Cảm nhận về Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Lớp 11 – VnDoc.com

Văn mẫu lớp 11: Cảm nhận về Bài ca ngắn đi trên bãi cát dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 11 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 11 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Dàn ý cảm nhận của em về bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát

I. Mở bài

– Trình bày những nét khái quát về tác giả Cao Bá Quát và tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát

– Trình bày những cảm nhận khái quát nhất của bản thân về bài thơ: Bài thơ cho ta cảm nhận sâu sắc sự chán ghét con đường danh lợi tầm thường và niềm khao khát thay đổi cuộc sống của người sĩ tử

II. Thân bài

(Điểm lưu ý trong bài cảm nhận là cần đưa thêm nhiều những lời bình, những quan điểm của cá nhân về những điều tác giả gửi gắm trong tác phẩm)

1. Cảm nhận về hình tượng bãi cát

– Mang ý nghĩa tả thực:

+ “Bãi cát dài lại bãi cát dài”

⇒ Điệp từ: gợi lên hình ảnh những bãi cát nối tiếp nhau đến vô tận.

– “Phía Bắc núi Bắc núi muôn trùng

Phía Nam núi Nam sóng dào dạt”

+ Tả thực: khung cảnh gợi cảm giác ngột ngạt, bó buộc

+ Biểu tượng cho ý niệm: cuộc đời bế tắc, ngột ngạt

– Nghĩa ẩn dụ, tượng trưng: Hình ảnh bãi cát dài mênh mông, nối tiếp nhau tượng trưng cho môi trường xã hội, con đường sự nghiệp đầy chông gai, gian khổ, nhọc nhằn, mù mịt mà kẻ sĩ như Cao Bá Quát phải dấn thân để mưu cầu công danh.

2. Cảm nhận về hình tượng lữ khách

– Hoàn cảnh của người lữ khách:

+ “Đi một bước như lùi một bước”: cảnh tượng một người đi trong không gian mù mịt, mênh mông, khó xác định được phương hướng.

+ “Lữ khách trên đường nước mắt rơi”: Lúc mặt trời đã lặn, con người đều tìm chốn nghỉ ngơi, người lữ khách vẫn mải miết trên con đường vất vả đến nỗi phải tuôn rơi nuớc mắt.

⇒ Tình cảnh của người đi đường khó khăn, bất lợi

⇒ Nhà thơ nhìn thấy con đường danh lợi đáng buồn, đầy chông gai

– Người lữ khách ý thức sâu sắc về mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão của mình với thực tế cuộc đời trớ trêu, ngang trái

+ “Không học …lội suối, giận khôn vơi!”: tự cảm thấy giận mình vì không có khả năng như người xưa, mà phải tự mình hành hạ thân xác mình, chán nản, mệt mỏi vì công danh – danh lợi.

+ “Xưa nay… đường đời”: sự cám dỗ của cái bả công danh đối với người đời, danh lợi khiến con người “tất tả”

⇒ sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với danh lợi, ông không muốn sa vào con đường ấy, nhưng vẫn chưa tìm ra hướng đi khác cho mình

+ “Đầu gió … tỉnh bao người”: chuyện mưu cầu danh lợi cũng hấp dẫn như thưởng thức rượu ngon, làm say người, ít ai có thể tránh được sự cám dỗ. ⇒ ông nhận ra sự cám dỗ của danh lợi đối với con người

+ “Bãi cát dài…nhiều, đâu ít?”: Nhận ra sự cám dỗ công danh, nhà thơ như trách móc, giận dữ nhưng cũng chính lđang tự hỏi bản thân. Ông nhận ra tính chất vô nghĩa của lối khoa cử đương thời nhưng cũng vẫn đang bước trên con đường ấy ⇒ Tâm trạng băn khoăn, day dứt, bế tắc, bước trên con đường công danh thì mù mịt mà “đường ghê sợ” thì nhiều không ít

+ “Khúc đường cùng”: khúc ca tuyệt vọng đầy bi phẫn của tác giả. Con đường đi với bãi cát mênh mông, mịt mùng, cũng chính là con đường công danh nhọc nhằn, bế tắc ⇒ đây không phải chỉ của tác giả mà còn của biết bao trí thức đương thời.

– Hình tượng người lữ khách với lời than bi phẫn, tuyệt vọng

+ “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát”: thể hiện khối mâu thuẫn lớn trong lòng nhà thơ, đồng thời là tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng

⇒ Tư thế dừng lại nhìn bốn phía mà hỏi vọng lên trời cao, lại hỏi chính lòng mình thể hiện khối mâu thuẫn lớn đang đè nặng trong tâm trí nhà thơ.

III. Kết bài

– Cảm nhận về những nét đặc sắc nghệ thuật làm neen thành công của tác phẩm: thơ cổ thể, hình ảnh đối lập, điển tích, điển cố…

– Bài thơ là tiêu biểu cho nỗi lòng của Cao Bá Quát trước con đường công danh, đồng thời cũng là tâm tư của bao trí thức đương thời khác nữa.

Cảm nhận của em về bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát mẫu 1

Trong nền văn học Việt Nam có những nhà văn để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại phong phú nhưng cũng có những tác giả chỉ để lại rất ít tác phẩm tuy nhiên những tác phẩm ấy lại được đánh giá cao và giàu ý nghĩa. Tiêu biểu đó là bài thơ Sa hành đoản ca của Cao Bá Quát. Bài thơ mang đầy sự phản kháng và giàu ý nghĩa sâu xa. Có thể nói đó là những lời nói hay dòng tâm sự của Cao Bá Quát muốn thổ lộ.

Trước hết là hoàn cảnh sáng tác của bài thơ này. Cao Bá Quát thi đỗ cử nhân vào năm 1831, tại Hà Nội để thi tiến sĩ thì cần phải vào Huế. Do đó ông đã nhiều phen vào Huế để thi hội nhưng tiếc thay những lần đi ấy lại không mang được kết quả tốt đẹp cho ông. Mà đường đi từ Hà Nội vào Huế thì trải qua nhiều khó khăn đó là phải trải qua những bãi cát trắng mênh mông. Chính những bãi cát mênh mông ấy đã gợi ý cho nhà thơ sáng tác bài thơ này. Hình ảnh con đường cùng trong bài thơ thể hiện sự bế tắc của chính ông khi trên đường đời nhiều sóng gió này. Và đặc biệt ta thấy được ở bài thơ sự bất bình của tác giả về chế độ khoa cử của nhà Nguyễn. Thêm nữa thời bấy giờ văn hóa phương Tây cũng du nhập vào nước ta thế cho nên không thể tránh được việc so sánh hai nền giáo dục hai nơi và những người nho sĩ hay chính là Cao Bá Quát thấy bất bình trước nền giáo dục nước nhà.

Ta hãy cùng đi tìm hiểu về thể hành ca. Có thể thấy hành ca thuộc một thể thơ cổ thể, không có gò bó vào luật, vần gieo tương đối tự do. Đặc biệt bài thơ có những câu thơ dài tạo cảm giác phóng túng, lời thơ đa dạng không bị gò bó. Nhịp điệu nhanh gấp, khẩn trương và lưu loát không bị ngưng trệ. Đó chính là thể hành ca.

Đi vào phân tích bài thơ trùng trùng như một lời thuật nên sẽ không thể phân tích như kết cấu thông thường. Những câu thơ nối liền nhau nói lên một hình tượng, một hình ảnh, một tâm trạng nên không thể chia kết cấu vì thế cho nên ta sẽ đi theo những ý trên. Đó là hình tượng con người, hình ảnh bãi cát và tâm trạng của con người khi đi trên bãi cát đó.

Trước hết là hình ảnh con người và hình ảnh bãi cát trong bài thơ. Đó là hình ảnh bãi cát dài vô tận, mênh mông, bao la một màu vàng trắng. Tác giả một mình đi trên đó suy ngẫm về cuộc đời mình và từ đó hai hình ảnh làm nổi bật nhau lên thành những ý nghĩa biểu tượng:

“Bãi cát dài lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước.

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.

Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!. ”

Hình ảnh bãi cát dài vô tận thể hiện qua sự so sánh của nhà thơ khi mà bước lại như lùi. Khi người ta đi về phía trước thì phải có một cái đích để nhìn thấy nhưng bãi cát mênh mông dài rộng quá, cứ mỗi bước đi của tác giả lại vẫn cứ nhìn thấy bãi cát đó mà thôi vì thế cho nên bước mà như lùi. Trong khi đó hình ảnh con người đơn độc một mình bước trên bãi cát khi mặt trời đã lặn vẫn cứ phải đi tiếp. Người khách bộ hành nước mắt tuôn rơi thể hiện sự gian nan của con đường ấy. Con đường bãi cát hay chính là con đường thi cử của nhà thơ. Nó phần nào khái quát lên hình tượng quá trình đi tìm chân lý của nhà thơ trước dòng đời mịt mờ như buổi mặt trời lặn và nhiều sóng gió xa xôi như bãi cát kia. Nguyên nhân đi khó khăn như vậy không phải do đường đi khó khăn mà lòng người thêm nản mà do chính tâm trạng của tác giả. Giận vì không học được tiên ông phép ngủ để giờ trèo đèo, lội suối mà giận khôn nguôi. Có lẽ tác giả đang giận chính mình tại sao lại theo đuổi vòng danh lợi để bây giờ chọn con đường mịt mù khó khăn này.

Tiếp theo nhà thơ nói lên quy luật phổ biến lúc bây giờ khi con người đua nhau đi vào vòng danh lợi:

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?”

Phường danh lợi là thứ mà ai cũng mong ngóng và cố gắng đạt đến trong xã hội ngày xưa nói riêng và xã hội ngày nay nói chung. Sức hấp dẫn của nó như hơi men trong quán rượu kia, tác giả đặt ra câu hỏi say cả tỉnh được bao người, câu hỏi hay chính là câu khẳng định về quy luật con người tìm đến phường danh lợi. Đã dấn thân vào con đường ấy thì phải chấp nhận bôn ba trên đường đời, con đường ấy là vô cùng khó khăn và cách trở. Biết vậy nhưng có biết bao nhiêu người vẫn sống vì nó, làm mọi việc để đạt lấy nó, giống như nó là hạnh phúc của họ vậy. Hình ảnh bãi cát lại hiện lên. Điệp từ bãi cát thể hiện sự mênh mang quá sức khiến cho người đi trên bãi cát ấy ngao ngán nản lòng.

Thế rồi hình ảnh bãi cát tiếp tục hiện lên mênh mông cùng với đó là hình ảnh đường cùng đầy sức gợi và giàu ý đồ nghệ thuật của nhà thơ:

“Bãi cát, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?”

Dẫu là đường phẳng nhưng mịt mờ nguy hiểm. Chính những con đường cát phẳng ấy tưởng chừng yên bình phẳng lặng thế nhưng lại đầy dãy những nguy hiểm đang rình dập đợi vồ lấy con người đi trên nó. Hình ảnh con đường cùng hiện lên đầy ý nghĩa. Nó thể hiện sự bế tắc của chính nhà thơ. Con đường không thể không đi trên nó dẫu biết rằng rất gian nan và vất vả thế nhưng không tránh khỏi quy luật của xã hội. Những hình ảnh của núi non trùng điệp hiện lên như muốn nói tới sự khó khăn hiểm trở sóng gió trên con đường đi đến danh lợi. Giữa muôn trùng núi non đường ghê sợ còn nhiều chứ không ít.

Cuối cùng ta đi tìm hiểu tâm trạng của tác giả khi viết bài thơ cũng như đi trên bãi cát kia. Đó là một tâm trạng buồn chán nản, chán không phải ngại đường đi khó khăn hiểm trở mà chán vì chính sách giáo dục thời bấy giờ không phù hợp chút nào:

“Bãi cát dài lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước.

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.

Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!”

Đó là tâm trạng chán nản khi ghét phường danh lợi nhưng vẫn muốn lao theo nó để giờ trèo đèo lội suối vất vả và con đường trước sẽ có bao nhiêu gian nan nguy hiểm đang chờ phía trước. Nhà thơ tự giận mình đã chúa ghét phường danh lợi mà vẫn lao theo như quy luật của xã hội. Biết rằng nó hấp dẫn như hơi men, biết người say thì nhiều mà người tỉnh thì ít, chính nhà thơ cũng đang biết đang tỉnh nhưng lại không thể dứt ra được nên trở nên chán nản hoài nghi, giận chính mình. Câu thơ cuối bài để một câu hỏi bỏ ngỏ không trả lời “Anh đứng làm chi trên bãi cát?”, nhà thơ hỏi ai, nhà thơ hỏi chính mình tại sao cứ đứng hoài trên bãi cát, biết rằng phường danh lợi làm cho ông ghét nhưng mà lại không thể đi trái với quy luật. Rồi đây những gian nan khó khăn của hành trình ấy còn đang chờ nhà thơ trên những bãi cát dài vô tận kia. Nhà thơ của chúng ta liệu rằng có kiên cường để tiếp tục bước chân lên những miền cát mênh mông ấy ?

Như vậy, qua bài thơ ta thấy được hành trình thi cử đỗ đạt của nhà thơ vô cùng gian nan và nguy hiểm. Trên bãi cát mênh mông ấy con người hiện lên nhỏ nhoi đơn lẻ. Bãi cát ấy càng đi càng như lùi, một bước đi mà như lùi một bước. Con đường danh lợi làm cho nhà thơ cảm thấy chán nản, chúa ghét và ông biết rằng sự hấp dẫn của nó làm cho nhiều người mê mẩn say thì nhiều mà tỉnh thì ít. Ngay cả tác giả cũng biết điều đó nghĩa là mình nửa tỉnh nửa say thế nhưng vẫn đứng hoài làm chi trên bãi cát dài lại bãi cát dài ấy. Qua đây nhà thơ bộc lộ tâm trạng cùng những thái độ của mình về nền giáo dục nước nhà. Phải chăng ông đã góp cho nền văn học Việt Nam một bài thơ hay đồng thời là một ý kiến cho đất nước về sự nghiệp khoa cử.

Cảm nhận của em về bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát mẫu 2

Cao Bá Quát – một nhà nho chân chính, nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, các sáng tác của ông thường bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ, đồng thời chứa đựng tư tưởng khai sáng có t/c tự phát, phản ánh một nhu cầu đổi mới của xã hội lúc bấy giờ. Và Bài ca ngắn đi trên bãi cát chính là một thi phẩm đặc sắc tiêu biểu cho những suy nghĩ ấy. Thông qua tác phẩm này, Cao Bá Quát thực sự đã cho độc giả những nhận định đúng đắn về nhân cách nhà nho chân chính từ chính con người ông.

Thật vậy, cũng như bao sĩ tử khác, ông chọn cho mình con đường hành đạo của của người trí thức xưa, đó là học hành – khoa cử – làm quan để phò vua giúp nước. Thế nhưng trong bối cảnh nhà Nguyễn đang đi vào giai đoạn suy sụp, thối nát, bảo thủ, lạc hậu, ông đã nhận ra cái con đường ấy là con đường gian nan, đường cùng thể hiện chính bằng hình ảnh “bãi cát dài” trong tác phẩm và ông đang rơi vào sự bế tắc của con đường tiến thân như người “lữ khách đi trên bãi cát” trong tác phẩm.

Bãi cát dài, lại bãi cát dài

Đi một bước lùi một bước

Ông bắt đầu có cái nhìn mới về con đường khoa cử. Ông đưa ra hiện thực luôn tồn tại nhan nhản trong xã hội:

Cổ lai danh lợi nhân

Bôn tẩu lộ đồ trung.

Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu,

Tỉnh giả thường thiểu tuý giả đồng

(Xưa nay phường danh lợi

Tất tả trên đường đời

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?)

Sắc sảo trong cách nhìn và tỉnh táo trong phán xét, thi sĩ họ Cao đã cho người đọc thấy được bức tranh đời thực. Đó là phần đông con người – tầm thường, hám danh hám lợi, phải khốn khổ, phải vội vã, chạy ngược, chạy xuôi, xô bồ trên con đường danh lợi “Xưa nay phường danh lợi/ Tất tả trên đường đời”. Cũng chính vì cái hám danh hám lợi ấy mà họ dễ bị dụ dỗ, mê hoặc bởi bao nhiêu thứ “mĩ tửu” dậy hương đưa, họ như người đời thấy quán rượu ngon thì đổ xô tới “Đầu gió hơi men thơm quán rượu/ Người say vô số, tỉnh bao người?”

Đọc thêm:  Bài văn Nghị luận xã hội suy nghĩ về bản chất của thành công

Bài ca đi trên cát

Những câu thơ của Cao Bá Quát như chiếu một góc nhìn trong tâm hồn vừa cô đơn, vừa kiêu hãnh. Một con người không muốn và không thể hòa cùng đám người hám danh lợi, luôn muốn bon chen mưu cầu danh lợi. Ta thấy được sự đối lập giữa cái tầm thường với cái thanh cao, giữa cái ồn ã sục sôi từ thiên hạ với cái bình lặng, cao ngạo từ con người. Ông thể hiện thái độ bất hợp tác, nỗi chán trường, thất vọng trước sự xuống cấp của khoa cử nhà Nguyễn. Vậy Cao Bá Quát đã chán ghét cái danh lợi tầm thường ấy, đã nhận ra sự vô nghĩa trong lối khoa học cử, con đường danh lợi đã cũ nát,. Phải chăng đó chính là biểu hiện cho nhân cách của nhà nho chân chính?

Hơn thế, bầu cảm xúc dần được nâng lên:

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Nỗi trăn trở, băn khoăn trước hiện trạng như bế tắc, bần cùng khi con người đi đường mà chưa tìm ra đường. Chỉ thấy trước mắt là đường thật nhiều ám ảnh, ghê sợ mà bước đường bằng phẳng thì mờ mịt, không biết nên đi đâu, về đâu?

Cảm nhận của em về bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát mẫu 3

Thơ văn Cao Bá Quát đã thể hiện tráng chí của một kẻ sĩ hăm hở vào đời, đồng thời nói lên bi kịch của một đấng tài trai không gặp thời, gặp vận. Thời trẻ ông từng hát: Ngã dục đăng cao sầm – Hạo ca kí vân thủy (Ta muôn trèo lên đỉnh cao ngất – Hát vang lên để gửi tấm lòng vào mây nước). Nhưng trong bài Sa hành đoản ca, ông lại viết:

Trường sa, trường sa, nại cừ hà!

Thản lộ mang mang úy lộ đa.

(Bãi cát, bãi cát, ngao ngán lòng

Đường phẳng mờ mịt, đường hiền vô cùng!)

Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên bãi cát) chỉ có thể có được Cao Bá Quát viết ra khi ông đã nếm trải nhiều cay đắng trên con đường công danh, hoạn lộ? Có thể trên đường từ Huế ra Bắc đi nhận chức Giáo thụ huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, ông mới viết bài thơ này (?).

“Ca” là một thể loại của thơ cổ: câu thơ dài, ngắn tùy thuộc vào cảm hứng và âm điệu, vần điệu. Bài thơ của Cao Bá Quát gồm có 16 câu thơ ngũ ngôn và thất ngôn đan xen vào nhau.

Sa hành đoản ca nói về ‘một người đang lặn lội trên bãi cát dài, khi tóc đã ngả màu sương, suy ngẫm về đường đời và cái bá công danh.

Bôn câu thơ đầu gợi tả bãi cát. Hình ảnh ‘trường sa ‘ điệp lại trong câu thơ ‘Trường sa phục trường sa ‘ gợi lên bãi cát dài và rộng bao la, mênh mông, kéo dài đến vô tận. Đó là những bãi cát nằm dọc con đường thiên lý thuộc hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị dằng dặc nơi khúc ruột miền Trung. Khách lữ hành đi một bước lại như lùi một bước. Nước mắt lã chã tuôn rơi. Mặt trời đã lặn nhưng người lữ khách vẫn còn đi. Câu thơ ngũ ngôn với điệp ngữ và tương phản đã làm nổi bật sự cực nhọc, mệt mỏi của người đang lầm lũi đi trên bãi cát dài:

Trường sa phục trường sa

Nhất bộ nhất hồi khước

Nhập nhập hành vị dĩ

Khách tử lệ giao lạc.

(Bãi cát dài, bãi cát dài!

Mỗi bước lại như lùi

Mặt trời đã lặn đi chưa nghỉ

Khách bộ hành nước mất tuôn rơi)

Tám câu thơ tiếp theo nói lên cái giá phải trả đối với hạng người hám danh lợi. Không học được ‘phép ngủ kĩ ‘ của Tiên ông Hạ Hầu An ngày xưa mà vẫn ‘cứ trèo non, lội nước mãi’ cho khổ! Tự hỏi mình rồi lại tự trách mình: Vì hám danh lợi nên phải ‘tất tả’ ngược xuôi:

Cổ lai danh lợi nhân

Bôn tẩu lộ đồ trung.

(Xưa nay phường danh lợi

Bôn tẩu trên đường đời.)

Trên đời, kẻ hám danh lợi khác nào người say rượu. Người say rượu cũng như kẻ hám công danh thì nhiều vô số, còn kẻ tỉnh thì ít. Đó là nguyên nhân mọi bi kịch của người đời:

Phong tiền bửu hữu mĩ tửu

Tính giả thường thiểu, túy giả đồng.

Nghệ thuật so sánh giữa ‘tỉnh giả thiểu’ với ‘túy giả đồng” đã làm nổi bật chất triết lý về sự hám danh lợi của người đời.

Nếu Lý Bạch hơn nghìn năm về trước từng cảm nhận:

Hành lộ nan, hành lộ nan!

Đa kì lộ, kim an tại?’

(Đường đi khó, đường đi khó!

Nhiều ngã rẽ giờ đang ở nơi nào?)

thì trong Sa hành đoản ca, Cao Bá Quát cũng viết:

Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây?

Bước đường bằng phẳng thì mờ mịt, bước đường ghê sợ thì nhiều.

Khách lữ hành không chỉ cảm thấy đường đi khó mà còn cảm thấy đường đời lắm ngả, biết đi về đâu, biết chọn hướng nào, nẻo đường nào? Giữa bãi cát dài bao la mênh mông, người lữ khách như bị lạc lối, băn khoăn tự hỏi: ‘Biết tính sao đây?’. Hơn bao giờ hết, lữ khách mới thâm thia con đường đời, con đường danh lợi ‘bằng phẳng thì mờ mịt ‘, mà ‘bước đường ghê sợ thì nhiều’.

Cao Bá Quát coi đó là sự trải nghiệm, chiêm nghiệm. Nổi tiếng thần đồng nhưng chỉ đỗ cử nhân: mấy lần thi Hội đều hỏng. Dưới chế độ phong kiến, không phải cứ có tài, có chí là công thành danh toại. Có lúc Cao Bá Quát cất lời than: ‘Trượng phu ba mươi tuổi, chẳng nên danh gì’. Mãi đến năm 32 tuổi, ông mới được vua nhà Nguyễn triệu vào kinh bô làm hành tẩu bộ Lễ – một chức thư lại quèn! Sau đó là những năm tù đày, đi “dương trình hiệu lực’ sang đến tận In-đô-nê-xi-a… Câu thơ “Dường phẳng mờ mịt, dường hiểm vô cùng” đã được Cao Bá Quát viết bằng nước mắt, tiếng thở dài và máu.

Khép lại bài thơ là khúc ca ‘đường cùng’. Phía Bắc và phía Nam, trước mặt và sau lưng, núi nhấp nhô ‘muôn trùng ‘, núi lượn sóng ‘muôn đợt ‘. Cặp câu song hành sử dụng hình ảnh biểu tượng đã tô đậm cái khó của con đường đời. Lữ khách tự hỏi và khẽ trách mình. Kết thúc bài thơ là một câu hỏi đầy ám ảnh:

Nghe ta ca ‘cùng đồ’ một khúc

Phía Bắc núi Bắc, núi muôn lớp!

Phía Nam núi Nam, sóng muôn đợt!

Sao mình anh còn trơ trên bãi cát?

Người lữ hành đã và đang sống trong tâm trạng buồn cô đơn và mệt mỏi. Biết đi đâu về đâu khi mặt trời đã lặn, lặn từ lâu rồi! Biết tìm hướng nào khi tóc đã ngả màu sương.

Sa hành đoản ca là lời than của người lữ khách về sự gian truân trên đường đời, về sự mờ mịt ghê sợ của con đường danh lợi. Bài thơ là một bài học, một triết lý về con đường danh lợi và cái giá của khách danh lợi trên mọi nẻo đường gần xa.

Hình tượng bãi cát dài và người đi trên bãi cát lúc mặt trời đã lặn, nước mắt chảy ra cứ ám ảnh mãi hồn người.

Cảm nhận của em về bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát mẫu 4

Nửa đầu thế kỉ XIX, ở Việt Nam, Cao Bá Quát được ca ngợi là con người đa tài: học giỏi, thơ hay, chữ đẹp. Người ta ngợi ca ông: “Văn như Siêu quát vô tiền hán”. Quả thực, thơ ca của ông mang đậm một phong cách tư tưởng tự do, phóng khoáng với bản lĩnh kiên cường trước cường quyền. “Sa hành đoản ca” – “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” là một trong số những bài thơ thể hiện rất rõ tư tưởng phong cách của nhà thơ.

“Sa hành đoản ca” được viết trong lúc đi thi Hội – khi ông đang muốn đem tài năng của mình ra để thi thố, thực hiện chí hướng, hoài bão giúp đời cứu nước. Cũng có ý kiến cho rằng bài thơ được làm trong thời gian tập sự ở bộ Lễ.

Bốn câu thơ đầu là hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát:

“Trường sa phục trường sa,

Nhất bộ nhất hồi khước.

Nhật nhập hành vị dĩ,

Khách tử lệ giao lạc.”

Bài thơ mở ra với không gian và thời gian đặc biệt. Không gian “Trường sa phục trường sa” – “Bãi cát dài lại bãi cát dài”, mênh mông hoang vắng đến rợn ngợp. Thời gian về chiều, nắng tắt. Nắng tắt và gió khiến bãi cát mênh mông không để lại vết đường mòn, khiến người đi đường dễ mất phương hướng. Trên nền không gian thời gian đó có người đi đường “Đi một bước như lùi một bước”. Hình ảnh chân thực, giàu sức gợi tả. Cách ngắt nhịp 2-3 liên tiếp như vẽ ra bước đi đầy trầy trật, trúc trắc. Mặt trời sắp lặn mà một ngày vẫn chưa đi hết quãng đường dài. Câu thơ gợi tả hình ảnh bãi cát mênh mông, bất tận, nóng bỏng, trắng xoá đến nhức mắt. Đó là hình ảnh thiên nhiên đẹp dữ dội, khắc nghiệt và cũng thể hiểu, bãi cát dài là con đường phải vượt qua để vào kinh thi Hương hay cũng chính là con đường công danh sự nghiệp mờ mịt phía trước. Người đi trên con đường ấy tuôn rơi những giọt lệ. Đó là nước mắt của đau khổ, một cõi lòng đầy oán hận.

Sáu câu thơ tiếp theo là tâm sự của người đi đường:

“Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông,

Đăng sơn thiệp thuỷ oán hà cùng.

Cổ lai danh lợi nhân,

Bôn tẩu lộ đồ trung.

Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,

Tỉnh giả thường thiểu, tuý giả đồng.”

Tâm sự u uất của kẻ đi trên bãi cát dài bật ra với lời tự oán trách mình đầy chua chát “Không học được tiên ông phép ngủ”. Tác giả thấy giận mình vì không có khả năng như người xưa – không thể thờ ơ trước sự đời mà phải tự mình hành xác theo đuổi đường công danh. Cao Bá Quát bất hoà sâu sắc với thực tại cát bụi mờ mịt nhưng dứt khoát từ chối kiểu tiên ngủ. Đó là cái đáng nể trọng trong nhân cách kẻ sĩ lạc loài cô đơn giữa cuộc đời bế tắc.

“Xưa nay hạng người danh lợi,

Vẫn tất tả ở ngoài đường sá.

(Hễ) quán rượu ở đầu gió có rượu ngon,

(Thì) người tỉnh thường ít mà người say vô số!”

Đối lập hình ảnh người đi đường là hình ảnh đông đảo phường danh lợi. Vì công danh, danh lợi mà con người phải bôn tẩu. Từ chuyện danh lợi, người đọc nhận ra trăn trở của tác giả về chuyện công danh. Công danh tự khi nào bị biến tướng, có sức mê hoặc ghê gớm đến con người. Danh lợi phải chi cũng chỉ là thứ rượu ngon dễ cám dỗ lòng người.Nó khiến con người say sưa tranh giành, hưởng thụ mà quên đi trách nhiệm với cuộc đời. Hai câu thơ tác giả tạo ra nhiều đối lập giữa số đông kẻ hám lợi tầm thường với một người cô đơn, lạc loài, bơ vơ trên con đường cát bụi. Từ đó ta nhận ra sự đối lập giữa tá giả và phường chạy theo danh lợi khẳng định nhân cách tự trọng của mình.

Trước những khó khăn trăn trở, người đi đường rơi vào bế tắc.

“Trường sa, trường sa nại cự hà”

Tác giả đặt ra câu hỏi nên đi tiếp hay dừng lại. Tâm trạng người đi đường đầy băn khoăn, day dứt và có phần bế tắc. Trong suy nghĩ người đi đường hiện lên những mâu thuẫn giữa khát vọng sống với hiện thực đen tối mờ mịt, khát vọng xông pha trên con đường tìm lý tưởng với cần an, hưởng lạc, mâu thuẫn đó tạo nên những khó khăn trên con đường thực hiện lí tưởng.

Người đi đường nhận ra mình không chỉ cô đọc trên đường đời mà đi trên đường cùng.

“Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

Phía bắc núi Bắc núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam sóng muôn đợt.

Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?”

Nhìn mọi phía đều thấy mênh mông bát ngát, đường cùng mất rồi. Tiếp tục đi trên con đường danh lợi, chắc chắn không bao giờ, quay trở về ẩn mình giữ trong sạch là điều không thể và không muốn. Người đi đường đành đứng chôn chân trên bãi cát. Câu hỏi chính mình “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?” diễn tả một khối mâu thuẫn lớn đè nặng tâm trí.

Bài ca thể hiện niềm thất vọng và bi phẫn của nhà thơ trước đường đời trắc trở, bế tắc và vô vọng, phản ánh cảm quan của Cao Bá Quát về thời đại đen tối của những người trí thức tài hoa trên con đường công danh truyền thống.

Cảm nhận của em về bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát mẫu 5

Cao Bá Quát đã từng viết: “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” – suốt cả đời ông chỉ cúi đầu trước vẻ đẹp thanh nhã, cao sang của hoa mai, chứ nhất quyết không cúi đầu trước cường quyền. Sinh thời vào buổi loạn lạc, nhiễu nhương dù mang trong mình cái hùng tâm cống hiến cho đời nhưng ông phải chịu nhiều bất công. Nỗi oán ghét thực tại, phường danh lợi đã được ông thể hiện biết bao xúc động trong bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”.

Tác phẩm ra đời khi tác giả nhiều lần đi vào kinh đô Huế dự thi, phải băng qua những bãi cát dài, mênh mông không biết đích đến. Chính trong hoàn cảnh đó ông đã sáng tác “Sa hành đoản ca” thể hiện thái độ trước hiện thực đời sống và phương danh lợi tầm thường.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bãi cát dài nuối tiếp nhau đến tận chân trời và trên nền không gian rộng lớn ấy người lữ khách đang từng chút cố gắng vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt:

Bãi cát dài lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước.

Câu thơ không chỉ mang ý nghĩa tả thực về những bãi cát nối tiếp nhau và những bước chân nặng nề của người lữ khách trên con đường đó. Bãi cát còn chính là hình ảnh biểu tượng về “danh lợi” – nó như một miếng mồi béo bở, níu kéo, hấp dẫn người lữ khách. Nên đi hay nên quay đầu lại? Câu hỏi ấy cứ vang vọng trong tâm tưởng người lữ khách. Trong không gian ấy, người lữ khách không còn làm chủ, mà bị nuốt trọn, lọt thỏm giữa không gian mênh mông, vô tận. Họ bé nhỏ trong cái rộng lớn của vũ trụ, những bước đi ngày một kiệt quệ, mệt mỏi nhưng vẫn phải tiếp tục gắng gượng: “Mặt trời đã lặn, chưa dừng được/ Lữ khách trên đường nước mắt rơi”. Những giọt nước mắt nhọc nhằn, cay đắng, không thể dừng lại, bởi vậy khi mặt trời đã xuống núi kẻ tìm công danh vẫn phải mải miết bước tiếp. Giọt nước mắt ấy còn thể hiện nỗi đau, sự bất lực, chán nản, bế tắc của người lữ khách. Liệu có con đường nào khác cho ông và những chí sĩ như ông không? Rồi chính người lữ khách lại tự trả lời: “Không học được tiên ông phép ngủ/ Trèo non, lội suối, giận khôn vơi”. Phường danh lợi vẫn là một lực hút quá lớn với người lữ khách, làm sao đê thoát khỏi chúng, làm sao để có một tâm hồn thư thái, thanh thản như ông tiên để lánh xa danh lợi tầm thương. Vì sao mãi phải nhọc nhằn trèo đèo, lội suối khi biết rõ chúng là tầm thường, giả dối, bởi vậy lữ khách tự giận với chính mình.

Xưa nay phường danh lợi

Tất tả trên đường đời

Đầu gió men thơm quán rượu,

Người say vô số tỉnh bao người.

Danh lợi cũng như một thứ hơi men, tuy nhẹ mà ngấm sâu, khiến người ta khó lòng có thể tỉnh táo để nhận định phải trái, đúng sai. Bởi vậy, ai đã lỡ vướng vào phường danh lợi thường khó có thể dứt ra, người say thì vô số, người tỉnh còn được mấy ai. Không chỉ vậy, gắn với lợi danh con người ta sẽ mất đi sự thanh tĩnh trong tâm hồn, phải đua chen vất vả, phải tranh giành, hãm hại lẫn nhau để đảm bảo lợi ích cho bản thân.

Bảy dòng thơ cuối cùng là kết tinh tư tưởng, là ý chí quyết tâm từ bỏ lợi danh của tác giả: “Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!/ Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt/ Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít”. Con đường đời lắm ngả, người lữ khách không biết phải chọn hướng nào, không biết phải đi về đâu, giữa bãi cát dài mênh mông người lữ khách mông lung, tự đặt câu hỏi cho chính mình “tính sao đây” khi đường bằng mờ mịt, không lối thoát, đường ghê sợ chập trùng bủa vây trước mắt. Đọc câu thơ của ông ta chợt nhớ về đúc kết của Lí Bạch: “Hành lộ nan, hành lộ nan/ Đa kì lộ, ki, an tại?”. Đây đều là những băn khoăn của bậc đại trí thức về con đường công danh mờ mịt, nhiều gian truân trong xã hối rối ren, bất ổn.

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt

Bốn phía đều là hiểm nguy bủa vây, đó là một không gian tù hãm, không lối thoát. Đó cũng chính là số phận của biết bao tri thức Nho học cuối mùa khi họ không tìm thấy đường đi cho mình, rẽ lối nào cũng là tăm tối, đường cùng. Còn với Cao Bá Quát ông dứt khoát hơn, mạnh mẽ hơn, thoát ra khỏi con đường tăm tối, tìm cho mình lối đi riêng: “Anh đứng làm chi trên bãi cát?”. Câu hỏi tu từ cuối bài vừa là lời khẳng định của tác giả về việc từ bỏ con đường danh lợi tầm thường, vừa như một lời cổ vũ, thúc giục với những người khác hãy vững tâm, tự tin bước ra khỏi con đường đấy, tìm cho bản thân một con đường khác. Cũng chính bởi tư tưởng đó đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát vào năm 1854, mặc dù thất bại, mặc dù bị đàn áp nhưng đã thể hiện được tầm vóc tư tưởng lớn lao của một con người vĩ đại.

Đọc thêm:  TOP 15 mẫu Kể lại một hoạt động ở trường hoặc lớp em (2023

Với hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa, tác phẩm đã để lại cho mỗi người đọc những bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Không chỉ vậy, với tác phẩm này Cao Bá Quát đã thể hiện nỗi chán ghét sâu sắc với hiện thực đời sống tầm thường, với chế độ phong kiến nhà Nguyễn thối nát. Đồng thời còn thể hiện tư tưởng, nhân cách cao đẹp của ông trước “bả công danh” tầm thường.

Cảm nhận của em về bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát mẫu 6

Cao Bá Quát tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mãn Hiên, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội). Là người nổi tiếng học giỏi, có tài văn thơ và viết chữ Hán rất đẹp nên Cao Bá Quát được người đời tôn vinh là thánh (Thần Siêu, thánh Quát). Khí phách, bản lĩnh và hoài bão lớn lao của ông vượt khỏi khuôn khổ chật hẹp của chế độ phong kiến.

Cao Bá Quát sống ở giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX, khi nhà Nguyễn đã tiêu diệt Tây Sơn, thiết lập một chính quyền phong kiến chuyên chế hà khắc, sưu cao thuế nặng, không coi trọng tầng lớp trí thức Bắc Hà. Đây là thời kì có nhiều cuộc nổi dậy của nông dân; trong đó có cuộc khởi nghĩa ở Sơn Tây mà Cao Bá Quát đã tham gia. Thơ văn của ông thể hiện thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trước nguy cơ bị xâm lược bởi thế lực thực dân phương Tây. Có người cho rằng hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân chính là bóng dáng của Cao Bá Quát.

Bài ca ngắn đi trên bãi cát được sáng tác sau những lần Cao Bá Quát vào kinh đô Huế thi hội. Hình ảnh những bãi cát trắng chạy dọc các tỉnh miền Trung khiến tác giả liên tưởng và hình dung ra con đường danh lợi nhọc nhằn đáng ghét mà ông buộc phải theo đuổi, cũng như sự ngột ngạt, bế tắc của xã hội đương thời. Một giả định khác là bài thơ ra đời khi Cao Bá Quát đã làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, bắt đầu cảm thấy thất vọng về lí tưởng mà mình theo đuổi bấy lâu nay và âm thầm tìm kiếm một lí tưởng khác đúng đắn hơn.

Nội dung bài thơ phản ánh tình cảnh tù túng, không lối thoát của tầng lớp trí thức trong thời kì khủng hoảng của chế độ phong kiến. Đồng thời thể hiện niềm bi phẫn trước thực trạng xã hội, thái độ khinh bỉ phường danh lợi và khát khao của những kẻ sĩ chân chính muốn sống một cuộc sống thực sự có ý nghĩa.

Chủ đề bài thơ được tác giả thể hiện qua ba hình ảnh: bãi cát dài, con đường đi trên bãi cát và người đi trên bãi cát.

Bài thơ vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh bãi cát dài mênh mông không có điểm dừng, gợi ra một con đường bất tận, mờ mịt: Bãi cát lại bãi cát dài; … Bãi cát dài, bãi cát dài ơi. Hình ảnh bãi cát dài có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo vì nó mang tính sáng tạo, không vay mượn từ văn học Trung Quốc như nhiều hình tượng thơ khác mà được lấy từ hiện thực là những cồn cát trẳng hoang vu, rợn ngợp mà tác giả đã từng vượt qua nhiều lần trên con đường vào kinh ứng thí. Dải đất miền Trung, đặc biệt là hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị bề ngang rất hẹp, phía Tây là dãy Trường Sơn, phía Đông là biển. Trước mắt người đi chỉ thấy cát, núi và sóng biển mà thôi.

Cùng với hình ảnh bãi cát dài là hình ảnh những con đường: Đường bằng mờ mịt, Đường ghê sợ, đường cùng. Hai câu thơ: Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng, Phía nam núi Nam, sóng dào dạt vừa là hình ảnh thực, vừa mang ý nghĩa tượng trưng cho đường đời đầy gian nan, thử thách.

Tác giả cảm nhận rằng con đường vượt bãi cát dài có những nét tương đồng với con đường công danh khoa cử nhọc nhằn, thất bại thì nhiều, thành công thì ít, nhưng đã lỡ bước vào nên không biết tính sao đây?

Bản thân Cao Bá Quát đã nếm trải đủ mùi cay đắng của việc thi cử. Đi thi từ năm 13 tuổi (1822), đến lần thứ tư (1831) mới đậu cử nhân, lại bị đánh tụt xuống tận chót bảng. Sau đó ông còn lận đận thêm ba lần thi Hội nữa mà vẫn không đỗ. Ngay khi bước chân lên con đường danh lợi gắn với lí tưởng của tầng lớp Nho sĩ trong xã hội phong kiến, nhà thơ đã nhận thấy sự bế tắc và mâu thuẫn không giải quyết nổi. Nên đi tiếp hay dừng lại ? Dừng lại cũng không thể được. Còn đi tiếp thì không biết sẽ dẫn đến đâu ?

Hình ảnh con người đì trên bãi cát dài thật nhỏ bé và vất vả;

Đi một bước như lùi một bước.

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mất rơi.

Người đi đường có nhiều loại, mỗi loại mang một tâm trạng khác nhau. Vô số kẻ say vì men thơm quán rượu thoảng từ đầu gió. Phải chăng hơi men thơm tượng trưng cho sự lôi cuốn, dẫn dụ ghê gớm của công danh?! Trước ma lực ấy, liệu mấy người còn giữ được sự tỉnh táo, sáng suốt?!

Không học được tiên ồng phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vồ số, tĩnh bao người?

Câu thơ thấm đẫm cảm xúc tự oán. Nhà thơ chán nản vì nhận ra rằng mình đã tự hành hạ thân xác bằng cách theo đuổi công danh. Tại sao mình đã biết con đường công danh là gian nan, mờ mịt, là đường cùng mà vẫn phải cố từng bước, từng bước dấn thân, nhưng càng đi lại càng như thụt lùi. Theo điển tích về “phép ngủ” của tiên ông trong sách Thần tiên thập dị thì Hạ Hầu Ấn lúc leo núi hay lội nước vẫn cứ nhắm mắt ngủ say. Người bên cạnh nghe thấy tiếng ngáy mà ông vẫn bước đều không hề trượt vấp. Vì thế nên thiên hạ mới gọi ông là tiên ngủ. Cao Bá Quát ước ao có được phép ngủ như tiên ông, sống mà không nhìn thấy, nghe thấy gì hết trong cuộc đời.

Những câu thơ tiếp theo phần nào giải thích lí do vì sao người ta cứ phải trèo non, lội suối. Đó chính là do cái bả công danh cám dỗ. Những kẻ ham danh lợi xưa nay đều tất tả chạy ngược chạy xuôi, cũng giống như người đời thấy quán rượu ngon ở đâu là tranh nhau đổ xô đến, mấy ai tỉnh táo để thoát khỏi sự cám dỗ của rượu. Danh lợi cũng là một thứ rượu mê hoặc con người. Cao Bá Quát tỏ thái độ khinh rẻ phường danh lợi chi biết say sưa với bả vinh hoa phú quý và ông bắt đầu cảm thấy sẽ là vô nghĩa nếu vẫn tiếp tục đi trên con đựờng ấy. Những câu thơ chất chứa tâm trạng day dứt, băn khoăn: nên đi tiếp hay từ bỏ? Mà câu trả lời thì không dễ dàng gì. Nhà thơ nhận rõ sự vô nghĩa của con đường công danh khoa cử trong hoàn cảnh thực tại, nhưng nếu đi tiếp thì sẽ phải đi như thế nào đây?

Người đi trên bãi cát dài bỗng nhiên dừng lại. Nỗi chán ngán, tuyệt vọng choán đầy tâm hồn bởi vì: Đường bằng mờ mịt, Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít ? Có lẽ đã đến bước đường cùng? Nếu không đi tiếp thì đi đâu?! Tâm trạng bế tắc và tuyệt vọng bao phủ lên cả người đi, cả bãi cát dài. Bức xúc đến thế thì người đi chĩ còn cách là cất lên tiếng hát buồn thảm về con đường cùng của mình:

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt

Anh đứng làm chi trên bãi cát?

Tâm trạng của tác giả khi đi trên bãi cát dài là nhận thức rõ con đường danh lợi đầy nhọc nhằn chông gai, cần phải thoát ra khỏi bãi cát cuộc đời ấy nhưng chưa thể tìm được một con đường nào khác. Người đi trên bãi cát dài tự thấy sự vô nghĩa trong hành động của mình và ngao ngán đến cực độ: Bãi cát dài bãi cát dài ơi. Tỉnh sao đây đường bằng mờ mịt… và tự hỏi: Anh đứng làm chi trên bãi cát đó là cái cảm giác bất lực, tuyệt vọng, đành đứng chôn chân trôn bãi cát, chịu một khối mâu thuẫn lớn đè nặng lên tâm hồn. Hình tượng người lữ hành ấy vừa cô độc, vừa cả quyết lại vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí gian truân, mờ mịt. Tâm trạng phức tạp của nhân vật dự báo một hành động bứt phá, một sự phản kháng âm thầm với trật tự hiện hành. Tư tưởng tiến bộ của Cao Bá Quát thể hiện ở cho ông đã nhận rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử và con đường tiến thân theo lề lối cũ.

Trong bài thơ, tác giả đã đặt mình ở nhiều vị trí khác nhau để bộc lộ tâm trạng và đối thoại với chính mình. Cao Bá Quát sử dụng nhiều đại từ xưng hô khác nhau, Có khi ông dùng từ khách (khách là một danh từ đối lập với chủ), có khi lại dùng từ quân (anh, ông – đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít), có chỗ lại dùng từ ngã (tôi, ta – đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít). Tuy nhiên, tất cả đều để chỉ bản thân tác giả. Khi gọi là khách, nhà thơ nhìn mình như nhìn một người khác. Khi gọi là anh, nhà thơ như đối thoại với mình. Khi xưng ta, tác giả muốn trực tiếp thổ lộ tâm sự. Các cách xưng hô trên đều thể hiện thái độ trăn trở, bức xúc của nhà thơ trên con đường tạo lập công danh, sự nghiệp.

Vậy là hình tượng người đi trên bãi cát dài được tác giả thể hiện không đơn nhất mà đa chiều. Khi thì được miêu tả như một khách thể, khi lại như một người đối thoại, khi lại như một chủ thể tự thể hiện. Thậm chí có khi tác giả cho chủ thể ẩn đi. Mục đích là nhằm bày tỏ những tâm trạng, thái độ khác nhau, trước những hoàn cảnh khác nhau.

Nội dung Bài ca ngắn đi trên bãi cát phần nào lí giải nguyên nhân tại sao Cao Bá Quát đã đứng về phía nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn.

Trước hết, bài thơ cho thấy thái độ chán ghét danh lợi và nhận thức đúng đắn của tác giả về sự bế tắc của lối học hành khoa cử theo kiểu cũ. Diễn biến tâm trạng của tác giả là từ băn khoăn, phân vân đến gay gắt tự hỏi: Anh đứng làm chi trên bãi cát.

Bài thơ là tâm sự chân thành của một kẻ sĩ có tầm tư tưởng lớn, ý thức rất rõ về sự trì trệ, bế tắc của thời đại. Đây cũng là cảm giác thất vọng của tác giả trước lí tưởng mà mình tôn thờ. Sự bế tắc, tuyệt vọng trước đường cùng đã được đẩy đến đỉnh điểm.

Cao Bá Quát đã thể hiện những mâu thuẫn sâu sắc trong tư tưởng của bản thân và của xã hội đương thời một cách nghệ thuật. Đó là mâu thuẫn giữa khát vọng sống cao đẹp với hiện thực đen tối; giữa tinh thần dám xả thân của một kẻ sĩ chân chính với thói cầu an hưởng lạc của người đời giữa lí tưởng phò vua giúp nước của một đấng nam nhi với những khó khăn gian khổ khó vượt qua trên con đường tiến thân.

Bài ca còn thể hiện cảm xúc bi phẫn và cảm quan nhạy bén của Cao Bá Quát về một thời đại đen tối, đầy nghịch cảnh đối với những bậc trí thức tài hoa; đồng thời đánh dấu sự thức tỉnh của một số kẻ sĩ trước con đường công danh truyền thống. Phải chăng điều đó đã gợi cho chúng ta một suy nghĩ và nhận xét: xã hội phong kiến đương thời không thể dung nạp được lí tưởng của Cao Bá Quát. Con người ấy nhất định không chịu đứng chôn chân trên bãi cát mà đang nung nấu thái độ phản kháng âm thầm nhưng quyết liệt với trật tự hiện hành. Cao Bá Quát đã nhận thấy cần phải làm một việc gì đó lớn lao hơn, có ích cho đời hơn. Đó cũng là lí do đưa ông đến với cuộc khởi nghĩa của nông dân, chọn con đường phản kháng chống lại triều đình nhà Nguyễn, để rồi cuối cùng phải chịu kết thúc bi thảm.

Bài thơ được viết theo thể hành, khá tự do về kết cấu, vần và nhịp điệu. Các câu thơ dài ngắn khác nhau (câu 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ), nhịp ngắt của mỗi câu thơ cũng đa dạng phù hợp với việc phản ánh tâm trạng phức tạp đầy băn khoăn, dạy dứt của người đi trên bãi cát dài (nhịp 2/3: Trường sa / phục trường sa; nhịp 3/5: Quân bất học / tiên gia mĩ thụy ông; nhịp 4/3: Phong tiền tửu điếm / hữu mĩ tửu). Nhiều câu có ngữ điệu cảm thán: (Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng), ngữ điệu hỏi: (Trường sa, trường sa nại cừ hà? Quân hồ vi hồ sa thượng lập?).

Nhịp điệu của Bài ca ngắn đi trên cát là nhịp gập ghềnh, trúc trắc của những bước đi khó nhọc trên bãi cát dài, trên con đường công danh khoa cử gian nan, vất vả và đáng chán. Đặc biệt, câu thơ cuối cùng là một câu hỏi day dứt và ám ảnh. Lời ca mang âm hưởng u buồn, ngầm chứa thái độ phản kháng của tác giả đối với trật tự xã hội hiện hành và cảnh báo sự đổi thay tất yếu trong tương lai.

Cảm nhận của em về bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát mẫu 7

Cao Bá Quát là một nhà thơ nổi tiếng trong văn học trung đại Việt Nam với tài năng và bản lĩnh hơn người. Các sáng tác của ông thể hiện thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến bảo thủ, trì trệ đồng thời chứa đựng tư tưởng đổi mới xã hội đương thời. “Bài thơ ngắn đi trên bãi cát” là một bài thơ tiêu biểu cho lối suy nghĩ ấy, thể hiện rõ tư tưởng và phong cách của nhà thơ.

Cũng như bao sĩ tử thời bấy giờ, Cao Bá Quát chọn con đường khoa cử để phò vua giúp nước. Thế nhưng xã hội đương thời lại quá nhiều rối ren, phức tạp. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn đi vào thời kì suy yếu với những thối nát, bảo thủ, lạc hậu. Cao Bá Quát nhận ra con đường danh vọng gian nan bằng hình ảnh “bãi cát dài”. Ông rơi vào tình cảnh bế tắc, chán nản giống như người lữ khách đi trên bãi cát dài:

“Bãi cát dài, lại bãi cát dài

Đi một bước lùi một bước

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được

Lữ khách trên đường nước mắt rơi”

Một không gian và thời gian thật đặc biệt, mênh mông hoang vắng đến rợn ngợp. Bãi cát dài vô tận, mịt mờ và khó xác định. Từ “lại” nhấn mạnh sự nối dài tít tắp của những bãi cát cho thấy sựu chán chường, ngán ngẩm của nhân vật trữ tình. Thời gian đã về chiều, những ánh nắng cuối ngày cũng đã tắt. Nắng tắt và gió lộng khiến cho bãi cát mênh mông không để lại vết đường mòn, người đi trên bãi cát trở nên mất phương hướng. Trên cái nền không gian và thời gian ấy, hình ảnh con người hiện lên “Đi một bước như lùi một bước”. Một hình ảnh chân thực và giàu sức gợi tả về sự vất vả, gian truân của con người. Hình ảnh bãi cát và hình ảnh người đi trên cát không chỉ là hình ảnh thực mà còn mang ý nghĩa biểu tượng. Bãi cát dài là con đường công danh, đường đời vô cùng xa xôi, mịt mù. Hình ảnh người đi trên cát chính là hình ảnh biểu tượng cho con người đi tìm chân lí giữa cuộc đời. Chưa thể tìm ra con đường nào khác nhưng tác giả đã nhận ra được những khó khăn, gian nan, thử thách. Nhân vật trữ tình với tâm trạng mệt mỏi, kiệt sức “nước mắt rơi” nhưng vẫn cố gắng để bước tiếp.

Đọc thêm:  Dàn ý cảm nhận về khổ 3 bài thơ Tây Tiến - Thủ thuật - TaimienPhi.vn

Sắc sảo trong cách nhìn và tỉnh táo trong phán xét, tác giả đã nhận ra thực tế cuộc đời đầy đắng cay, vô vị:

“Không học được tiên ông phép ngủ

…Người say vô số, tỉnh bao người?”

Tâm sự u uất của kẻ đi trên bãi cát dài bật ra với lời tự trách bản thân mình không có khả năng như người xưa – không thể thờ ơ trước cuộc đời mà phải hành xác để theo đuổi con đường công danh. Phần đông con người không thể thoát khỏi sức cám dỗ của danh lợi, chạy ngược xuôi, vội vã, xô bồ trên con đường công danh “ Tất tả trên đường đời”. Chính vì thế mà họ dễ bị hấp dẫn bởi những thứ “mĩ tửu” dậy hương đưa, hưởng thụ mà quên đi trách nhiệm với cuộc đời. Những câu thơ thể hiện một tâm hồn vừa cô đơn, vừa kiêu hãnh của một nhà nho chân chính. Ta nhận ra sự đối lập giữa những kẻ hám danh lợi và một người không muốn bon chen mưu cầu danh lợi. Đó là sự đối lập giữa cái tầm thường và cái thanh cao, giữa ồn ã và bình lặng. qua đây, tác giả cũng bày tỏ sự chán trường, thất vọng trước sự xuống cấp của khoa cử nhà Nguyễn. Ông nhận ra sự vô nghĩa trong lối học khoa cử cũ nát, chán ghét danh lợi tầm thường. Đó là biểu hiện cho nhân cách cao cả của một nhà nho chân chính.

Trước những khó khăn ấy, người lữ khách rơi vào bế tắc. Cảm xúc được tác giả đẩy lên cao trào:

“Bãi cát dài, lại bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?”

Tác giả đặt câu hỏi nên đi tiếp hay dừng lại. Tâm trạng người đi đường đầy trăn trở, băn khoăn và có phần rơi vào bế tắc. Chỉ thấy trước mắt là con đường đầy ám ảnh, ghê sợ mà đường bằng phẳng thì mờ mịt, xa tít tắp, chẳng biết nên đi đâu, về đâu.

Người lữ khách nhận ra mình không chỉ cô độc trên đường đời mà còn đang đi trên đường cùng:

“Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”

Phía bắc núi Bắc núi muôn trùng

Phía Nam núi Nam sóng muôn đợt

Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?”

Nhìn mọi thứ đều thấy mênh mông bát ngát với sự bủa vây của núi, của sóng, của cát. Nhân vật trữ tình mất đi ý niệm về thời gian, về phương hướng. Đi tiếp hay dừng lại thì đều không thể nên đành đứng chôn chân trên bãi cát. Câu hỏi cuối bài thơ thể hiện một tâm trạng u uất, băn khoăn. Cao Bá Quát muốn tìm ra con đường khác, một sự đổi mới cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội đương thời. Đây phải chăng là biểu hiện trong nhân cách của nhà nho chân chính?

Bài thơ thể hiện sự chán ghét và bi phẫn của nhà thơ trước con đường vinh hoa hão huyền, con đường đời nhiều trắc trở, gian nan. Qua đây, ta cũng thấy được nhân cách cao cả của Cao Bá Quát với nhận thức sâu sắc về lối mòn của khoa cử cũng như khát khao đổi mới trong xã hội đương thời. Bài thơ không chỉ có giá trị nội dung mà còn đặc biệt thành công ở nghệ thuật với những hình tượng thơ độc đáo, sáng tao, những hình ảnh vừa tả thực vừa mang giá trị biểu tượng sâu sắc.

Cảm nhận của em về bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát mẫu 8

Cao Bá Quát là một con người có tài năng có bản lĩnh hơn người, được người đời tôn thờ là Thánh Quát. Thơ văn của ông phong phú trong nội dung cảm hứng: “tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương xứ sở, với người thân, sự đồng cảm nhân ái với những con người lao khổ; niềm tự hào với quá khứ lịch sử dân tộc và có thái độ phê phán mạnh mẽ đối với triều chính đương thời”. Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” thể hiện cái nhìn và phản ánh tâm tư, tình cảm của thi nhân trước thời cuộc cho thấy một nhân cách và tâm hồn cao đẹp của ông Quát.

Cao Bá Quát sống ở cuối thế kỉ XIX khi triều đình nhà Nguyễn đang rơi vào sự khủng hoảng trầm trọng. Cũng như bao sĩ tử khác ông chọn con đường học vấn và làm quan để mong mỏi một lòng phụng sự Tổ quốc nhưng trước bối cảnh thời đại bấy giờ điều đó thật gian nan vô cùng. Bài thơ được sáng tác khi Cao Bá Quát đỗ cử nhân năm 1831 tại trường thi Hà Nội. Sau đó nhiều lần ông vào kinh đô Huế đi thi nhưng không đỗ. “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” có thể được hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi hội ấy, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng mênh mông mà viết nên những câu thơ tỏ chí. Nhưng lại có ý kiến của giáo sư Vũ Khiêm cho rằng bài thơ này được viết khi họ Cao làm quan cho nhà Nguyễn và bắt đầu cảm thấy chán nản, bế tắc. Dù là ra đời trong hoàn cảnh nào thì ta cũng thấy hiện lên trong bài thơ là hình ảnh của một con người chán chường, thất vọng, không tìm ra lối thoát trong cuộc đời.

Con người với những bước đi khó khăn, trầy trật trên sa mạc được tái hiện qua bốn câu thơ đầu:

“Trường sa phục Trường sa

Nhất bộ nhất hồi khước

Nhật nhập hành vị dĩ

Khách tử lệ giao lạc”

Lữ khách cô đơn, nhỏ bé với những bước đi mệt mỏi như dậm chân tại chỗ “đi một bước như lùi một bước” giữa sa mạc cát bao la rộng lớn, không định hướng được lối ra. Dù cho mặt trời đã lặn nhưng đôi chân ấy vẫn chưa dừng lại, vẫn miệt mài đi trong “nước mắt rơi”. Hai hình ảnh con đường cát và con người ở đây vừa mang tính hiện thực vừa mang tính biểu trưng. Ai đã từng đi trên cát thì cũng hiểu cảm giác đôi chân bị nhấn sâu, bị giữ lại bởi những hạt cát li ti. Con đường ấy cũng mang ý nghĩa cho con đường công danh, hoạn lộ quan trường của tác giả nó khó khăn, thử thách vô cùng. Con người trong cuộc hành trình này là một kẻ cô độc đi tìm cho mình chân lí, mục đích đích thực giữa cuộc đời mờ mịt, không xác định. Câu thơ ngũ ngôn với điệp ngữ và tương phản đã làm nổi bật hình ảnh con người cực nhọc, mệt mỏi, lầm lũi đi trên con đường cát trắng mênh mông ở các tỉnh miền Trung_những nơi tác giả đi qua khi vào Huế dự thi.

Tâm trạng của nhà thơ trước thực tại tự oán, tự giận mình sao phải hành hạ bản thân vì con đường công danh mà dấn thân vào “đăng sơn” (trèo non), “thiệp thủy” (lội suối) để mà phải “oán hà cùng” (giận khôn vơi). Ông tái hiện lại hiện thực xã hội với danh lợi bủa vây những con người bon chen, tranh giành nhau “mĩ tửu” để khiến “tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng”. Thật sắc sảo trong cách nhìn và tỉnh táo trong cách phán xét, nhà thơ chua xót nhận ra “người say vô số tỉnh bao người” thì ra danh lợi cũng giống như một thứ rượu ngon khiến cho người ta say ngây ngất, khiến cho bao người theo đuổi.

Sự chán ghét thời thế để rồi thi sĩ phải băn khoăn, trăn trở về con đường mà mình đang bước đi:

“Trường sa trường sa nại cừ hà?

Thản lộ mang mang úy lộ đa”

Trong bản dịch cấu trúc “nại… hà” (làm thế nào) không được dịch sát văn bản nguyên tác chữ Hán. Đây là một câu hỏi “bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây?” thể hiện sự bế tắc của một nhà Nho yêu nước muốn cống hiến cho đời nhưng hiện thực xã hội lại không cho phép. Nhà thơ băn khoăn khi đi tìm con đường chân lí không biết nên dừng lại hay đi tiếp vì “đường bằng mờ mịt”, “đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?”

Trong xã hội đương thời với sự mục ruỗng của chế độ đâu phải con người ta cứ có tài có chí sẽ làm nên công trạng, sẽ được công thành danh toại. Một con người nổi tiếng học rộng tài cao nhưng lận đận khoa cử, bị đánh trượt bao lần có lúc ông đã từng than “Trượng phu ba mươi tuổi, chẳng nên danh gì”. Để rồi người trí sĩ ấy sau một hồi suy tư, trăn trở ông quyết chọn cho mình một con đường đúng đắn bỏ lại con đường công danh, đi tìm cho mình giá trị cuộc sống đích thực:

“Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca

Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp

Nam sơn chi nam ba vạn cấp

Quân hồ vi hồ sa thượng lập?”

Lữ khách lúc này chỉ còn biết cất lên khúc hát “đường cùng” mà quyết định “Anh đứng làm chi trên bãi cát?”nhà thơ hỏi ai? Ông đang tự hỏi chính mính sao nhận ra sự chán chường khoa cử nhưng vẫn để mình bị cuốn vào vòng xoáy, không thoát khỏi được quy luật của xã hội. Tư tưởng và nhân cách cao rộng của Cao Bá Quát là ở đây, tác giả hiểu được sự vô nghĩa của con đường công danh. Ông nhận ra những chân lí, lí tưởng mà bấy lâu nay ông dấn thân, theo đuổi trở nên vô ích. Ông coi thường danh lợi, ông khinh miệt những kẻ say mà không biết tỉnh. Một đời ông muốn cống hiến tài năng của mình cho đất nước nhưng ông đã nhận ra rằng con đường làm quan để gúp đời luôn không được như mong muốn.

Bài thơ được viết theo thể hành ca, một thể thơ cổ của Trung Hoa được du nhập vào Việt Nam. Chúng ta có thể nhắc đến một số bài thơ cùng thể loại như “Phóng cuồng ca”của Trần Tung, “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi hay “Long thành cầm giả ca” của Nguyễn Du. “Sa hành đoản ca” với những câu thơ dài ngắn linh hoạt, vần thơ, nhịp thơ không gò bó mà phóng túng, con người có khi được miêu tả như một khách thể, khi lại là người đối thoại, chủ thể khi ẩn khi hiện thể hiện được những tâm trạng, cảm xúc khác nhau trước những hòan cảnh khác nhau của thi sĩ.

“Bài ca ngắn đi trên bãi cát” với những nét độc đáo riêng đã bộc lộ sự chán ghét thực tại xã hội phong kiến đương thời của cụ Quát đồng thời cũng cho thấy “tâm hồn phóng khoáng và một trí tuệ sáng suốt tiếp nhận những hương vị, những màu sắc mới lạ khác với cái nhìn truyền thống” của thi nhân họ Cao.

Cảm nhận của em về bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát mẫu 9

Cao Bá Quát là một bậc văn sĩ tiêu biểu của thời kì trung đại, do đó cũng không tránh nổi việc ôm ấp những mối u hoài về nợ công danh và con đường theo đuổi sự nghiệp, bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát chính là những dòng thơ vừa như độc thoại mà vừa như đang dằn vặt đối thoại với chính mình của thi nhân.

“Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi”

Vừa choáng lấy tâm trí của người đọc khi mở đầu là hình ảnh bãi cát dài vô tận, mang hơi thở nhọc nhằn, chật vật của bước chân người đi đường. Đi một bước, thế nhưng lại như lùi một bước câu thơ mang đậm hơi thở nhọc nhằn, đầy u uẩn và bế tắc của người lữ khách, bước chân ấy tưởng như đang bị cái sa mạc khát khô và bỏng rát kia cuốn lấy, kìm chặt và định làm chùn bước. Để rồi tiếp tục, dẫu thiên nhiên vũ trụ có đi vào thế nghỉ ngơi thì người đi đường vẫn phải đơn độc tiếp tục hành trình ấy của mình, vẫn kéo những bước dài lê thê trên con đường mệt mỏi. Nhưng phải chăng, hình ảnh bãi cát dài vô tận làm cho bước chân của người đi đường mệt mỏi ấy cũng là một ẩn dụ cho con đường công danh mà tác giả theo đuổi, đầy gập ghềnh, trúc trắc, luôn chực chờ làm gục ngã bước chân người đi đường. Và có lẽ, càng trong hành trình đơn độc và nhọc nhằn ấy, nhân vật trữ tình càng muốn độc thoại đối thoại để chất vấn lý do tiếp tục cuộc hành trình gian nan này:

“Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?”

Ở đời, vốn dĩ con người ta bao giờ cũng bị tất tả ngược xuôi bị cuốn vào vòng danh lợi. Ở đây thi nhân của chúng ta, một trang nam nhi đầu đội trời chân đạp đất, sống giữa thế kỉ lúc bấy giờ, cũng bị nợ nam nhi ghìm chân, ràng buộc, vì thế cứ mãi rong ruổi say sưa theo đuổi con đường công danh dẫu nó mịt mờ và mỏi mệt như hành trình trên bãi cát dài vô tận. Nhà thơ ví bả công danh, ví bả danh lợi như hơi men, hơi men dễ làm chư vị qua đường say xưa bởi hương thơm và mùi vị của nó, người ta dễ dàng sà vào nó, nhưng lại không phải ai cũng đủ bản lĩnh để đứng vững trong chốn lao xao ấy, không phải ai cũng có thể giữ mình, giữ lấy cốt cách thanh cao đạo mạo của mình và vừa theo đuổi công danh, vừa dấn thân vào chốn nhiễu nhương xô bồ nhộn nhạo lại không đánh mất đi chân tâm thuở ban đầu. Thế nên, người say vô số, người tỉnh được mấy ai? Hoặc thậm chí, có những kẻ dẫu mệt mỏi và bế tắc trong hành trình này vẫn không tìm được lối thoát, vẫn gượng gục bước đi đầy khổ nhọc và chán chường.

“Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?”

Một lần nữa câu hỏi đầy u uẩn và những trằn trọc của người đi đường lại cất lên, vang lên trong không gian lặng thinh bốn bề, vang lên để rồi đáp trẻ lại là sự im lặng đến đáng sợ, khiến cho người đi đường một lần nữa rơi vào vực thẳm của lí trí, và sự ngã khụy của con tim. Câu hỏi cất lên, nhưng đáp trả lại chỉ là sự vô vọng, sự trống trải, bâng khuâng, nó khiến cho người đọc cũng như thêm nghẹn ngào trong dòng nghi vấn đầy uẩn ức nghẹn ngào bế tắc ấy. Một mối quan hoài mà có lẽ bản thân người đi đường có thể đã tìm được câu trả lời, nhưng câu trả lời ấy có lẽ không được chấp nhận trong xã hội lúc bấy giờ, nên hành trình dẫu mỏi mệt vẫn phải cứng rắn tiếp tục gồng mình đứng lên. Biết là đường ghê sợ còn nhiều đâu ít, biết là nếu tiếp tục nguy hiểm bủa vây chập chùng, nhưng không thể bỏ cuộc, bước tiếp thì cô đơn và cùng cực, tiếng hỏi tiếng than và cũng là lời tự nhận về thực cảnh làm dấy lên những chua xót trong lòng người đọc.

“Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?”

Bỗng dưng trong một giây phút khao khát được đồng điệu cùng với tâm trạng của người đi đường, khúc đường cùng của Cao Bá Quát làm gợi ta nhớ đến khúc Bạc Mệnh đã ám cả lấy đời Kiều, còn ở đây khúc “Đường cùng” như nói lên phần nào hoàn cảnh hiện tại, rằng người lữ khách ấy đã vô cùng mệt mỏi, bế tắc, cất tiếng hỏi trời, hỏi đời, và hỏi bốn bề xung quanh, mà cửa đời vẫn đóng im lìm quá. Vẫn chỉ còn lại đây mỗi nỗi lòng nặng trĩu về nợ công danh của kẻ đi đường và những khoảng không bất tận của cô đơn. Bốn câu thơ cuối, hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội hiện lên bốn về xung quanh, như tạo thành bức tường vây bủa lấy nội tâm u uất lúc này của người lữ khách. Đồng thời, lấy thiên nhiên hùng vĩ để dựng nền, cũng đã phần nào tôn lên nét cao trượng và kì vĩ của kẻ anh hùng.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Cảm nhận về Bài ca ngắn đi trên bãi cát cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 11 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11 và biết cách soạn bài lớp 11 các bài Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 11 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

  • Soạn văn 11 bài: Bài ca ngắn đi trên bãi cát
  • Soạn bài lớp 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát
  • Phân tích hình ảnh người trí thức qua bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button