Bình luận về ý kiến: Máu thịt và linh hồn của văn học là hình tượng

Đề bài: “Máu thịt và linh hồn của văn học là hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ”. Từ việc tìm hiểu bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, anh(chị) hãy bình luận ý kiến trên

Bài làm

Quang Dũng là một chiến sĩ yêu nước mang trong mình một tâm hồn thơ đầy lãng mạn và máu lửa. Các tác phẩm của ông luôn là những bài thơ giàu cảm xúc, hình ảnh, và đặc biệt là rất máu lửa thể hiện đúng cuộc sống của những người lính thời chiến. Điều này thể hiện rõ nhất qua nhận định rằng: “ Máu thịt và linh hồn của văn học là hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ”. Ý kiến này mang tính đúng đắn và được biểu hiện qua nhiều bài thơ của ông, trong đó tiêu biểu nhất là tác phẩm “ Tây tiến” – một bản hùng ca đầy oanh liệt.

Bài thơ “Tây tiến” được Quang Dũng sáng tác vào những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt. Nó là một bản tình ca với những ngôn từ giàu sức gợi hình, gợi cảm thể hiện nỗi nhớ Việt Bắc nồng nàn, đồng thời nói lên khung cảnh thiên nhiên hung vĩ nơi núi rừng mà ông đã từng công tác. Ông đã nhận thức được rằng chính ngôn từ đã làm nên sức hấp dẫn của những tác phẩm của mình, nó không chỉ giúp bài thơ trở nên sâu lắng, trữ tình hơn mà còn giúp thể hiện được những tâm tư, tình cảm của tác giả. Không những thế, những hình tượng của văn học là “ máu thịt và linh hồn” đều được xây dừng bằng những ngôn từ đẹp đẽ. Một cơ thể muốn tồn tại và phát triển được thì phải có máu thịt và một linh hồn bên trong nó và văn học cũng vậy. Muốn một tác phẩm trường tồn , được mọi người công nhận và nhớ đến nét độc đáo thì bài thơ đó phải có có một hình tượng nghệ thuật riêng biệt, tất nhiên ngôn từ của nó cũng phải sáng tạo và tinh tế. Chính vì vậy có thể nói ngôn từ chính là nguồn sống của một tác phẩm văn học.

Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 8: Cảm nhận bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Sơ

Ở bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng bằng những ngôn từ lãng mạn và bi tráng đã thể hiện được vẻ đẹp và nỗi nhớ vùng núi Tây Bắc:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi.

Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.

Hai câu thơ mở đầu bài thơ đã mở ra một khoảng không gian rừng núi chơi vơi và rộng lớn. Khung cảnh ấy vừa thực lại vừa mơ, vừa tồn tại ở hiện thực vừa tồn tại trong hoài niệm. Nó giống như một lời gọi đầy thân thương của tác giả, gọi cả vùng Tây Tiến, cả con sông Mã hùng vĩ, gọi về cả những kĩ niệm chiến đấu hào hùng, bi tráng trước đây. Những địa danh nổi tiếng như sông Mã, Tây Tiến, Sài Khao, Mường Lát là những nơi đã chứng kiến từng đoàn quân của ta xuất trận, ở đó có những khó khăn, khổ cực nhưng cũng có rất nhiều cảnh đẹp. Đoàn quân bước đi trong đêm, mà sương buốt lạnh nơi núi rừng như đè lặng lên bờ vai của các chiến sĩ, khiến họ mệt mỏi. Ấy vậy mà họ chẳng chùn bước, hình ảnh “hoa về trong đêm” như muốn động viên đoàn quân bước tiếp, giúp họ xua tan đi những mệt nhọc của cuộc hành trình. Sự khó khăn, gian khổ của cuộc hành quân không chỉ thể hiện qua thời tiết khắc nghiệt, sương đêm giá lạnh mà còn thể hiện ở con đường “ khúc khủyu” mà các anh bộ đội phải bước đi hàng ngày:

binh luan ve y kien mau thit va linh hon cua van hoc la hinh tuong nghe thuat - Bình luận về ý kiến: Máu thịt và linh hồn của văn học là hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ trong bài thơ Tây tiến

Bình luận về ý kiến: Máu thịt và linh hồn của văn học là hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ trong bài thơ Tây tiến

“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm,

Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

Đoạn thơ đã cho ta thấy nghệ thuật dùng từ của Quang Dũng quả thực rất độc đáo và sáng tạo. Hai từ láy “khúc khuỷu” và “ thăm thẳm” được dùng có giá trị tạo hình sâu sắc, cho thấy sự nguy hiểm, gian nan của cuộc hành trình. Núi cao, dốc thẳm, trập trùng nối tiếp như muốn cản bước chân của những người chiến sĩ yêu nước. Ấy vậy, họ lại vượt qua tất cả để bước tiếp một cách lạc quan và vô tư. Hình ảnh “ súng ngửi trời” là một phép nhân hóa độc sắc, ý chỉ những khẩu súng ấy lúc nào cũng hướng lên bầu trời, sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào. Cặp đối từ “ lên” – “xuống” cùng một loạt các trạng từ như “ cao”, “xuống”, “xa” cho thấy quãng đường dài đằng đẵng toàn những khó khăn vất vả đang chờ đợi họ. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên không chỉ dừng lại ở cung đường, ngọn núi, thời tiết mà nó còn có cả những loài thú dữ luôn sẵn sàng làm hại con người:

Đọc thêm:  Dàn ý suy nghĩ về ý kiến: Một trong những tổn thất không có gì bù đắp

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.”

Thác “gầm thét” dường như vẫn chưa đủ, đêm đêm đoàn quân vẫn phải đối mặt với thú dữ, với hổ cọp, đúng là khó khăn chồng chất khó khăn. Phải đối mặt với rừng thiêng, nước độc, tính mạng lúc nào cũng gặp nguy hiểm nhưng những người bộ đội vẫn vui vẻ, ân nghĩa, trọn tình:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục bên súng mũ bỏ quên đời”

Giọng thơ đến đây như trùng xuống, trầm lắng, khiến người đọc cảm thấy man mác buồn, xót thương cho những khó khăn mà các anh chiến sĩ đang phải chịu đựng. Sự mệt mỏi, vất vả gian nan khiến cho những bước chân ấy nặng trĩu, chẳng bước nổi. Họ đã dành cả tuổi thanh xuân, quãng thời gian đẹp nhất của một đời người để chiến đấu, giành lại độc lập cho dân tộc. Họ gục ngã vì mệt, vì đói, vì rét, họ muốn quên đi những vất vả thường ngày, nhưng lí trí không cho họ làm như vậy, vẫn còn quá nhiều việc cần làm ở phía trước. Để rồi những chiến sĩ ấy đứng dậy, bước đi mạnh mẽ hơn:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Đọc thêm:  So sánh Mị và Chí phèo hay nhất (6 mẫu) - Văn 12 - Download.vn

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.”

Đến đây, những khó khăn, vất vả của cuộc hành trình như tan biến, thay vào đó là vẻ đẹp của thiên nhiên, con người. Quang Dũng không chỉ nhớ núi rừng, nhớ thiên nhiên hùng vĩ, mà ở đó còn có người khiến ông phải ngày đêm mong nhớ. Những kỉ niệm đẹp về khoảng thời gian khi còn hành quân như “ hội đuốc hoa”, em gái xiên hay “ hoa đong đưa” càng làm cho lòng tác giả thêm vấn vương. Những người lính tuy phải đối mặt với cuộc sống khổ cực, tính mạng bị đe dọa bất cứ lúc nào nhưng họ vẫn luôn vui vẻ, lạc quan, yêu đời.

Đoạn thơ cuối là đoạn thơ thể hiện khí thế anh hùng, quả cảm nhất của cả bài:

“Rải rác bên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào tay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

Đoạn thơ thể hiện nỗi đau thương, sự hi sinh của những người lính nhưng bằng cách sử dụng từ ngữ khéo léo, những cảnh tan thương mất mát lại trở nên hùng vĩ và đẹp đẽ. Hình ảnh “ đời xanh”, “ áo bào tay” là những từ hình ảnh đẹp. Những người lính đã hy sinh cả tuổi đời để phục vụ tổ quốc , phục vụ quê hương. Trên con đường ấy, có nhiều người đã ngã xuống, đã về với đất mẹ nhưng những công lao, lí tưởng cao đẹp của họ thì vẫn còn đó, trường tồn hùng vĩ như con sông Mã.

“Tây Tiến” là một bài thơ hay không chỉ về nội dung mà cả về nghệ thuật. Quang Dũng bằng cách sử dụng ngôn từ, hình ảnh độc đáo đã gợi tả được vẻ đẹp của vùng núi Tây Bắc cũng như tinh thần anh dung, quả cảm, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tổ quốc.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button