Ân xá là gì? Bao nhiêu lâu có 1 lần ân xá? Quy định về ân xá?

Dựa trên cơ sở thực hiện chính sách nhân đạo, pháp luật cũng có những quy định cụ thể để nhằm mục đích có thể từ đó giảm nhẹ mức hình phạt tạo điều kiện cho các chủ thể là người phạm tội sớm quay trở lại cuộc sống bình thường, thông qua những quy định về ân xá. Các quy định này cho thấy pháp luật Việt Nam luôn mang tính nhân đạo sâu sắc, nhằm mục đích giáo dục hành vi của con người, hướng con người tới những điều tốt đẹp. Vào những ngày lễ lớn, quan trọng Nhà nước ta thực hiện ân xá cho những người phạm tội, tạo cơ hội cho họ tái hòa nhập cộng đồng. Vậy, ân xá là gì? Bao nhiêu lâu có 1 lần ân xá? Quy định về ân xá?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Ân xá là gì?

Ta hiểu về ân xá như sau:

Ân xá được hiểu cơ bản chính là đặc ân của nhà nước trong việc miễn giảm trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt đối với các chủ thể là những người phạm tội, ân xá thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với những người phạm tội, mở ra cho những người phạm tội khả năng ăn năn hối cải, cải tạo, giáo dục trở thành người có ích cho xã hội và nhanh chóng tái hoà nhập cộng đồng.

Hiện tại không có bất kỳ văn bản pháp luật nào đề cập hay quy định hay giải thích về khái niệm ân xá.

Tuy nhiên, nếu hiểu theo từ điển Tiếng Việt online thì ân xá được xác định là hoạt động, là quyết định miễn hoặc giảm hình phạt cho người phạm tội (phạm nhân) đã năn năn hối cải do cơ quan quyền lực nhà nước hoặc nguyên thủ quốc gia ban hành trên cơ sở những điều kiện nhất định nhân dịp những ngày lễ trọng đại của dân tộc.

Khái niệm ân xá cũng được đề cập tại trang web Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở). Ở đây ân xá được xác định là một trong những chính sách đặc ân của nhà nước về mặt pháp lý trong việc thực hiện chính sách nhân đạo khoan hồng, để miễn hoặc giảm trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt cho người phạm tội. Ân xá có thể được thể hiện dưới hai hình thức đại xá hoặc đặc xá.

Ân xá trong tiếng Anh là: Pardon

2. Tìm hiểu quy định về đại xá:

– Khái niệm đại xá:

Đại xá được hiểu là sự khoan hồng của Nhà nước nhằm mục đích để có thể tha tội hoàn toàn cho một số loại tội phạm nhất định với hàng loạt người phạm tội nhân sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước.

Đọc thêm:  Năm An toàn giao thông năm 2023: “Thượng tôn pháp luật để xây

– Bản chất đại xá:

Đại xá: là một chính sách khoan hồng của Nhà nước, trong đó thực hiện việc không truy cứu trách nhiệm hình sự, tha tội hoàn toàn cho một số loại tội phạm hoặc nhiều người phạm tội nhất định không phân biệt họ đang chấp hành hình phạt, đã bị truy tố hay xét xử hay chưa.

– Đối tượng được đại xá:

Đại xá có thể được quyết định đối với nhóm người phạm tội hoặc đối với tội phạm hoặc kết hợp cả hai đối tượng. Đối tượng được đại xá là người phạm tội thực hiện các hành vi nêu trong văn bản đại xá, đang trong giai đoạn bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

– Thẩm quyền:

Đại xá thuộc thẩm quyền của Quốc hội được quy định tại khoản 11 Điều 70 Hiến pháp năm 2013.

– Cơ sở thực hiện:

Quyết định đại xá thường được đưa ra trong phiên họp Quốc hội; và được các đại biểu thống nhất thông qua.

– Hậu quả pháp lý:

Chủ thể là người đã được đại xá được coi như không phạm tội và họ sẽ không có án tích.

3. Tìm hiểu quy định về đặc xá:

– Khái niệm về đặc xá:

Khoản 1 Điều 3 Luật đặc xá năm 2018 có quy định về đặc xá như sau: “Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.”

– Bản chất của đặc xá:

Bản chất của đặc xá chính là việc miễn chấp hành hình phạt cho chủ thể là người đang bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân để họ có thể được tha tù, không phải chấp hành hình phạt tù nữa, ra tù sớm hơn thời gian mà họ phải chấp hành theo bản án, quyết định của Tòa án. Việc đặc xá chỉ được thực hiện khi nhân những dịp lễ quan trọng của đất nước hoặc trường hợp đặc biệt với những điều kiện nhất định.

– Đối tượng được đặc xá

Đối tượng được áp dụng việc đặc xá theo quy định tại Điều 2 Luật đặc xá năm 2018 không phải là tất cả người phạm tội mà chỉ áp dụng đối với người phạm tội đã bị kết án tù có thời hạn hoặc là tù chung thân mà đáp ứng những điều kiện nhất định. Trong trường hợp đặc biệt, để nhằm mục đích có thể đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá đối với chủ thể là người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đang chấp hành hình phạt tù, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà không phụ thuộc vào các điều kiện được đề nghị đặc xá (Điều 22 Luật đặc xá năm 2018).

Đọc thêm:  Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lý Bạch

Nếu các chủ thể đã chấp hành hình phạt tù được một thời gian nhất định theo quyết định của Chủ tịch nước (ít nhất 1/3 thời gian phạt tù phải chấp hành theo nội dung bản án) trường hợp tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn thì phải chấp hành được ít nhất là 14 năm và trong quá trình thi hành án phạt tù đã có biểu hiện tốt, chấp hành tốt các nội quy, quy chế của nơi giam giữ, được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên, chấp hành xong các hình phạt bổ sung khác và không thuộc vào một trong các trường hợp không được đề nghị đặc xá theo quy định của Luật đặc xá năm 2018 thì người bị kết án phạt tù được đề nghị đặc xá. Tuy nhiên, trong trường hợp chủ thể là người phạm tội đã từng được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù thì thời gian đã được giảm sẽ không được tính vào thời gian đã chấp hành hình phạt tù.

– Thẩm quyền ra quyết định đặc xá:

Đặc xá thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước được Hiến pháp quy định, là hình thức miễn giảm trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt cho từng người cụ thể đã thực hiện tội phạm.

– Cơ sở thực hiện:

Trên cơ sở danh sách những người đủ điều kiện được Hội đồng đặc xá Trung ương trình lên, Chủ tịch nước xem xét và ra quyết định đặc xá đối với từng trường hợp cụ thể khi người đề nghị đặc xá đáp ứng được điều kiện quy định tại Điều 11 Luật Đặc xá năm 2018.

– Hậu quả pháp lý:

Các chủ thể là người được đặc xá không phải chấp hành hình phạt tù còn lại. Họ chỉ phải tiếp tục chấp hành các hình phạt bổ sung theo bản án của Tòa án (nếu có).

4. Ý nghĩa của việc ân xá đối với phạm nhân và toàn xã hội:

Việc ra quyết định ân xá đối với phạm nhân xuất phát từ việc công nhận và tôn trọng các quyền về con người được ghi nhận trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và được cụ thể hóa trong các nguyên tắc khoan hồng khi xử lý tội phạm của Bộ Luật hình sự.

Bên cạnh đó là với truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã thực thi chính sách nhân đạo về xử lý hình sự và thi hành án hình sự đối với các chủ thể là những người phạm tội, được quy định trong các văn bản pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, thông qua đó tạo điều kiện cho các chủ thể là những người phạm tội hưởng nhiều chính sách khoan hồng, tự nguyện cải tạo và tái hòa nhập cộng đồng cụ thể như: phạt tù cho hưởng án treo; cải tạo không giam giữ; hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt và đặc biệt là đặc xá, miễn chấp hành hình phạt, giảm hình phạt đã tuyên và tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Đọc thêm:  HOA HẢI ĐƯỜNG: Ý nghĩa - Nguồn gốc - Tặng cho ai, dịp nào?

Như vậy, ta nhận thấy, không có một biện pháp cưỡng chế, răn đe hay giáo dục, cải tạo nào có tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến tâm lý của các chủ thể là những người phạm tội như công tác ân xá, thông qua việc những phạm nhân được trực tiếp chứng kiến việc trả lại tự do cho những phạm nhân được hưởng ân xá.

Quyết định ân xá đã đem lại cho phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù khát vọng được trở về xã hội, tái hòa nhập cộng đồng và làm lại cuộc đời. Từ đó, khi vào trại giam để có thể chấp hành án phạt tù, với sự quản lý, giam giữ và giáo dục cải tạo của các trại giam, họ đã quyết tâm cải tạo, hoàn lương để từ đó sẽ có cơ hội được hưởng đặc xá.

Việc các chủ thể được hưởng ân xá trên thực tế không chỉ ghi nhận sự cố gắng cải tạo, rèn luyện, chấp hành tốt các nội quy, quy định tại trại giam của phạm nhân mà còn giúp cho họ sớm có cơ hội được trở về đoàn tụ cùng gia đình và tái hòa nhập lại với xã hội. Đây chính là sự nhân đạo mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho những người phạm tội và bị kết án phạt tù.

Để nhằm mục đích có thể thực hiện tốt chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta, đạt được mục đích là giáo dục, cải tạo, đưa người phạm tội trở lại cộng đồng, có cơ hội phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội và không tái phạm thì các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế cần phối hợp tốt với chính quyền địa phương quan tâm, theo dõi, động viên, tạo điều kiện giúp đỡ những người được ân xá trở về sớm tái hòa nhập được với cộng đồng để trở thành những công dân có ích cho xã hội và đất nước.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button