Cho tôi 3 phút và tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bảng đo mắt

Bảng đo mắt là một trong những dụng cụ giúp bác sĩ, chuyên gia khúc xạ sử dụng khi đo khám mắt. Vậy hiện nay, loại bảng nào được dùng phổ biến tại bệnh viện, tiệm kính? Cách đọc bảng đo thị lực có khó không? Có thể dựa vào kết quả kiểm tra để ước tính độ cận của mắt? Tất cả những gì bạn muốn biết sẽ được Titan giải đáp ngay dưới đây!

Không tốn thời gian đâu! Cho Titan 3 phút và chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bảng đo mắt chính xác nhé!

Các loại bảng đo mắt cận được dùng phổ biến

Thứ nhất, bảng đo mắt chữ C hay còn gọi là vòng Landolt. Đây là dạng bảng đo có in hình các vòng tròn hở giống hình dáng chữ C. Những chữ C này được xoay theo nhiều hướng khác nhau như: trái, phải, trên, dưới, góc 45 độ… Khi đo mắt, bạn sẽ được hướng dẫn nhìn chữ C và cho biết chữ C quay về hướng nào. Kích thước chữ C giảm dần cho đến khi bạn không thể nhận định được hướng quay của nó nữa.

Thứ hai, bảng đo mắt cận chữ E hay còn gọi là biểu đồ E lộn nhào. Cách đọc bảng đo mắt chữ E tương tự với bảng chữ C. Cả hai loại bảng này được dùng với trẻ em hoặc người chưa biết chữ. Khoảng cách giữa bảng đo thị lực với mắt người bệnh là 5m.

Đọc thêm:  Đề thi học kì 1 Văn lớp 11: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn

Thứ ba, bảng đo mắt cận thị Snellen dành cho người biết chữ. Dạng bảng này có nhiều chữ cái khác nhau và được sắp xếp theo thứ tự lớn (trên) – nhỏ dần (phía dưới). Một bảng đo Snellen đúng tiêu chuẩn gồm 11 dòng. Người được đo mắt đứng cách bảng 5m và đọc theo hướng dẫn từ chuyên viên khúc xạ. Lần lượt sẽ đọc từ trên xuống dưới, trái sang phải cho đến khi không xác định chữ được nữa.

Thứ tư, bảng đo thị lực hình sử dụng hình ảnh của các con vật có màu đen. Kích cỡ hình ảnh con vật sẽ giảm dần từ trên xuống, cách đọc bảng đo mắt hình tương tự bảng Snellen. Dạng bảng này thích hợp sử dụng với trẻ em, các bé chưa đi học nhưng đã biết nhận diện con vật.

Kích thước bảng đo thị lực là bao nhiêu?

Theo tìm hiểu, mỗi dạng bảng đo mắt sẽ có kích thước khác nhau. Điểm chung của cả 4 loại bảng đo được đề cập trước đó là khoảng cách giữa bảng và người cần đo thị lực là 5m.

Ví dụ: bảng đo thị lực chữ C 10/10 có kích thước 31×84 cm. Trong khi bảng đo mắt chữ ZU có kích thước 62×26 cm.

Bạn có thể thử bảng đo mắt cận tại các cơ sở y tế chuyên về mắt. Hoặc nếu muốn, bạn hãy tự mua để làm vật dụng cho cách đo thị lực tại nhà. Lưu ý thêm, nếu đo ở nhà thì không nên dùng kết quả đó để cắt kính cận. Bởi lẽ ngoài bảng đo thì phải dùng thêm máy đo thị lực khi đo mắt cận. Hơn nữa, toàn bộ quá trình phải được hướng dẫn bởi những người có chuyên môn về khúc xạ. Nếu tự đo, kết quả chỉ giúp dự đoán thị lực có vấn đề hay không mà thôi. Để cắt kính đúng độ cận từng mắt, hãy bớt chút thời gian đi đo khám mắt. Chỉ mất tầm 20 – 30 phút mà thôi, dù bạn là người bận rộn thì vẫn thu xếp được.

Đọc thêm:  Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương - TaimienPhi.vn

Cách đọc bảng đo thị lực tiêu chuẩn

Người cần khám mắt đứng/ngồi cách bảng đo mắt khoảng 5m. Bài kiểm tra được thực hiện bằng cách: che một mắt – mắt còn lại quan sát bảng. Người hướng dẫn sẽ lần lượt chỉ từng chữ cái (hoặc hình vẽ) theo thứ tự từ trên xuống – trái sang phải. Dừng lại khi người bệnh không đọc được nữa.

  • Nếu thị lực của bạn bình thường, mắt sẽ đọc được các chữ ở hàng số 8. Nghĩa là mắt có tầm nhìn 20/20.
  • Nếu mắt bị tật khúc xạ hay bị bệnh nào đó thì chỉ có thể đọc rõ nhất ở hàng số 5.
  • Riêng các dòng số 9, 10, 11 ít được dùng vì nếu đọc rõ ở khoảng cách 5m thì chứng tỏ tầm nhìn của bạn còn tốt.

Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Titan khi có nhu cầu đo mắt và cắt kính. Titan cam kết phân phối kính chính hãng với chính sách hỗ trợ hấp dẫn. Liên hệ với Titan qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh YoutubeFanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh. Chúng tôi sẽ tư vấn và giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho vấn đề của mình.

Phong Linh

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button