Mâm cúng giao thừa cần chuẩn bị những gì? Cách cúng chuẩn nhất

Những dịp tết đến xuân về nhà nhà nô nức mua sắm, dọn dẹp để chuẩn bị cái tết đầm ấm. Tuy nhiên, chuẩn bị mâm cúng giao thừa là việc hết sức quan trọng. Vì sao phải cúng giao thừa? Việc cúng như vậy có quan trọng không và việc chuẩn bị mâm cúng như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp tất tần tật qua bài viết sau.

Vì sao phải cúng giao thừa?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, cúng giao thừa hay còn gọi là cúng trừ tịch có ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

Người Việt tin rằng, mỗi năm có các vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan cai quản hạ giới khác nhau. Cứ hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống cai quản hạ giới trong năm mới. Cúng đêm giao thừa trong dân gian như là buổi tiệc để “tống cựu nghinh tân”, tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghinh đón những vị thần mới. Xin các vị thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc.

cung-giao-thua-2
Mâm cúng giao thừa trong nhà

Theo Nhất Thanh, Hành khiển có ông thiện, ông ác. Vì vậy, có nhiều năm người dân phải chịu thiên tai, hạn hán, lụt lội, mất mùa, đói kém hay dịch tễ, chết hại. Người ta làm lễ trừ tịch vào thời khắc giao thừa để tiễn vị thần năm cũ và đón vị thần năm mới. Vị thần cũ giao lại công việc để thần mới tiếp nhận (trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm).

Hướng dẫn chuẩn bị cúng giao thừa trong nhà

Với hai nghi thức cúng vào giao thừa trong nhà và ngoài trời nên cũng có hai phần chuẩn bị khác nhau. Để chuẩn bị cho mâm lễ cúng đêm giao thừa bao gồm: ngũ quả, vàng hương, đèn nến, cau trầu, muối, gạo, trà, rượu, mâm lễ mặt, gà trống luộc, bánh chưng,… Mọi nghi thức và mâm cỗ đều được chuẩn bị thực hiện với tấm lòng thành của gia chủ.

Đọc thêm:  Văn khấn chuyển bàn thờ, thủ tục cần chuẩn bị đầy đủ và chi tiết nhất

Chuẩn bị cho mâm cúng giao thừa trong nhà 3 vùng miền Bắc Trung Nam đều có truyền thống chuẩn bị mâm cỗ theo một cách khác nhau.

  • Mâm cúng giao thừa miền Bắc thường thiên về các món ăn truyền thống với số món ăn trên đĩa và bát như nhau: 4 bát 4 đĩa, 6 bát 6 đĩa,…Các món ăn đặc trưng điển hình như: Bát canh măng móng giò, bát bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, đĩa thịt gà luộc, đĩa giò lụa, đĩa nem, đĩa giò xào, đĩa hành muối, đĩa bánh chưng.
  • Mâm cúng đêm giao thừa miền Trung thì phải bao gồm bánh tét, đĩa gà bóp rau răm, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, dưa giá, đĩa cá chiên, đĩa ram…Hoặc một số nơi sẽ có các món như: cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa, xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi
  • Mâm cúng giao thừa miền Nam do đặc trưng thời tiết nóng nên người Nam thường cúng mâm cỗ có các món ăn nguội. Một số món ăn điển hình như: canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho hột vịt, gỏi tôm thịt, chả giò, dưa giá, củ kiệu, bánh tét ăn kèm củ cải ngâm nước mắm…

Sau đây là tổng hợp các món ăn thường xuất hiện trong mâm lễ cúng vào giao thừa truyền thống của người Việt Nam:

  • Gà luộc.
  • Chả giò lụa, nem.
  • Bánh chưng.
  • Thịt đông.
  • Dưa món.
  • Dưa hành muối.
  • Cá rán.
  • Canh măng.
  • Trầu cau.
  • Gạo muối.
  • Hoa quả.
  • Chè, rượu.
  • Vàng mã.
  • Hương (nhang), đèn, nến.

Mâm lễ cúng ngoài trời nhìn chung không có quá nhiều khác biệt so với mâm cúng trong nhà. Mâm cúng bao gồm:

  • Gà trống luộc nguyên con.
  • Đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng.
  • Rượu, trà.
  • Bánh kẹo, hoa quả, trầu cau.
  • Đĩa gạo muối.
  • Hương (nhang), đèn, nến.
cung-giao-thua-1
Mâm cúng giao thừa miền Bắc

Cách chuẩn bị bày mâm cúng giao thừa ngoài trời

Gia chủ nên đặt mâm lễ ở hướng Nam tượng trưng cho Hỷ thần, còn hướng Đông sẽ tượng trưng cho thần tài.

Đọc thêm:  Ốc Gai Sống Size Lớn - Hải Sản Hoàng Gia

Bước 1: Đặt một chiếc bàn chắc chắn, trải khăn rồi đặt mâm lên.

Bước 2: Sắp xếp đồ lễ

  • Gà: Miệng gà cho ngậm 1 bông hoa hồng đỏ, đặt đĩa gà quay hướng đầu ra phía ngoài vành mâm. Bạn đặt gà vào giữa mâm.
  • Bánh chưng: Bóc bỏ phần lá bánh, cởi bỏ dây, không cắt, đặt bánh bên cạnh đĩa gà.
  • Xôi gấc: Nếu bạn cúng xôi thì đặt thay vị trí của bánh chưng.
  • Giò lụa: Lột bỏ vỏ, cắt thành một khoanh giò (không cắt nhỏ), đặt vào đĩa nhỏ, đặt bên cạnh đĩa bánh chưng.
  • Hoa quả: Đặt phía sau đĩa bánh chưng và gà.
  • Vàng mã, trầu cau đặt trên vành mâm.
  • Gạo, muối cho vào đĩa hoặc chén nhỏ, đặt bên cạnh đĩa hoa quả.
  • Đèn, nến đặt bên cạnh đĩa hoa quả.
  • Rượu, nước đặt trước mâm lễ.
  • Mũ cánh chuồn để bên cạnh hoặc phía sau mâm lễ (nếu mâm còn rộng).
  • Lọ hoa tươi để bên cạnh.
  • Hương thắp cháy có thể cắm vào đĩa xôi, chén gạo hoặc để dưới mâm.

Trong lễ cúng giao thừa, mâm cỗ thường bao gồm các vật phẩm quần áo, mũ, ủng quan thần linh cùng với vàng và tiền. Năm Quý Mão 2023 Quan hành khiển sẽ là Trịnh Vương Hành khiển, Thạch Tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quanthuộc hành thủy nên bạn có thể chuẩn bị quần áo, mũ, ủng màu màu đen hoặc xanh nước biển.

Các gia đình có thể chuẩn bị cỗ ngọt và chay cùng hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết và các loại đồ uống khác để thay thế mâm cỗ mặn cũng giao thừa ngoài trời. Tùy vào điều kiện kinh tế hoặc phong tục của mỗi nơi mà bạn có thể chuẩn bị mâm lễ cúng giao thừa khác nhau. Chỉ cần có lòng thành kính thì nén hương, chén rượu thì các vị hành khiển cũng vẫn ghi nhận.

Nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước

Đầu tiên chúng ta phải hiểu được mục đích và ý nghĩa của cúng đêm giao thừa ngoài trời và trong nhà. Khi biết được điều này, chắc chắn các bạn sẽ dễ dàng biết được hướng cúng và thứ tự cúng kiến thế nào cho đúng.

  • Cúng đêm giao thừa trong nhà: gia chủ dâng lễ vật lên chư vị tiên linh và ông bà tổ tiên, đón rước ông bà về ăn tết, sum vầy với các thành viên trong gia đình.
  • Cúng đêm giao thừa ngoài sân: Như các bạn đã biết, mỗi năm Ngọc Hoàng điều cho một vị thần Hành Khiển xuống trần gian tại nhà gia chủ để quan đốc mọi chuyện. Do vậy cúng giao thừa ngoài sân mang ý nghĩa là tiễn đưa vị quan Hành Khiển cũ và chào đón vị quan Hành Khiển mới. Thời khắc này diễn ra rất nhanh, vì vậy, gia chủ phải thực hiện lễ cúng nhanh chóng và trang nghiêm.
Đọc thêm:  Top 20 lời chúc Tết bằng tiếng Nhật được sử dụng phổ biến nhất
cung-giao-thua
Nên cúng giao thừa ở trong nhà hay ngoài trời trước

Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng giao thừa

  • Sau khi thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời nhằm đón quan Hành khiển mới, tiễn quan Hành khiển cũ thì gia chủ mới làm lễ cúng giao thừa trong nhà.
  • Mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất. Mặc dù có thể tùy vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của từng gia đình để chuẩn bị mâm cúng cho hợp lý tuy nhiên, cũng không nên chuẩn bị quá sơ sài bạn nhé.
  • Tùy phong tục từng vùng miền và địa phương sẽ có mâm cỗ cúng khác nhau nhưng trên cơ bản bạn cần có hương, đèn, trà rượu, muối gạo, hoa quả, xôi, bánh chưng,…
  • Bên cạnh đó, vào đêm cúng giao thừa, người trong gia đình cần hòa thuận, tránh tình trạng cãi vã, to tiếng với nhau, tránh làm đổ vỡ đồ vật…
  • Không nên soi gương vào đêm giao thừa vì quan niệm người xưa cho rằng như vậy có thể nhìn thấy ma quỷ, đồng thời khiến cả năm gặp điều không may.

Văn khấn giao thừa trong nhà và ngoài trời chuẩn nhất 2023

Văn khấn cúng Giao thừa ngoài trời theo sách Văn khấn Nôm

Bài cúng giao thừa trong nhà chi tiết, đúng chuẩn 2023

Trên đây là thông tin về chuẩn bị cho cúng đêm giao thừa mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Mong rằng qua bài viết trên các bạn sẽ thêm nhiều kiến thức về mâm cúng giao thừa và có đêm giao thừa ấm cúng bên gia đình nhé.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button