Cảm nhận khi đọc Lòng yêu nước của l-li-a Ê-ren-bua – Thủ thuật

Đề bài: Cảm nhận khi đọc Lòng yêu nước của l-li-a Ê-ren-bua

cam nhan khi doc long yeu nuoc cua l li a e ren bua

2 bài văn mẫu Cảm nhận khi đọc Lòng yêu nước của l-li-a Ê-ren-bua

1. Cảm nhận khi đọc Lòng yêu nước của l-li-a Ê-ren-bua, mẫu 1:

I-li-a Ê-ren-bua là một nhà văn – nhà báo nổi tiếng của Liên Xô trước đây. Cuộc đời cầm bút của ông đã gắn bó với một giai đoạn thử thách đầy ác liệt và cam go của đất nước Xô Viết: cuộc đụng đầu quyết liệt giữa nhà nước Xô Viết chân chính với bọn phát xít Hít-le trong cuộc chiến tranh vệ quốc vỉ dại (1941- 1945). Lửa thử vàng, chính trong lúc cam go nhất của lịch sử, lòng yêu nước của công dân Xô Viết được thử thách. Là một nhà báo, I-li-a Ê-ren-bua đã ghi lại được những thời khắc lịch sử vô cùng quý báu và thiêng liêng của dân tộc. Nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông đã ra đời trong thời kì này mà Thử lửa là một sáng tác đặc sắc.

Thử lửa là một bài báo rất độc đáo. Chính chất văn và chất báo trong con người I-li-a Ê-ren-bua đã kết tinh nên thiên tuỳ bút – chính luận này. Bài văn Lòng yêu nước (Ngữ văn 6, tập II) là một phần của thiên tuỳ bút chính luận Thử lửa. Chỉ mấy chục dòng nhưng bài văn cũng đủ đem đến cho người đọc những cảm xúc, ấn tượng khó quên. Bài văn đã hội tụ được trong nó chất chính luận sắc sảo với chất trữ tình đằm thắm, vì thế, việc khẳng đinh chân lí. Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất… Lòng yêu nhà, yèu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc trở nên có sức thuyết phục mạnh mẽ.

Bài văn được bố cục thành hai phần với hai ý lớn. Ở phần đầu của bài viết, tác giả đề cập tới ngọn nguồn của lòng yêu nước. Để thể hiện nội dụng này, tác giả sử dụng một trình tự lập luận khá chặt chẽ.

Mở đầu đoạn văn, tác giả nêu lên một nhận định được đúc kết từ thực tiễn: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất, cụ thể là yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lè mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.Tiếp đó, tác giả mở rộng chứng minh nhận định, đề cập đến tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể: Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương.Cuối cùng, tác giả khái quát thành một chân lí. Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn- ga, con sông Vôn- ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yếu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.

Đọc thêm:  Thuyết minh về một loài cây (58 mẫu) - Lớp 9 - Download.vn

Tuy nhiên, sức thuyết phục của bài văn chủ yếu không phải bằng lí lẽ, mà bằng tình cảm thiết tha, sâu đậm và sự hiểu biết sâu sắc về Tổ quốc Liên bang Xô viết của nhà văn. Chính tình cảm và sự hiểu biết ấy đã khiến tác giả cảm nhận được những “nét thanh tú”, những vẻ đẹp riêng biệt độc đáo của mỗi miền đất nước.

cam nhan ve tac pham long yeu nuoc cua e ren bua

Những bài văn Cảm nhận khi đọc Lòng yêu nước của l-li-a Ê-ren-bua hay nhất

Ngòi bút của tinh tế I-li-a Ê-ren -ri-bua đưa người đọc đến những vùng miền khác nhau của đất nước Liên Xô rộng lớn, chiêm ngưỡng những vẻ đẹp thiên nhiên, thưởng thức những đặc sản, cảm nhận những tình cảm bình dị, ngọt ngào. Đây miền Bắc của Liên Xô với những cánh rừng bên dòng sông, có những thân cây mọc là là mặt nước, những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng cô nàng gọi đùa người yêu. Đây xứ U-crai-na êm đềm với bóng thuỳ dương tư lự bèn đường, trưa hè vàng ánh. Đây sứ Gru-di-a với những triền núi cao có khí trời trong lành, những tảng đá sáng rực, dòng suối óng ảnh bạc, có vị mát của nước đóng băng, rượu vang cay, những lời thân ái giản dị Thật thú vị biết bao! Và đây, thành Lê-nin-grát đường bệ và mơ mộng, với những tượng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, lá hoa rực rỡ của công viên mùa hè, những phố phường mà mỗi căn phòng là một trang lịch sử. Và đây nữa thành Mát-Xcơ-va cổ kính với những phố cũ ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, với điện Krem-li, nhừng tháp cổ có ánh sao đỏ.

Ngòi bút miêu tả cùa I-li-a Ê-ren-bua mang đậm sác thái trữ tình, thể hiện tình cảm yêu mến và tự hào sâu sắc của ông về quê hương đất nước của mình. Có thể nói, chưa bao giờ khái niệm về lòng yêu nước lại được diễn tả chính xác và gợi cảm đến thế. Ngay chân lí về lòng yêu nước cũng được thể hiện bằng một hình ảnh so sánh rất ấn tượng. Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Sau khi nêu ra ngọn nguồn của lòng yêu nước, I-li-a Ê – ren- bua chuyển sang khắng định: Lòng yêu nước chỉ có thể được bộc lộ đầy đủ nhất, cao đẹp nhất khi được thử thách trong lửa đạn chiến tranh: Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách. Chính trong cuộc chiến tranh vệ quốc một mất một còn này, mỗi người dân Xô Viết hiểu cuộc sống và số phận của họ và gắn liền với vận mệnh Tổ quốc. Và vì thế, họ sẵn sàng rời xa quê hương tươi đẹp, thơ mộng xiết bao trìu mến để lên đường chiến đấu vì Tổ quốc.

Đọc thêm:  Kể lại cảnh bão lụt ở quê em hoặc em được xem trên truyền hình

Bài văn kết thúc bằng một câu nói đã trở thành phương châm sống của công dân Xô Viết lúc bấy giờ: Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa. Phương châm ấy đã trở thành lí tưởng sống của mọi dân tộc.

-HẾT BÀI 1-

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Cảm nhận khi đọc Lòng yêu nước của l-li-a Ê-ren-bua bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn văn lớp 6 – Lòng yêu nước và cùng với phần Phát biểu cảm nghĩ về bài Lòng yêu nước để học tốt môn Ngữ Văn lớp 6 hơn.

2. Cảm nhận khi đọc Lòng yêu nước của l-li-a Ê-ren-bua, mẫu 2:

Đoạn văn Lòng vêu nước được trích từ bài báo “Thử lửa” nổi tiếng của nhà văn I-li-a Ê-ren-bua viết vào cuối tháng 6 năm 1942, thời kì ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức (1941-1945). Bài văn giải thích cho ta thế nào là lòng yêu nước và sức mạnh của lòng yêu nước sẽ chiến thắng bất kì kẻ thù nào.

Theo nhà vãn, “lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật gần gũi nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm dịu mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”. Đúng vậy, đất nước là những gì gần gũi nhất, thân thiết nhất, tạo thành môi trường sống xung quanh ta. Yêu nước, trước hết là vêu những cái gần gũi nhất, thân thiết nhất ấy. Trong chiến tranh, lòng yêu nước sẽ trỗi dậy mạnh hơn lúc nào hết. Bởi vì chiến tranh đe dọa tàn phá những gì gần gũi, thân thiết kia. Trước sự đe dọa tàn phá của chiến tranh, mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương họ. “Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng… Người xứ Uy-cơ-ren nhớ bóng thuỳ dương… Người xứ Giê-oóc-gi ca tụng khí trời của núi cao…”

Thì ra lòng yêu nước ở đâu cũng vậy. Trước sự đe dọa tàn phá của chiến tranh, người Việt Nam ta cũng có những câu thơ thật hay về đất nước:

Đọc thêm:  Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng - tác giả, nội dung, bố cục, tóm

“Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi tóc những hàng tre”.

(Tế Hanh – Nhớ con sông quê hương)

Như vậy đấy, quê hương hiện lên thật bình dị, gần gũi, thân thiết và cũng rất “thanh tú”. Đó là con sông, là hàng tre… là bất cứ cái gì thuộc về kỉ niệm ở mỗi con người.

cam nhan ve tac pham long yeu nuoc cua e ren bua ngan nhat

Bài văn Cảm nhận về Lòng yêu nước của l-li-a Ê-ren-bua

Như một quy luật: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Khi có chiến tranh, lòng yêu Tổ quốc sẽ là động lực thúc đẩy mọi người đứng dậy cầm vũ khí bảo vệ non sông đất nước họ. Lòng yêu Tổ quốc sẽ tạo nên lòng dũng cảm. Nhà văn Ê-ren-bua đã nói rất đúng: “Kẻ gian và thám tử có thể làm những chuyện liều lĩnh, song chẳng ai bảo chúng là anh hùng. Chúng để hết tâm trí vào công việc, song công việc của chúng chẳng có hồn. Lịch sử quên ngay tên những hung phạm có tài, những kẻ mạo hiểm thần tình. Lịch sử giữ lại những tên khác: tên những người bỏ mình vì một lý tưởng, vì nhân dân, vì loài người, cho một xã hội mới tốt đẹp hơn”. Kẻ gian và thám tử có thể rất liều lĩnh, nhưng chúng liều lĩnh vì mục đích cá nhân nào đó. Người yêu Tổ quốc sẵn sàng chết vì Tổ quốc. Đó sẽ là cái chết bất tử, cái chết “gieo mầm” bởi cái chết ấy sẽ “thổi một nguồn sống mới vào lòng triệu con người”.

Đúng vậy, ở đất nước Việt Nam, trong máu lửa chiến tranh có biết bao cái chết bất tử, cái chết “gieo mầm”, cái chết “thổi một nguồn sống mới”: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Lý Tự Trọng, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Trỗi… Lịch sử mãi mãi ghi công ơn của họ. Bởi chính họ đã góp xương máu của mình làm nên lịch sử.

Noi theo lí tưởng của thế hệ đi trước, mỗi chúng ta hôm nay hãy gắng sức góp phần mình để xây dựng đất nước ta giàu đẹp hơn.

-HẾT-

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Mẹ hiền dạy con nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Hơn nữa, Soạn bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 6 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-khi-doc-long-yeu-nuoc-cua-l-li-a-e-ren-bua-40663n.aspx

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button