Giãn não thất có nguy hiểm không?

Khi kết quả siêu âm cho thấy thai nhi bị giãn não thất 10mm trở lên, nhiều sản phụ bắt đầu lo lắng về việc giãn não thất có nguy hiểm không, thai nhi bị giãn não thất nên ăn gì để tình trạng của trẻ trở về bình thường. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc xung quanh mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này.

1. Tìm hiểu chung về giãn não thất 1.1. Giãn não thất cuối thai kỳ

Trong não thất của thai nhi và người lớn luôn có một lượng dịch não tủy nhất định, với chức năng bảo vệ não và tủy sống. Trung bình dịch khoang não thất thai nhi đo được <10mm. Nhưng khi trẻ gặp phải những rối loạn trong quá trình sản sinh, lưu thông và hấp thụ dịch não tủy sẽ dẫn đến tình trạng giãn các não thất. Nếu lượng dịch bị tắc nghẽn hoặc ứ đọng, trì trệ sẽ gây ra tăng áp lực nội sọ. Cụ thể:

  • Dịch khoang não thất > 10mm: Giãn não thất mức độ nhẹ;
  • Dịch khoang não thất > 20mm: Giãn não thất mức độ nặng;
  • Chèn ép hoặc phá hủy nhu mô não: Não úng thủy.

Thông qua siêu âm, bác sĩ có thể biết được độ giãn khoang não thất của thai nhi. Trong khoảng tuần thứ 22, giãn não thất 10mm giáp biên bên trái thì cũng không đáng ngại vì thông thường sau 32 tuần, giãn não thất cuối thai kỳ sẽ trở về bình thường. Nhưng nếu như siêu âm thóp trước sinh cho kết quả đường kính não thất 18 – 19mm thì nguy cơ hình thành bệnh giãn não thất thật sự lên đến 80%. Tuy nhiên, tiếp tục theo dõi thai kỳ thấy não thất có khuynh hướng nhỏ dần, dao động khoảng còn 13 – 14mm khi siêu âm ngay trước sinh thì được xem là dấu hiệu tốt. Nhiều khả năng bé mắc phải tình trạng não thất rộng (ventriculomegaly) và sẽ dần tự ổn định theo thời gian. Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp can thiệp trước sinh cho thai nhi bị giãn não thất. Chính vì vậy, các chuyên gia cũng không có lời khuyên nào cho những bà bầu có thai nhi bị giãn não thất nên ăn gì.

Đọc thêm:  Ngày 3-3-1959: Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng

1.2. Giãn não thất ở trẻ sơ sinh

Trường hợp siêu âm cho kết quả giãn não thất cuối thai kỳ nặng, sau sinh cần phải theo dõi liên tục trong thời gian dài, khoảng 12 – 24 tháng. Nếu trẻ 1 tuần tuổi mà đo được vòng đầu 32cm là bình thường. Ngược lại, khi được bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh diễn tiến nghiêm trọng qua những lần tái khám, bé có thể được phẫu thuật dẫn lưu dịch não tủy để tránh sự chèn ép nhu mô não, đề phòng tăng áp lực nội sọ.

Ở trẻ sơ sinh, giãn não thất có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các ca mắc bệnh, áp lực dịch não tủy sẽ tăng, gây ra một loạt các triệu chứng khá nguy hiểm. Trong đó nổi bật nhất là kích thước hộp sọ ngày càng to, biểu hiện bằng giãn rộng thóp trước và các đường khớp, đồng thời các tĩnh mạch phía trán cũng giãn khiến đầu bé trông như nổi nhiều gân xanh. Trí tuệ của những trẻ mắc các bệnh liên quan đến não thường bị ảnh hưởng khá nặng nề.

“Trẻ bị giãn não thất có kích thước hộp sọ to hơn bình thường”

2. Nguyên nhân gây giãn não thất

Thai nhi và trẻ sơ sinh có thể bị giãn não thất 10mm trở lên do một số nguyên nhân bẩm sinh sau đây:

  • Tắc cống não hoặc tắc tĩnh mạch chủ trên;
  • Dị tật Dandy – Walker hoặc Chiari;
  • Bất thường tĩnh mạch Galen;
  • Xuất huyết não thất;
  • Nhiễm trùng trong tử cung của mẹ (TORCH).

Ngoài ra, một số tình trạng mắc phải khác cũng có thể dẫn đến giãn não thất ở trẻ em, bao gồm:

  • Nhiễm trùng: Viêm màng não mủ, bệnh lao hoặc nang ký sinh trùng;
  • Xuất huyết: Xuất huyết não thất và vùng dưới màng nhện;
  • U não;
  • Dị dạng tĩnh mạch Galen (bệnh hiếm);
  • Chấn thương vùng đầu;
  • Tác động của phẫu thuật thần kinh, gây chảy máu vào hệ thống não thất.
Đọc thêm:  Gợi ý những lời tri ân ý nghĩa dịp 27/7 - Ngày Thương binh, Liệt sĩ

3. Triệu chứng nguy hiểm của giãn não thất 3.1. Ở trẻ sinh non và trẻ nhỏ Đối với trẻ sinh non, nguy cơ bị giãn não thất có thể được phát hiện bằng cách đo vòng đầu để đánh giá bất thường. Trong trường hợp có tăng áp lực nội sọ sẽ đi kèm với một số dấu hiệu như:

  • Thóp phồng;
  • Giãn tĩnh mạch da đầu và khớp sọ;
  • Đôi khi tim đập chậm, có khoảng ngừng thở;
  • Liệt dây thần kinh vận nhãn, ánh mắt luôn nhìn xuống (ít gặp).

Trường hợp các bé nhỏ còn thóp, ngoài những triệu chứng về tĩnh mạch da đầu, tim và thị giác tương tự như trên, có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện sau đây:

  • Đầu to, phát triển nhanh hơn so với cả khuôn mặt;
  • Thóp căng phồng, rộng các đường khớp sọ;
  • Bé hay quấy khóc, dễ bị kích thích và nôn ói;
  • Gặp khó khăn trong việc giữ hoặc xoay đầu.

3.2. Ở trẻ lớn

Ở những trẻ đã lớn, nếu rơi vào tình trạng não úng thủy cấp tính sẽ có một vài triệu chứng sau:

  • Đau đầu âm ỉ, tăng dần sau thức dậy và giảm dần sau khi ói;
  • Nôn vọt ra thành vòi;
  • Thay đổi tri giác;
  • Song thị (nhìn 1 hóa 2), mờ mắt hoặc phù gai thị do liệt dây thần vận nhãn số VI.

Trong khi đó, các dấu hiệu của não úng thủy mạn tính bao gồm:

  • Đầu to, chu vi vòng đầu > bách phân vị 90;
  • Thất điều, mất kiểm soát các cơ vận động tự chủ;
  • Rối loạn phát triển tâm thần.

4. Biến chứng phẫu thuật điều trị giãn não thất

Hiện nay giãn não thất ở trẻ em đã có biện pháp điều trị thích hợp, thậm chí nếu bệnh ở mức độ nhẹ (giãn não thất 10mm trở xuống) đôi khi chỉ cần theo dõi và tự hồi phục sau một thời gian. Mặc dù cách điều trị bằng phẫu thuật, bao gồm đặt hệ thống dẫn lưu dịch não tủy shunt và nội soi thông sàn não thất III, sẽ mang lại hiệu quả chữa bệnh cho trẻ, nhưng vẫn tiềm tàng một số nguy cơ rủi ro. Đối với hệ thống shunt rủi ro có thể có gồm:

  • Dây van dẫn lưu bị tắc nghẽn cơ học, bị đứt hoặc đầu shunt lạc chỗ, bệnh nhân dị ứng với vật liệu của shunt;
  • Dẫn lưu quá mức hoặc dò dịch não tủy;
  • Tụ máu dưới màng cứng;
  • Hội chứng não thất hình khe;
  • Hiện tượng giả nang ở đầu shunt trong phúc mạc;
  • Động kinh;
  • Di căn tế bào ung thư do u não dẫn lưu đến bộ phận khác trong cơ thể.
Đọc thêm:  Mối quan hệ của Vân Dung và gia đình chồng

Đối với phẫu thuật nội soi nguy cơ có thể có gồm:

  • Nhiễm trùng vết mổ;
  • Viêm màng não;
  • Mất trí nhớ thoáng qua;
  • Chấn thương vùng hạ đồi;
  • Liệt thần kinh vận nhãn;
  • Tổn thương mạch máu não.

Tóm lại, giãn não thất là một tình trạng khá nguy hiểm có thể xảy ra với thai nhi và trẻ nhỏ. Hiện nay vẫn chưa có biện pháp can thiệp dành cho em bé còn trong bụng mẹ. Do vậy sản phụ cần tuân thủ siêu âm thai nghén định kỳ để phát hiện sớm bất thường của thai nhi. Nếu như đã xác định giãn não thất cuối thai kỳ, sau khi trẻ sinh ra phải được đưa đi chụp MRI hoặc chụp cắt lớp vi tính não theo đúng lịch bác sĩ chỉ định. Điều này sẽ hỗ trợ tốt trong quá trình chẩn đoán nguyên nhân và khảo sát các dị tật đi kèm, cũng như quyết định hướng xử trí đúng đắn và kịp thời.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ CTCP Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ với chúng tôi theo địa chỉ:

CTCP BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ

Địa chỉ: Số 469, Nguyễn Trãi, Võ Cường, TP Bắc Ninh

Liên hệ khám chữa bệnh: 02223.858.999

Website:https://benhvienquoctehoanmy.vn/

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button