Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) ngắn gọn – VnDoc.com

Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) ngắn gọn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh tham khảo hiểu rõ về Vai trò của trạng ngữ theo trình tự luận cứ trong bài văn nghị luận để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo bài viết dưới đây.

I. Công dụng của trạng ngữ

Câu 1 trang 45 Ngữ văn 7 tập 2

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?

a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng […].

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở nền trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Vũ Bằng)

b) Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.

(Đoàn Giỏi)

Trả lời:

a)

  • Thường thường, vào khoảng đó → là trạng ngữ chỉ thời gian
  • Sáng dậy → chỉ thời gian
  • Trên giàn hoa lí → chỉ không gian
  • Chế độ tám chín giờ sáng → chỉ thời gian
  • Trên nền trời trong trong → chỉ không gian

b.

  • Về mùa đông → trạng ngữ chỉ thời gian

⇒ Các trạng ngữ trên xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc trong câu, là cho câu văn được đầy đủ, chính xác. Đồng thời nối kết các câu các đoạn với nhau tạo nên sự chặt chẽ và mạch lạc.

Đọc thêm:  Soạn bài Câu ghép (tiếp theo) ngắn gọn - VnDoc.com

Câu 2 trang 46 Ngữ văn 7 tập 2

Trong một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp các luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, nguyên nhân – kết quả…). Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy?

Trả lời:

Trong việc thể hiện trình tự lập luận của bài văn nghị luận, trạng ngữ là thành phần hình thành hoàn cảnh, điều kiện cho sự việc, cho dẫn chứng, và còn là phương tiện kết nối các câu trong đoạn, các đoạn trong bài.

II. Tách trạng ngữ thành câu riêng

Câu 1 trang 46 Ngữ văn 7 tập 2

Câu in đậm dưới đây có gì đặc biệt?

Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.

(Đặng Thai Mai)

Trả lời:

Câu in đậm là câu được tách ra từ câu trước và nó là trạng ngữ chỉ mục đích cho thành phần chủ – vị trong câu trước.

Câu 2 trang 46 Ngữ văn 7 tập 2

Việc tác câu như trên có tác dụng gì?

Trả lời:

Việc tách câu như vậy nhằm nhấn mạnh ý của trạng ngữ đứng sau (“để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó”)

III. Luyện tập

Câu 1 trang 47 Ngữ văn 7 tập 2

Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây:

a) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của nhà thơ.

Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.

Ở loại thứ hai, ta lại thấy ở nahf thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ… đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khyến…

(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)

b) Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Không sao đâu, vì… […] Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.

Đọc thêm:  Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi - Văn 10 - Loigiaihay.com

(Theo Trái tim có điều kì diệu)

Trả lời:

Công dụng trạng ngữ trong các câu:

a.

– Kết hợp các bài này lại: Trạng ngữ chỉ cách thức.

– Ở loạt bài thứ nhất; Ở loạt bài thứ hai: Trạng ngữ chỉ trình tự lập luận. Nhấn mạnh vê sự phong phú trong thơ Hồ Chí Minh.

b.

– Lần đầu tiên chập chững bước đi; Lần đầu tiên tập bơi; Lần đầu tiên chơi bóng bàn; Lúc còn học phổ thông: Trạng ngữ chỉ thời gian. Nhấn mạnh vào thời điểm.

– Về môn hóa: Trạng ngữ chỉ phương tiện.

Câu 2 trang 47 Ngữ văn 7 tập 2

Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây. Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành.

a) Bố cháu đã hi sinh. Năm 72.

(Theo báo Văn nghệ)

b) Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đớn li biệt, bồn chồn.

(Anh Đức)

Trả lời:

Các trạng ngữ được tách:

a. Năm 72: Nhấn mạnh thời điểm hi sinh.

b. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vắng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn: Làm nổi bật thông tin nòng cốt câu.

Câu 3 trang 48 Ngữ văn 7 tập 2

Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt. Chỉ ra các trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong những trường hợp ấy.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo 1:

Tiếng Việt giàu, tiếng Việt đẹp nằm ở từ vựng, ở ngữ âm, cú pháp, hơn nữa là những kiệt tác sản sinh từ tiếng Việt. Trong nền văn học nước nhà, “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), “Tuyên ngôn độc lập”(Hồ Chí Minh),…thật đáng tự hào về một lối sử dụng tiếng Việt. Để tạo nên những kiệt tác, các tác giả không ngừng làm phong phú vốn từ của tiếng Việt, vẽ màu cho ngôn ngữ tuyệt vời này.

→ Các trạng ngữ được sử dụng giúp bổ sung nghĩa cho câu và nối kết các câu trong đoạn tạo nên chặt chẽ, mạch lạc cho đoạn văn.

Đọc thêm:  Mẹo học tiếng Myanmar

Đoạn văn tham khảo 2:

“Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh hoa đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt; nhiều câu thơ vừa là họa, lại vừa là nhạc, ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải… Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Câu thơ tám chữ đã miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp.”

(Phạm Văn Đồng – Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt – 1966)

→ Trạng ngữ trong đoạn văn trên:

  • Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta
  • Ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải

→ Tác dụng: Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác;

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) ngắn gọn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hay và hữu ích giúp các em học sinh ghi nhớ kiến thức bài học nhanh chóng và dễ dàng, từ đó học tốt môn Ngữ văn 7 và đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra định kì môn Ngữ văn 7.

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Ngoài ra, VnDoc còn có chuyên mục Soạn bài lớp 7 và soạn văn 7 siêu ngắn. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm: Trạng ngữ là gì? Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ và Bài tập vận dụng

Mời các bạn tham khảo thêm: Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu tiếp theo (chi tiết)

Bài tiếp theo Soạn Văn 7: Cách làm văn lập luận chứng minh

  • Soạn Văn 7: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
  • Soạn Văn 7: Thêm trạng ngữ cho câu
  • Soạn Văn 7: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button