Cách cài đặt và sử dụng tiện ích bổ sung để tăng lực cho Google

Do Google Docs là trình soạn thảo văn bản nền web nên các tiện ích bổ sung (add-ons) cho nó cũng hoạt động tương tự như các tiện ích mở rộng trong trình duyệt web. Các add-on này được cung cấp bởi bên thứ ba và có chức năng bổ sung các tính năng và tiện ích nhằm phục vụ cho việc sử dụng Google Docs được dễ dàng hơn.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn đọc cách cài đặt và giới thiệu sẳn một số add-ons hữu ích mà có thể bạn sẽ dùng đến khi soạn thảo nội dung trên Google Docs, mời bạn đọc cùng tham khảo.

1. Cách cài đặt add-ons cho Google Docs

Lưu ý: Bạn cần khởi động lại trình duyệt web mới có thể sử dụng add-ons trong Google Docs.

2. Cách xóa add-ons trong Google Docs khi không sử dụng nữa

3. Một số các add-ons hữu ích dành cho Google Docs

LanguageTool

Add-ons này có chức năng tự động kiểm tra lỗi chính tả trong nội dung văn bản mà người dùng lựa chọn. Với khả năng hỗ trợ kiểm tra chính tả cho gần 20 ngôn ngữ và không thực hiện việc lưu trữ văn bản hay gửi nội dung soạn thảo của người dùng cho bên thứ ba nào cả nên LanguageTool cực kỳ an toàn và cho kết quả cực kỳ chính xác.

Giới hạn duy nhất ở LanguageTool chính là nó chỉ giới hạn kiểm tra chính tả cho 20.000 ký tự, nghĩa là bạn phải tô đen nội dung cần kiểm tra và chọn LanguageTool từ Add-ons để thao tác chứ không nên chọn tất cả nội dung văn bản. Tuy nhiên, giới hạn này có thể bị phá bỏ nếu bạn chịu bỏ ra khoảng 6USD/tháng.

Đọc thêm:  Bản đồ tỉnh Phú Yên chi tiết mới nhất 2023 - Địa Ốc Thông Thái

LanguageTool cũng hỗ trợ cả Microsoft Word nhưng chỉ khi bạn chịu bỏ phí mua gói nâng cấp mà thôi.

HelloSign

Như tên gọi, add-ons này cho phép người dùng Google Docs sử dụng các thiết bị như chuột hay bút stylus để ký các tài liệu văn bản trực tuyến.

Với tài khoản miễn phí, bạn sẽ bị giới hạn chữ ký trong 03 tài liệu, còn nếu nâng cấp lên gói cao cấp với giá gần 15USD/tháng, bạn có thể thoải mái không giới hạn chữ ký trong soạn thảo văn bản trực tuyến Google Docs.

Wolfram Alpha

Nghe có vẻ hơi… viễn tưởng nhưng công cụ tìm kiếm Wolfram Alpha, hay còn được gọi là “computational knowledge engine” là một bộ máy tìm kiếm nội dung bao quát và toàn diện nhất hiện nay. Đã có rất nhiều hãng công nghệ lớn đều áp dụng Wolfram Alpha vào mô hình, sản phẩm của họ. Điển hình là ứng dụng Siri của Apple sử dụng tính năng của Wolfram Alpha trong khoảng 25% kết quả tìm kiếm.

Chính vì lẻ đó, việc sử dụng Wolfram Alpha trong Google Docs giúp bạn tiết kiệm được kha khá thời gian trong việc tìm kiếm thông tin trong nhiều lĩnh vực, giúp cho việc tìm kiếm nội dung cho tài liệu được đầy đủ hơn.

Wolfram Alpha được cung cấp hoàn toàn miễn phí.

HelloFax

HelloFax cho phép người dùng có thể gửi và nhận Fax trực tuyến thông qua Google Docs đến hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới. Thao tác lại cực kỳ đơn giản. Tuy nhiên, HelloFax chỉ cho phép người dùng được gửi miễn phí 05 trang tài liệu cho một tập tin, nếu bạn cần gửi nhiều hơn 05 trang, hãy bắt đầu với gói cơ bản có giá 9.99USD/tháng với 300 trang.

Đọc thêm:  Anh DEAN NGUYỄN - Tạp chí thành công

Translate Plus

Translate Plus cung cấp khả năng dịch thuật ngay trong giao diện soạn thảo Google Docs, do đó bạn không cần phải di chuyển qua lại giữa tab soạn thảo và tab trình dịch thuật trong trình duyệt web. Với khả năng hỗ trợ trên 100 ngôn ngữ, bạn sẽ không khó để dịch nội dung mình cần sang ngôn ngữ nào đó.

Hi vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button