Vẽ sơ đồ truyền máu – Ôn tập môn Sinh học lớp 8 – VnDoc.com
VnDoc xin giới thiệu bài Vẽ sơ đồ truyền máu được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Câu hỏi: Vẽ sơ đồ truyền máu
Trả lời:
Giải thích:
– Nguyên tắc truyền máu:
+ Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch) và tránh nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
+ Truyền từ từ
+ Nhóm máu O có thể truyền cho các nhóm máu: A, B, AB (Nhóm máu O là nhóm chuyên cho)
+ Nhóm máu A có thể truyền cho các nhóm máu: A, AB.
+ Nhóm máu B có thể truyền cho các nhóm máu: B, AB.
+ Nhóm máu AB chỉ có thể truyền cho nhóm máu AB, nhận được các nhóm máu: O, A, B (Nhóm máu AB là nhóm chuyên nhận)
Cùng Top lời giải tìm hiểu về truyền máu nhé.
1. Truyền máu là gì?
Truyền máu là nhận máu hoặc nhận các chế phẩm máu được hiến từ người khác, bao gồm hồng cầu lắng, tiểu cầu hoặc huyết tương. Máu được lưu trữ trong một túi nhựa và máu được truyền qua dây truyền có kim tiêm gắn vào tĩnh mạch cánh tay. Việc truyền máu không gây đau nhưng bệnh nhân có thể hơi khó chịu vì kim được gắn vào tĩnh mạch cánh tay. Mỗi đơn vị máu thường được truyền hơn 2 đến 4 giờ.
Truyền máu thời đầu sử dụng toàn bộ máu, nhưng thực hành y học hiện đại thường chỉ truyền các thành phần của máu, chẳng hạn như hồng cầu, bạch cầu, huyết tương, các thành phần chống đông, và tiểu cầu.
2. Các biến chứng phổ biến nhất truyền máu là
– Phản ứng sốt không do tan máu
– Phản ứng lạnh -rùng mình
Các các biến chứng nghiêm trọng nhất, với tỷ lệ tử vong rất cao là
– Quá tải tuần hoàn liên quan đến truyền máu
– Tổn thương phổi cấp do truyền máu
– Phản ứng tan máu cấp tính do không hòa hợp ABO
Việc nhận biết sớm các triệu chứng gợi ý phản ứng truyền máu và báo cáo kịp thời cho ngân hàng máu là cần thiết. Các triệu chứng phổ biến nhất là ớn lạnh, rùng mình, sốt, khó thở, nhức đầu nhẹ, nổi mày đay, ngứa, và đau vùng sườn. Nếu bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này (trừ nổi mề đay và ngứa tại chỗ) xảy ra, nên ngừng ngay lập tức và duy trì đường truyền tĩnh mạch với dung dịch muối. Phần còn lại của sản phẩm máu và các mẫu máu không chống đông và chống đông của bệnh nhân sẽ được gửi đến ngân hàng máu để điều tra. Lưu ý: Nếu nghi ngờ không nên truyền lại, không truyền lại máu để lâu.Cần trì hoãn truyền máu cho đến khi biết được nguyên nhân của phản ứng, trừ khi khẩn cấp, trong trường hợp đó nên sử khối hồng cầu nhóm O Rh âm.
3. Các nguyên tắc truyền máu cơ bản
Sơ đồ truyền máu
Để đảm bảo sự an toàn trong quá trình truyền máu cơ bản, tránh tình trạng tai biến có thể xảy ra, quá trình truyền máu cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
– Để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây nên hiện tượng các hồng cầu ngưng kết phải truyền cùng nhóm máu
– Bên cạnh việc xác định đúng nhóm máu của người hiến và người nhận, cần thực hiện thêm phản ứng chéo tức là trộn huyết thanh của người nhận với hồng cầu của người hiến và trộn huyết thanh của người hiến với hồng cầu của người nhận. Máu sẽ chỉ được truyền cho người khi không xảy ra hiện tượng hồng cầu ngưng kết
– Những tai biến nghiêm trọng có thể sẽ xảy ra cho người nhận máu thậm chí là người nhận có thể tử vong nếu máu được truyền không hòa hợp
– Đối với những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà không có máu cùng nhóm, nguyên tắc tối thiểu bắt buộc phải tuân theo khi bắt buộc phải truyền máu khác nhóm đó là “hồng cầu người cho không bị ngưng kết với huyết thanh của người nhận”. Khi thực hiện truyền máu chỉ truyền máu với số lượng ít (250ml) với tốc độ truyền rất chậm
4. Trường hợp thiếu máu cấp
Bệnh nhân được chỉ định truyền máu khi xảy ra tình trạng thiếu máu cấp ở mức độ nặng hoặc thiếu máu cấp ở mức độ trung bình, nhưng hiện tượng chảy máu vẫn đang tiếp diễn hoặc vẫn còn hiện tượng tán huyết. Cụ thể, thiếu máu cấp được chia thành những mức độ sau:
Mất máu cấp mức độ nhẹ: Bệnh nhân bị mất máu ít hơn 500ml máu được xếp vào tình trạng mất máu nhẹ. Trong khi đó, mạch và huyết áp của bệnh nhân hoàn toàn bình thường, người bệnh tỉnh táo và tiếp xúc tốt.
Khi thực hiện truyền máu và các chế phẩm máu, cần phải thực hiện đúng quy trình
Mất máu cấp tính ở mức độ trung bình: Những trường hợp này bệnh nhân bị mất từ 500 ml đến 1.000ml máu. Đồng thời, mạch của bệnh nhân đập 100 – 120 lần/phút và huyết áp có thể cao hơn 90 mmHg. Tình trạng của bệnh nhân là mệt mỏi, không tỉnh táo và nước tiểu ít hơn bình thường.
Mất máu cấp tính ở mức độ nặng: Là những trường hợp bệnh nhân bị mất máu trên 1.000ml máu. Kèm theo đó là dấu hiệu mạch đập hơn 120 lần/phút, đôi khi không thể bắt mạch và huyết áp có thể bằng 0. Bệnh nhân có biểu hiện choáng, thiểu niệu và thậm chí vô niệu.
Trường hợp thiếu máu mạn tính
Đối với những bệnh nhân mắc phải tình trạng thiếu máu mạn tính thì bác sĩ thường chỉ định truyền máu khi người bệnh ở trạng thái thiếu máu nặng không bù trừ và khi truyền máu chỉ cần nâng Hb lên để bệnh nhân có thể cải thiện triệu chứng bệnh, không nâng Hb như mức bình thường. Đối với một số trường hợp huyết sắc tố lớn hơn 7 g% có thể không cần truyền máu.
–
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vẽ sơ đồ truyền máu. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8 và đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!