Lao động công ích là gì? Quy định về nghĩa vụ tham gia lao động
Hoạt động công ích hiện nay được thực hiện rất nhiều và đa số người thực hiện chính là những tình nguyện viên tại địa phương. Mục đích của hoạt động này chính là thực hiện những công việc có ích cho xã hội như thu dọn rác thải, trồng cây xanh, mở rộng kênh rạch…Tuy là những hoạt động thường được quan tâm nhất.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Lao động công ích là gì?
Để hiểu được khái niệm về lao động công ích là gì? Tác giả xin giới thiệu cho các bạn đọc hiểu trước về khái niệm công ích là gì?
Công ích được hiểu là những hoạt động mang tính chất vì cộng đồng, lợi ích của xax hội đối với một vấn đề cụ thể nào đó.
Theo đó, lao động công ích chính là lao động để thực hiện những công việc xuất phát tự sự tự nguyện vì lợi ích của công đồng. Việc lao đồng này hoàn toàn tự nguyện, không vì lợi ích riêng của bất kỳ ai, không đòi hỏi sự trả công. Bao gồm nghĩa vụ lao động hàng năm và nghĩa vụ lao động trong trường hợp xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.
Thông thường việc lao động công ích này thường được thực hiện cùng một nhóm người. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì lao động công ích chính là nghĩa vụ của mỗ công dân và mỗi năm 10 ngày. Bên cạnh đó, đối với những cá nhân vì tính chất công việc không thể tham gia được thì có thể đóng góp một khoản tiền nhất định theo quy định vào công quỹ.
Lao động công ích được dịch sang tiếng anh như sau: Community labor
2. Quy định về nghĩa vụ tham gia lao động công ích:
Lao động công ích được quy định cụ thể và chi tiết đầu tiên tại pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích vào ngày 03/9/1995 và sau đó được hướng dẫn chi tiết bởi Nghị định 81/2000/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29 tháng 12 năm 2000, cụ thể nội dung như sau:
Thứ nhất, quy định về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm theo Điều 7 của Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích được quy định đối với công dân Việt Nam, nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 35 tuổi, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm tại nơi người đó thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú, hoặc có đăng ký tạm trú liên tục từ 6 tháng trở lên.
Thứ hai, ngày công thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm theo Điều 8 của Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích được quy định như sau:
– Số ngày công nghĩa vụ lao động công ích hằng năm của mỗi công dân là 10 ngày. Trường hợp công trình ở xa nơi thực hiện nghĩa vụ quy định, không có điều kiện đi về hằng ngày, thì được trừ thời gian một lần cả đi và về vào số ngày công nghĩa vụ lao động công ích hằng năm;
– Ngày công nghĩa vụ lao động công ích của năm nào chỉ được huy động để sử dụng trong năm đó. Riêng quỹ lao động công ích bằng tiền, nếu trong năm chưa sử dụng hết, thì được chuyển sang năm sau.
Thứ ba, các công việc được sử dụng lao động công ích hằng năm quy định tại Điều 9 Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích bao gồm:
– Xây dựng, tu bổ đường trong thôn, xóm, đường ra đồng ruộng, đường đi lại trong khu dân cư, đường do cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh quản lý;
– Xây dựng, tu bổ hệ thống thuỷ lợi nội đồng, các công trình thuỷ lợi do cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh quản lý (trừ đê, kè);
– Xây dựng, tu bổ trạm y tế, nhà trẻ, trường, lớp mẫu giáo, trường phổ thông;
– Xây dựng, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm liệt sĩ, nhà bia ghi tên liệt sĩ:
– Xây dựng, tu bổ các công rinh công ích có tính chất xã hội khác như di tích lịch sử, di tích văn hoá, các công trình vui chơi giải trí, thể dục thể thao không vì mục đích kinh doanh.
Thứ tư, những công dân được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm quy định tại Điều 10 Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích bao gồm:
– Cán bộ, chiến sĩ thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân;
– Công nhân, công chức quốc phòng và công nhân, công chức công an nhân dân làm việc ở xã biên giới, huyện biên giới, vàng sâu, hải đảo; ở các xã huyện, tỉnh được công nhận là miền núi, vùng cao; công nhân, công chức quốc phòng thuộc các đội sửa chữa lưu động chuyên nghiệp;
– Quân nhân xuất ngũ đang đăng ký ở ngạch dự bị hạng một;
– Thương binh, bệnh binh và người được hưởng chính sách như thương binh;
– Cha, mẹ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi liệt sĩ;
– Người giữ chức sắc tôn giáo chuyên nghiệp theo quy định của Ban Tôn giáo của Chính phủ;
– Người mắc bệnh tâm thần, động kinh hoặc có nhược điểm về thể chất được bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bệnh viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), bệnh viện Trung ương hoặc bệnh viện ngành kết luận không còn khả năng lao động;
– Người bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên.
Thứ năm, những người thuộc diện được tạm miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích bao gồm:
– Người đang điều trị tại trạm y tế, bệnh viện, cơ sở y tế được cấp giấy phép hoạt động hoặc điều trị ngoại trú theo đơn của thầy thuốc; đang điều dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng; người duy nhất trong gia đình đang trực tiếp chăm sóc thân nhân bị ốm nặng;
– Cha, mẹ, vợ hoặc chồng quân nhân tại ngũ có hoàn cảnh gia đình thực sự khó khăn được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) chứng nhận;
– Phụ nữ có thai, phụ nữ trong thời gian nghỉ do sẩy thai, do thai chết lưu, do con chết sau khi sinh, hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng;
– Người chồng mà vợ chết hoặc đã ly hôn đang trực tiếp nuôi con nhỏ dưới 36 tháng;
– Người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc phục vụ thương binh nặng, bệnh binh nặng và người tàn tật bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên ở các cơ sở nuôi dưỡng tập trung. Trường hợp các đối tượng nói tại khoản này sống ở gia đình, thì một người trong gia đình được tạm miễn;
– Người đang tham gia lực lượng dân quân, tự vệ nòng cốt quy định tại pháp lệnh về dân quân tự vệ;
– Cán bộ, công chức nhà nước được điều động đến làm việc có thời hạn các xã, huyện, tỉnh được công nhận là miền núi, vùng cao; ở xã biên giới, huyện biên giới; hải đảo; vùng sâu;
– Thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện đang làm nhiệm vụ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao;
– Người là lao động duy nhất trong gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng người khác không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động;
– Người trong hộ gia đình được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận thuộc diện hộ đói theo chuẩn mực do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định;
– Trưởng, Phó Công an xã, Công an viên; trưởng thôn, Trưởng xóm hoặc tương đương;
– Nghiên cứu sinh, học viên cao học, thực tập sinh, sinh viên, học sinh học tập trung dài hạn tại các trường đại học, học viện, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trường đào tạo của các tôn giáo; học sinh phổ thông, người đang dạy và người đang học để xoá mù chữ;
– Người đang công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
Thứ sáu, mình thức thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm theo Điều 15 của Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích được quy định như sau:
Người được huy động thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm, nếu không trực tiếp đi lao động, thì phải có người khác đi làm thay hoặc đóng tiền. Trường hợp thực hiện nghĩa vụ bằng hình thức đóng tiền hoặc người khác làm thay, người có nghĩa vụ lao động phải báo với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi công dân thực hiện nghĩa vụ ít nhất ba ngày trước ngày thực hiện nghĩa vụ.
Những ngày thực hiện nghĩa vụ lao động công ích bằng hình thức đóng tiền hoặc người khác làm thay, người có nghĩa vụ thuộc diện làm công hưởng lương được nghỉ việc không hưởng lương, nhưng thời điểm nghỉ do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc người sử dụng lao động quyết định.
Mức đóng tiền thay cho mỗi ngày công và những điều kiện đối với người đi làm thay nghĩa vụ của người khác thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp.
Thứ bảy, quỹ ngày công lao động công ích hằng năm quy định tại Điều 17 Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích được sử dụng cụ thể như sau:
– Chính quyền cấp tỉnh được sử dụng tối đa 10% quỹ ngày công lao động công ích. Mức cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định để:
+ Hỗ trợ việc xây dựng, tư bổ công trình công ích trọng điểm của tỉnh nhưng do cấp huyện quản lý;
+ Hỗ trợ việc xây dựng, tu bổ công trình công ích của huyện, quận có nhiều khó khăn;
+ Góp phần xây dựng, tu bổ công trình công ích do cấp tỉnh quản lý.
– Chính quyền cấp huyện được .sử dụng tối đa 20% quỹ ngày công lao động công ích. Mức cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định để:
+ Hỗ trợ việc xây dựng, tu bổ công trình công ích trọng điểm của huyện nhưng do cấp xã quản lý;
+ Hỗ trợ việc xây dựng, tu bổ công trình công ích của xã có nhiều khó khăn;
+ Góp phần xây dựng, tư bổ công trình công ích do cấp huyện quản lý;
Trường hợp đặc biệt cần bổ sung quỹ ngày công lao động công ích, thì phải lập kế hoạch đề nghị chính quyền cấp tỉnh xem xét, quyết định.
– Chính quyền cấp xã được sử dụng quỹ ngày công lao động công ích còn lại, sau khi trừ phần quỹ dành cho cấp tỉnh và cấp huyện để:
+ Xây dựng, tu bổ công trình công ích của thôn, xóm, tổ dân phố hoặc đơn vị tương đương;
+ Góp phần xây dựng, tu bổ công trình công ích do cấp xã quản lý. Trường hợp đặc biệt cần bổ sung quỹ ngày công lao động công ích thì phải lập kế hoạch đề nghị chính quyền cấp huyện xem xét, quyết định.
- Uỷ ban nhân dân các cấp được sử dụng quỹ ngày công lao động công ích bằng tiền của cấp mình để chi trả các chế độ đối với ngườiđi lao động thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm quy định tại Chương IV Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích và chế độ đối với người bị tai nạn lao động quy định tại Điều 12 Nghị định 81/200/NĐ-CP.
Thứ tám, quản lý, sử dụng quỹ ngày công lao động công ích theo Điều 18 của Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích được quy định như sau:
Việc quản lý quỹ ngày công lao động công ích thực hiện theo Quy chế quản lý sử dụng quỹ ngày công lao động công ích do Bộ Tài chính ban hành.
Kinh phí phục vụ việc tổ chức huy động và quản lý quỹ ngày công lao động công ích hằng năm bao gồm chi phí quản lý, tuyên truyền, bồi dưỡng nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết, khen thưởng và các chi phí có liên quan trực tiếp khác do ngân sách địa phương cấp theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Hiện nay Nghị định 81/200/NĐ-CP đã hết hiệu lực và chưa có quy định nào ban hành cụ thể về nội dung này. Tuy nhiên, với những nội dung này sẽ giúp cho các bạn đọc hiểu hơn về quy định của pháp luật nước ta đối với nghĩa vụ công ích của mỗi công dân đối với quốc gia của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về lao động công ích là gì? Quy định về nghĩa vụ tham gia lao động công ích? Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!