chân cầu vồng là điều không thể. Vì như đã giải thích, cầu vồng không phải là một vật thể xác định. Nó chỉ là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng mặt trời thông qua những giọt nước mưa còn lưu lại trong không khí.

Để quan sát được cầu vồng cần phải có vị trí đứng và khoảng cách nhất định.Do vậy cũng như đường chân trời, chân cầu vồng là thứ chúng ta không thể đến.

Trên đây là những kiến thức về Hiện tượng cầu vồng là gì? Cầu vồng có mấy màu? Tại sao lại có cầu vồng? Hy vọng những kiến thức này bổ ích đối với bạn! Cùng Dubaothoitiet tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích khác qua những bài viết sau nhé!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button