Chữa lỗi về quan hệ từ – Ngữ văn 7 – HOC247

Đề bài: Phát hiện và sửa lại các lỗi về sử dụng quan hệ từ trong các đoạn văn sau:

Đoạn 1

(1) Đoạn trích Côn Sơn Ca vẽ nên cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp, nên thơ của Côn Sơn và thể hiện sự giao hòa trọng vẹn giữa con người thiên nhiên. (2) Điều đó bắt nguồn từ nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi. (3) Hình ảnh nhà thơ thật an nhàn và lịch lãm trong khung cảnh thiên nhiên. (4) Với hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh Côn Sơn thực nên thơ, hấp dẫn làm sao!

Đoạn 2

(1) Nét nổi bật và bao trùm của con người Nguyễn Trãi là tấm lòng ưu ái, là hoài bão giúp đời, thờ vua, vì nước, cứu dân. (2) Vì thế tấm lòng ưu ái và những tình cảm yêu thiên nhiên được thể hiện trong đoạn trích “Côn Sơn ca” không có gì là trái ngược cả, mà nó vẫn thống nhất. (3) Ông không chỉ là người yêu nước, không chỉ là người thương dân, ông yêu thiên nhiên sâu sắc. (4) Tâm hồn thi sĩ đã hòa quyện cùng thiên nhiên, đất nước.

Đoạn 3

(1) Học xong đoạn trích “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi, em rất thích. (2) Từ đó, em hiểu được tấm lòng cao cả, vì dân, vì nước của ông. (3) Tuy nhiên, đoạn trích này, hình ảnh Nguyễn Trãi hiện lên là một con người hoàn toàn khác, yêu thiên nhiên, gắn bó, chan hòa và thiên nhiên. (4) Tất cả mọi vật như ngừng lại để chỉ còn Nguyễn Trãi – một thi sĩ với cảnh trí Côn Sơn tươi đẹp. (5) Tâm hồn thi si, cái “ta” của Nguyễn Trãi đang giao hòa với cảnh vật Côn Sơn.

Đọc thêm:  Giải thích câu nói “Học đi đôi với hành” - Sách Hay 24H

Gợi ý làm bài

a. Ở đoạn văn 1

  • Lỗi sai
    • Thiếu quan hệ từ “với” ở câu (1)
    • Thừa quan hệ từ “với” ở câu (4)
  • Sửa lại
    • Câu (1) thêm quan hệ từ “với”.
    • Câu (4) bỏ quan hệ từ “với”.

(1) Đoạn trích “Côn Sơn Ca” vẽ nên cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp, nên thơ của Côn Sơn và thể hiện sự giao hòa trọng vẹn giữa con người với thiên nhiên. (2) Điều đó bắt nguồn từ nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi. (3) Hình ảnh nhà thơ thật an nhàn và lịch lãm trong khung cảnh thiên nhiên. (4) Hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh Côn Sơn thực nên thơ, hấp dẫn làm sao!

b. Ở đoạn văn 2

  • Lỗi sai
    • Ở câu (3)
      • Dùng thừa quan hệ từ “không chỉ” và cụm từ “là người” vì chúng không có tác dụng liên kết các ý trong câu văn.
      • Dùng thiếu quan hệ từ “mà”. “còn”
  • Sửa lại
    • Ở câu (3)
      • Bỏ quan hệ từ “không chỉ” và cụm từ “là người”.
      • Thêm quan hệ từ “mà”. “còn”

(1) Nét nổi bật và bao trùm của con người Nguyễn Trãi là tấm lòng ưu ái, là hoài bão giúp đời, thờ vua, vì nước, cứu dân. (2) Vì thế tấm lòng ưu ái và những tình cảm yêu thiên nhiên được thể hiện trong đoạn trích “Côn Sơn ca” không có gì là trái ngược cả, mà nó vẫn thống nhất. (3) Ông không chỉ là người yêu nước, thương dân mà ông còn yêu thiên nhiên sâu sắc. (4) Tâm hồn thi sĩ đã hòa quyện cùng thiên nhiên, đất nước.

Đọc thêm:  Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Kanji: Cách đọc, Cách Viết, Bài Tập

c. Ở đoạn văn 3

  • Ở câu (3) sai vì
    • Thiếu quan hệ từ “qua”
    • Dùng quan hệ từ “và” không thích hợp về nghĩa.
  • Ở câu (5) sai
    • Dùng sai quan hệ từ “với”
  • Sửa lại
    • Ở câu (3)
      • Thêm quan hệ từ “qua”.
      • Thay quan hệ từ “và” bằng “với”.
    • Ở câu (5)
      • Thay quan hệ từ “với” bằng “cùng”

(1) Học xong đoạn trích “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi, em rất thích. (2) Từ đó, em hiểu được tấm lòng cao cả, vì dân, vì nước của ông. (3) Tuy nhiên, qua đoạn trích này, hình ảnh Nguyễn Trãi hiện lên là một con người hoàn toàn khác, yêu thiên nhiên, gắn bó, chan hòa với thiên nhiên. (4) Tất cả mọi vật như ngừng lại để chỉ còn Nguyễn Trãi – một thi sĩ với cảnh trí Côn Sơn tươi đẹp. (5) Tâm hồn thi si, cái “ta” của Nguyễn Trãi đang giao hòa cùng cảnh vật Côn Sơn.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button