Soạn bài Ông đồ | Soạn văn 8 hay nhất – VietJack.com

Soạn bài Ông đồ

Bố cục:

Chia làm 3 phần:

– Phần 1 (hai khổ thơ đầu): hình ảnh ông đồ có tài có tâm được mọi người chú ý.

– Phần 2 (hai khổ 3, 4): tâm trạng của ông đồ khi dần rơi vào quên lãng.

– Phần 3 (khổ thơ cuối): Sự tiếc nuối, cảm thương cho lớp người xưa cũ của tác giả.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ Văn 8 tập 2) :

– Hình ảnh ông đồ cho chữ ngày Tết trong hai khổ thơ đầu: hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu trưng của những giá trị truyền thống.

+ Gắn với Tết và mùa xuân (hoa đào nở).

+ Hình ảnh song hành mực tàu, giấy đỏ, phố đông người .

+ Tài hoa và tấm lòng của người thảo chữ.

+ Nhiều người thuê viết, ngợi khen tài.

→ Hình ảnh ông đồ đẹp có tài và có tâm. Ông mang lại niềm vui cho mọi người bằng tấm lòng và tài năng của mình.

– Hình ảnh ông đồ lạc thời, cô đơn trong khổ thơ 3 và 4.

+ Mỗi năm mỗi vắng: ông đồ mờ nhạt dần theo thời gian, không được mọi người chú ý nữa.

+ Giấy đỏ buồn, mực sầu – chính là tâm trạng của ông đồ.

+ Hình ảnh ông đồ bị mọi người lãng quên (ông đồ vẫn ngồi đấy/ qua đường không ai hay).

+ Hình ảnh lá vàng, mưa bụi: cảnh lạnh lẽo buồn thảm tô đậm tâm trạng buồn xót xa của ông đồ.

Đọc thêm:  Chiếc thuyền ngoài xa (Audio) - Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

– Hình ảnh đối lập của khổ 1,2 với khổ 3,4 là sự đối lập về cảnh và tâm trạng, gợi cho người đọc những suy ngẫm, xót thương cho ông đồ.Ông đồ dần bị đưa vào quên lãng khi không ai còn nhận ra giá trị từ những điều ông tạo ra.

→ Ông đồ ban đầu là trung tâm của sự chú ý dần dần bị quên lãng. Tâm trạng xót xa, buồn đau của ông đồ trước sự vô tình, ơ hờ của mọi người.

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

– Tâm trạng của tác giả được thể hiện ngầm ẩn sau những lớp hình ảnh mang tính ẩn dụ, biểu trưng.

+ Tác giả tạo ra cảnh đối lập về hình ảnh ông đồ nhằm gợi lên trong lòng người đọc niềm thương cảm về vị trí của ông đồ.

– Tác giả bộc lộ trực tiếp tâm trạng, sự xót thương của mình ở cuối bài (những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?).

→ Sự thương cảm, xót xa của tác giả không chỉ dành cho ông đồ mà còn dành cho lớp người cũ bị quên lãng. Đó cũng chính là sự hòa niệm những giá trị tinh thần đẹp truyền thống bị mai một.

Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ Văn 8 tập 2) :

Bài thơ hay và hấp dẫn ở việc tạo ra những đối lập về hình ảnh, tâm trạng, cảm xúc đối xứng trong bố cục của bài thơ.

Đọc thêm:  Qua đoạn trích tức nước vỡ bờ và truyện ngắn lão hạc , em hiểu gì

– Tác giả dựng cảnh tương phản:

+ Ban đầu cảnh cho chữ đông vui tấp nập.

+ Càng về sau cảnh buồn bã, lạnh nhạt, hiu quạnh.

+ Một bên nét chữ như rồng bay phượng múa.

+ Một bên giấy đỏ buồn, mực sầu, cảnh hiu quạnh.

– Cái kết đầu cuối tương ứng:

+ Vẫn là cảnh ngày tết, không gian mùa xuân có hoa đào nở.

+ Ông đồ mờ nhạt dần, cuối cùng thì không thấy nữa.

+ “ông đồ xưa” không còn tồn tại nữa.

– Tác giả tái hiện lại những hoài niệm về thời “vàng son xưa cũ” của một thế hệ nhà Nho đẹp nhưng dần phai mờ.

– Ngôn ngữ bình dị, trong sáng nhưng hàm súc, đầy dư vị.

→ Tác giả tái hiện được vẻ đẹp của cảnh cho chữ, hình tượng ông đồ xưa với bàn tay tài hoa- giá trị tinh thần truyền thống đẹp- đang dần mai một trong đời sống. Sự nuối tiếc, hoài cổ cảnh cũ người xưa.

Câu 4 (trang 10 sgk 8 tập 2) :

Những câu thơ trên tả cảnh những ngụ tình:

+ Hình ảnh đẹp nhưng gợi ra sự tàn lụi, u uất.

+ Tâm trạng của ông đồ buồn thảm, bẽ bàng như chính những đồ vật gắn với nghề của ông ( giấy đỏ, mực tàu).

+ Biện pháp nhân hóa làm cho giấy, mực – tưởng như vô tri bỗng nhiên trở nên sinh động, mang tâm trạng sầu bi như con người.

+ Hình ảnh thiên thiên: lá vàng, mưa bụi càng tô đậm hơn sự hiu quạnh, lạnh lẽo của không gian cũng như sự vô tình, hờ hững quên lãng của người đời.

Đọc thêm:  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 - Tự Học 365

→ Là những câu thơ đẹp, hoài cổ, ghi lại dấu ấn và mang lại cho người đọc nhiều dư vị về cảnh cũ người xưa, những nét đẹp về văn hóa tinh thần “vang bóng một thời”.

Bài giảng: Ông đồ – Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

  • Câu nghi vấn
  • Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
  • Quê hương
  • Khi con tu hú
  • Câu nghi vấn (tiếp theo)

Xem thêm bài soạn Ông đồ ngắn gọn, hay khác:

  • Soạn bài Ông đồ (hay nhất)

  • Soạn bài Ông đồ (ngắn nhất)

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

  • Soạn Văn 8 (bản ngắn nhất)
  • Soạn Văn 8 (siêu ngắn)
  • Soạn Văn lớp 8 (cực ngắn)
  • Văn mẫu lớp 8
  • Tác giả – Tác phẩm Văn 8
  • Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt – Tập làm văn 8
  • 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 8
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 8
  • Top 55 Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)

Săn SALE shopee tháng 6:

  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button