Soạn bài: Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro Ngữ Văn lớp 6 Tập 2

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn bài: Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro​​​​​​​ Ngữ văn lớp 6 Tập 2 – Chân Trời Sáng Tạo được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn bài Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro​​​​​​​​​​​​​​ (Chân Trời Sáng Tạo)

Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời:

Cây lúa có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của người Việt Nam. Lúa gạo là lương thực quan trọng nhất và còn là biểu tượng của nền văn minh lúa nước giúp đời sống tinh thần người Việt phong phú hơn.

Câu 2 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời:

Lễ xuống đồng là nghi thức bộc lộ trực tiếp, rõ nhất trong lễ nghi nông nghiệp và cũng rất thực tiễn, tập trung vào một người là “Mẹ lúa”.

Ở làng Cổ Tích (Việt Trì), Lễ hạ điền được tổ chức vào ngày 25 tháng 5 âm lịch. Lễ vật gồm ván xôi gà và ba bó mạ. Khi Chúa đồng cấy xong, dân làng lấy bùn nhão tung vào Chúa đồng làm cho Chúa đồng ướt hết, với ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Cây nêu trong lễ cúng Thần Lúa được làm bằng vật liệu gì và có hình thù như thế nào?

Đọc thêm:  Tức nước vỡ bờ – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt

Trả lời:

– Vật liệu: cây nêu làm từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa.

– Hình thù: gọn của cây nêu có hình bông lúa lớn, phía trên gắn chùm lửa nhiều hạt và bốn tia toả ra bốn hướng: hai tia gắn lông chim chèo bẻo, hai ta gắn lông gà.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

– Dấu hiệu giúp em nhận biết Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một văn bản thông tin:

+ Giới thiệu thời gian, địa điểm lễ hội.

+ Những chi tiết, sự vật xuất hiện trong lễ hội.

+ Diễn biến và kết thúc lễ hội.

+ Vai trò, ý nghĩa của lễ hội trong cuộc sống.

– Theo em, văn bản này được viết nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người đọc.

Câu 2 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

– Lễ cúng Thần Lủa của người Chơ-ro gồm những hoạt động:

+ Làm cây nêu.

+ Phụ nữ đi rước hồn lúa.

+ Già làng hoặc chủ nhà đọc lời khấn.

+ Khi cúng xong, mọi người lên nhà sàn dự tiệc.

– Các hoạt động ấy được liệt kê theo trình tự thời gian diễn ra buổi lễ.

Câu 3 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

– Câu tường thuật sự kiện:

+ Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc.

+ Mở đầu buổi tiệc, theo truyền thống mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ uống ly rượu đầu tiên, sau đó mới mời khách theo thứ bậc tuổi tác.

Đọc thêm:  Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ngắn gọn - VnDoc.com

– Câu miêu tả sự kiện: Trong thời gian dự tiệc, mọi người vừa ăn uống vui vẻ, vừa nhảy múa, ca hát trong âm thanh trầm bổng, dặt dìu của dàn cồng chiêng và nhiều nhạc cụ dân tộc khác như đàn tre, kèn môi, kèn lúa,…

– Câu thể hiện cảm xúc của người viết: Thật tưng bừng, náo nhiệt!

Câu 4 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

– Văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện. Vì văn bản này là văn bản trình bày, cung cấp thông tin, giải thích về sự vật, hiện tượng xoay quanh lễ hội cúng Thần Lúa của người Chơ-ro.

Câu 5 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Văn bản giúp em hiểu rằng thiên nhiên và con người có mối quan hệ gắn bó, khăng khít. Thiên nhiên cung cấp những giá trị vật chất, tinh thần để giúp đời sống con người đầy đủ hơn. Ngược lại, con người biết ơn, chăm sóc thiên nhiên thì sẽ nhận được những giá trị tốt đẹp mà thiên nhiên đem lại.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ soạn Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 bài Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro​​​​​​​ – sách Chân Trời Sáng Tạo chi tiết, đầy đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button