Lũ ống là gì? Lũ quét là gì? Thường xảy ra ở đâu và khi nào?

Lũ quét, lũ ống là hiện tương thiên tai đáng gờm, thường xảy ra ở khu vực miền núi, tàn phá lớn cho khu vực hạ lưu, gây thiệt hại về người và của vô cùng nặng nề. Vậy lũ ống, lũ quét là gì? Chúng xảy ra khi nào? Hậu quả mà lũ ống, lũ quét để nặng nề như nào? Và chúng khác nhau ở đâu? Biện pháp phòng chống như thế nào?

1. Lũ ống là gì?

Lũ ống là hiện tương thiên nhiên xảy ra nhiều trong mùa mưa và thường có ở khu vực miền núi, các lưu vực nhỏ, nơi có địa hình khép kín bởi các dãy núi cao bao quanh.

2. Lũ quét là gì?

Lũ quét là một loại lũ được hình thành khi một khối lượng nước lớn di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp.

3. Quá trình hình thành lũ ống, lũ quét:

3.1. Quá trình hình thành lũ ống:

Do địa hình không bằng phẳng nên ở miền núi có nhiều dãy núi cao đan xen nhau và kéo dài, ở giữa là các thung lũng, khe, suối và sông nhỏ.Tại những vị trí khe suối, sông nhỏ chảy qua hai bên sườn đồi núi thung lũng bị khép lại làm cho đường thoát nước bị hẹp dần và co thắt ở 1 điểm, đó là nơi sinh ra lũ ống. Khi mưa ở thượng nguồn lớn, nước đổ về nhiều, điểm co thắt không thoát nước kịp làm cho nước dâng nhanh ở phía trên và tạo dòng chảy xiết ở phía dưới eo co thắt nên hình thành lũ ống.

Cũng chính vì địa hình không bằng phẳng này làm cho nước ở trên cao đổ về bị nghẽn lại gây nguy hại cả cho phía trên và phía dưới eo thắt. Vùng trên của lũ bị tàn phá bởi nước dâng cao và tồn đọng lâu, phần dưới hứng chịu những đợt nước xiết có năng lượng rất mạnh đổ tràn xuống hạ lưu cuốn tất cả mọi thứ trên đường đi.

3.2. Quá trình hình thành lũ quét:

Lũ quét được hình thành do những cơn mưa dông, bão nhiệt đới hay một khối lượng lớn băng trên núi tan chảy một cách đột ngột hoặc do đập thủy điện bị vỡ, xả lũ đập thủy điện, đập chứa nước một cách vội vàng với khối lượng nước xả hàng ngàn mét khối/giây.Và số lượng để tạo thành lũ quét tùy thuộc vào độ rộng và độ dốc của con sông bên dưới đập.

Đọc thêm:  Thả thính là gì? Những câu nói thả thính là dính - Chanh Tươi Review

Lũ quét có một sức tàn phá rất khủng khiếp, đặc biệt là khi địa hình có độ dốc lớn và dòng chảy không bị ngăn trở nhiều. Con người đã và đang chặt phá cây cối, đốt nương bừa bãi làm cho nhiều cánh rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ trơ trụi. Vì vậy, dòng chảy của lũ quét xảy ra sẽ càng nhanh, mạnh, tạo ra sức tàn phá vô cùng lớn.

4. Lũ ống, lũ quét thường xảy ra ở đâu và khi nào?

– Lũ ống: Lũ ống xảy ra ở những khu vực núi đá vôi, vì khi lượng mưa lớn thì nước tập trung nhanh về các hồ, động ngầm, làm mực nước dâng cao áp lực lớn gây ra lũ ống tại các cửa hang, khe núi.

– Lũ quét: Lũ quét xảy ra vào đầu mùa mưa, ở vùng núi và các địa hình dốc tạo ra dòng chảy mạnh và tốc độ chảy xiết và xuất hiện ở những nơi gần đồi núi,vùng địa hình có mật độ che phủ thực vật thấp, dẫn đến bề mặt lớp đất không ổn định, chảy tràn vào các thung lũng, cuốn phăng mọi cản trở trên đường, kể cả nhà cửa. Khi dòng nước lớn tuôn chảy từ trên cao xuống với tốc độ cao gặp lực cản lớn sẽ bị dội ngược lại, va vào dòng nước nối tiếp đang đổ về tạo ra nhiều xoáy nước hút tất cả mọi thứ xung quanh, làm cho mực nước dâng nhanh hơn và nguy hiểm hơn.

Thiên nhiên ngày càng đáng sợ, mức độ thiệt hại mà nó gây ra cho cuộc sống con người cũng ngày càng tàn khốc, mạnh mẽ hơn. Những năm gần đây, trên TV, báo chí, mạng xã hội tràn ngập những hình ảnh, video về sức tàn phá của cơn lũ. Số người mất tích, chết nhiều hơn, nhà cửa, trường học, cầu cống, đường xá,vật nuôi, cây trồng, tài sản mà nhiều gia đình cố gắng tích góp bao lâu trong phút chốc đã bị lũ dữ cuốn trôi sạch.

Vào tháng 8 năm 2008 lũ dữ đã xóa sổ một ngôi làng ở thôn Tùng Chỉn, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai làm 19 người thiệt mạng.

Ngày 17/8/2020, tại huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên, dòng lũ đã cuốn trôi hàng chục ngôi nhà, trường học, công trình dân sinh, thiệt hại về kinh tế-xã hội chưa thể thống kê hết được.

Đọc thêm:  Mẫu giấy phép xây dựng có thời hạn (Cập nhật 2023) - Luật ACC

Còn rất nhiều các vùng khác chịu hậu quả tàn khốc,, như gây sạt lở đất, lở núi, điều đó đã làm cho con người phải mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ để khắc phục hậu quả.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gần đây cho thấy, cả nước hiện có hơn 14.377.680 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên hơn 10.242.140 ha, rừng trồng hơn 4.135.500 ha. Diện tích rừng tự nhiên ngày càng suy giảm và chất lượng rừng cũng đang ở mức đáng báo động. Thực tế, diện tích rừng trồng không tăng tương ứng, cả về diện tích lẫn chất lượng che phủ.

Người dân càng ngày càng phá hủy rừng, đốt cháy rừng làm nương rẫy, lấy gỗ. Chính những hành động thiếu ý thức và vô tổ chức đấy đã gây ra thảm họa thiên tai. Hiện tượng thời tiết bất thường, nhiệt độ tăng cao, băng tan, mực nước biển dâng, mưa lũ, bão lốc, giông tố đang không ngừng gia tăng cả về số lượng lẫn sức mạnh.

Có thể thấy hậu quả của lũ quét và lũ ống gây ra thảm họa không hề nhẹ, thiệt hại về của cải và người nhiều vô kể. Người dân phải khắc phục hành động thiếu ý thức đấy và có những biện pháp để phòng chống bão lũ.

5. Những biện pháp phòng chống lũ quét, lũ ống:

– Khơi thông lòng dẫn tăng khả năng thoát nước lũ:

+ Loại bỏ các vật cản tự nhiên, hay nhân tạo ngăn chặn đường của dòng chảy lũ, phát quang cây cối, làm sạch các loại vật liệu rắn chất đống trong lòng dẫn để tránh chặn ngang dòng chảy.

+ Phá bỏ các công trình xây dựng không hợp lý, cải tạo hoặc bổ sung biện pháp công trình nhằm tăng khả năng thoát lũ tại các cầu, đập,…

– Xây dựng công trình ngăn lũ:

+ Việc áp dụng công trình ngăn lũ quét lũ ống còn rất mới cần có thời gian để nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm vì tính chất của lũ quét khác với lũ thông thường ở vùng trung du và đồng bằng.

+ Tham khảo một số phương pháp về phòng chống lũ quét, sạt lở do Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Nhật Bản đây là nước có nhiều kinh nghiệm trong việc chống đỡ với động đất, họ đề xuất biện pháp ngăn chặn các khu vực có nguy cơ lũ bùn đá bằng giải pháp xây đập ngăn.

– Hạn chế lũ quét bằng hồ chứa, đập kiểm soát:

+ Xây dựng các hồ chứa: chống lũ, tích nước phục vụ sản xuất, phát điện kết hợp với điều tiết lũ, phòng chống lũ quét. Đắp đập ngăn nước ở các khe suối, xây dựng hồ chứa nhỏ, vừa với nhiều kỹ thuật, biện pháp khác nhau trên cơ sở quy hoạch tổng thể những lưu vực có khả năng xuất hiện lũ quét cao, chú trọng bố trí tràn sự cố, kiểm tra điều kiện làm việc, an toàn các đập, hồ chứa.

Đọc thêm:  Cách kiểm tra đầu số điện thoại là của nhà mạng nào - FPT Shop

– Thường xuyên theo dõi thông tin mưa lũ trên TV, báo đài: việc theo dõi thông tin mưa lũ sẽ giúp người dân có những biện pháp tối giản nhất để tránh thiệt hại về người và của nặng nề.

– Tích cực trồng cây, bảo vệ rừng: trồng cây giúp chống sói mòn, sạt lở đất bởi cây xanh làm chậm sự bốc hơi nước, tăng độ ẩm không khí. Khi đến mùa mưa bão, cây có thể giúp giữ nước và cản trở quá trình chảy ào ạt của dòng nước, thổi ào ạt của gió, từ đó giúp hạn chế tình trạng bão, lũ lụt, sói mòn đất do nước chảy mạnh.

– Tránh xây nhà tại những nơi có lũ xảy ra, nơi gần dòng chảy, độ dốc cao: để giảm thiểu độ nguy hiểm của lũ gây ra.

6. Lũ ống, lũ quét có được hỗ trợ không?

Căn cứ theo điều 5, Luật phòng chống thiên tai năm 2013 và khoản 2 điều 1 luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật phòng chống thiên tai và luật đê điều năm 2020 thì nhà nước có một số chính sách trong phòng chống thiên tai đó là:

– Chính sách đầu tư đồng bộ, huy động các nguồn lực và các giải pháp để tổ chức thực hiện phòng, chống thiên tai; Đầu tư xây dựng các công trình phòng chống thiên tai quan trọng và hỗ trợ cộng đồng xây dựng các công trình phòng chống thiên tai theo phân cấp của Chính phủ.

– Đầu tư cơ sở hạ tầng cho những vùng thường xuyên bị thiên tai và di dời dân cư vùng nguy hiểm đến nơi an toàn, hỗ trợ đời sống và sản xuất cho người dân bị thiên tai.

– Khuyến khích, động viên tham gia bảo hiểm rủi ro thiên tai, hỗ trợ sản xuất cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh ở vùng thường xuyên bị thiên tai, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản đóng góp cho công tác phòng, chống thiên tai.

– Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo về thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ của các địa phương.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button