Tóm tắt Số phận con người hay, ngắn nhất (10 mẫu) | Ngữ văn lớp 12
Tóm tắt Số phận con người hay, ngắn nhất (10 mẫu)
Bài giảng: Số phận con người – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)
Bản tóm tắt bài Số phận con người Ngữ văn lớp 12 gồm các bài tóm tắt ngắn gọn, hay nhất giúp học sinh biết cách tóm tắt tác phẩm Số phận con người từ đó nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 12.
Tóm tắt Số phận con người – Mẫu 1
Trong những năm nội chiến, Xô-cô-lốp tham gia Hồng quân. Nạn đói xảy ra, gia đình anh bị chết. Anh phải làm nhiều nghề để kiếm sống và đã xây dựng được một gia đình hạnh phúc.
Chiến tranh chống phát xít bùng nổ, anh ra trận, bị bắt làm tù binh, bị tra tấn. Khi trốn thoát về được với Hồng quân thì anh mới biết vợ và hai con gái đã bị bom sát hại trước đó hai năm. Anh tiếp tục chiến đấu và đúng vào ngày chiến thắng, con trai của anh đã hi sinh.
Sau chiến tranh, anh xuất ngũ và làm lái xe cho một đội vận tải. Gặp bé Va-ni-a (mồ côi cha mẹ), anh nhận nó làm con.Cuộc sống của anh từ đó thêm khó khăn song đã ấm áp hơn. Anh phải nén chịu, giấu đi những mất mát đau đớn của thể xác và tinh thần để bé Va-ni-a được hạnh phúc.
Một lần gặp rủi ro, anh bị thu bằng lái xe. Sau sự việc đó, anh lại cùng con đến Ka-sa-rư để kiếm sống.
Tóm tắt Số phận con người – Mẫu 2
Xô-cô-lốp là một thanh niên có số phận bất hạnh. Trước khi có chiến tranh anh có vợ và ba con, khi chiến tranh nổ ra anh tham gia lực lượng chống phát xít nhưng bị chúng bắt giam và tra tấn. Ở quê nhà anh nhận được hung tin vợ và hai đứa con gái bị bom thả chết. Chỉ còn đứa con trai duy nhất làm đại úy pháo binh ở chiến trường, bất hạnh thay khi hai cha con chưa gặp nhau thì cậu con trai đã hi sinh đúng vào ngày chiến thắng phát xít Đức, anh vô cùng tuyệt vọng và đau đớn.
Sau chiến tranh Xô-cô-lốp quay về thời bình với nhiều “vết thương” trong lòng và sự đau đớn. Anh may mắn trở thành lái xe cho đội vận tải. Anh gặp được Va-ni-a một cậu bé có hoàn cảnh đáng thương đã mất cha mẹ trong chiến tranh, đồng cảnh ngộ, anh đã nhận Vania làm con nuôi. Hai người nương tựa nhau mà sống và con người anh như có sức sống trở lại.
Trong một lần kém may mắn anh bị tước bằng lái xe, anh phải chuyển nghề nhưng những nỗi đau từ chiến tranh vẫn còn dai dẳng, ám ảnh. “Hai cha con” quyết định chuyển chỗ ở đi khắp nơi.
Tóm tắt Số phận con người – Mẫu 3
Chiến tranh kết thúc, Xôcôlốp được giải ngũ, nhưng anh không trở về Vôrônegiơ quê hương nữa. Một đồng đội bị thương đã giải ngũ có lần mời anh về nhà chơi, Xôcôlốp nhớ ra và tìm đến Uriupinxcơ. Anh xin được làm lái xe chở hàng hóa về các huyện và chở lúa mì về thành phố. Mỗi lần đưa xe về thành phố anh lại tạt vào cửa hiệu giải khát uống một li rượu lử người. Anh đã gặp bé Vania đầu tóc rối bù, áo quần rách bươm xơ mướp nhưng cặp mắt như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm. Nó ăn ngay ở hiệu giải khát, ai cho gì thì ăn nấy. Bạ đâu ngủ đó. Xôcôlốp xúc động quyết định: “Mình sẽ nhận nó làm con nuôi!” Xôcôlốp nói với bé Vania: “Là bố của con” khi nó nghẹn ngào hỏi: “Thế chú là ai?” Đưa Vania về nhà vợ chồng người bạn, Xôcôlốp tắm rửa; cắt tóc, sắm áo quần cho bé. Nhìn nó ăn xúp bắp cải, vợ người bạn lấy tạp dề che mặt khóc. Lần đầu tiên sau chiến tranh, Xôcôlốp được ngủ một giấc yên lành. Còn bé Vania rúc vào nách bố nuôi như con chim sẻ dưới mái rạ, ngáy khe khẽ. Ngày và đêm, bé Vania không chịu rời Xôcôlốp. Một chuyện rủi ro xẩy đến, Xôcôlốp bị người ta tước mất bằng lái xe. Mất việc, anh đưa bé Vania đi bộ đến Kasarư sống. Nhìn 2 bố con đi xa dần với một nỗi buồn thấm thía, chợt đứa bé quay lại nhìn nhà văn, vẫy vẫy bàn tay bé xíu hồng hồng. Như có móng sắc nhọn bóp lấy tim mình, tác giả vội quay mặt đi …
Tóm tắt Số phận con người – Mẫu 4
Sô-lô-khốp là nhà văn Nga lỗi lạc được xếp vào các các nhà văn lớn của thế kỉ XX. Nhắc đến ông ta không thể không nhắc đến truyện ngắn “Số phận con người” (1957) một chân trời mới của văn học Nga. Tác phẩm có kết cấu truyện lồng truyện. Câu chuyện thứ nhất là câu chuyện của tác giả (người kể chuyện) kể lại sự việc trên đường đi công tác gặp Xô-cô-lốp và cậu bé Va-ni-a rồi họ trò chuyện với nhau. Câu chuyện thứ hai là câu chuyện của Xô-cô-lốp kể về cuộc đời của mình cho tác giả nghe.
Cuộc đời đau khổ của anh bắt đầu từ khi chiến tranh bùng nổ: bố mẹ và em gái chết trong trận đói khủng khiếp năm 1922, ít lâu sau anh tham gia chiến đấu bị thương nặng hai lần và bị giặc bắt tra tấn, dã man trong các trại tập trung của phát xít. Nhưng tinh thần gan góc của con người Nga không cho phép anh gục ngã. Với lòng dũng cảm và trí thông minh anh đã tìm mọi cách trốn thoát về với Hồng quân Liên Xô vừa lúc này anh cũng hay tin vợ và con ở nhà bị bom giặc giết chết. Những người thân yêu đều lần lượt ra đi giờ đây anh chỉ còn một chỗ dựa duy nhất là đứa con trai ngoài mặt trận nhưng thật không may mắn, chiến tranh cũng không để lại cho anh điểm tựa cuối cùng khi ngày 9/5/1945_ngày chiến thắng nhưng một tên Đức đã bắn chết ngài đại úy pháo binh. Từ đây cuộc sống của Xô-cô-lốp chìm trong bóng tối và tuyệt vọng, anh suốt ngày say rượu rồi ít lâu sau tìm về nơi vợ chồng người bạn U-riu-pin-xcơ và làm công việc lái xe tải. Trong một lần lái xe anh đã gặp Va-ni-a_một đứa trẻ bơ vơ, côi cút cha chết ngoài chiến trận, mẹ cũng bị bom giặc giết chết khi hai mẹ con đang đi tàu. Hai con người hai số phận giống nhau bơ vơ, không người thân thích đã làm thành một gia đình có tình yêu thương sưởi ấm trái tim. Cuộc sống cứ tưởng êm đẹp ở đó nhưng trong một lần lái xe không may mắn Xô-cô-lốp đã bị thu bằng lái, thất nghiệp anh dắt con đi bộ đến địa phương khác nơi có đồng đội cũ của anh đang làm việ ở đó.
Kết thúc tác phẩm là lúc con thuyền cập bến họ chia tay nhau trong suy nghĩ của tác giả “Cái gì đang chờ họ phía trước?” đồng thời cũng ánh lên niềm tin, hy vọng về con người Nga mạnh mẽ, vững vàng sẽ chiến thắng mọi khó khăn, trở ngại phía trước.
Tóm tắt Số phận con người – Mẫu 5
Xô-cô-lốp từng có một gia đình hạnh phúc với vợ và 3 người con. Khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra, phát xít Đức tràn vào xâm chiếm lãnh thổ, Xô-cô-lốp đã rời quê hương, trở thành người lính anh dũng đấu tranh bảo vệ quê hương, lãnh thổ. Trong suốt quá trình chiến đấu, Xô-cô-lốp từng bị giặc giam giữ, tra tấn dã man, nhưng bằng sự kiên cường, tình yêu nước của một người lính, Xô-cô-lốp đã vượt qua tất cả. Tại chiến trường, khi đang chiến đấu, Xô-cô-lốp nghe được hung tin từ quê nhà, vợ và hai người con gái của anh đã chết vì trúng bom đạn của kẻ thù, lúc này niềm hi vọng duy nhất của anh hướng về người con trai An-tô-ni đang là đại úy pháo binh của Hồng Quân, thế nhưng bất hạnh thay, con trai anh hi sinh vào đúng ngày quân đội Liên Xô giành thắng lợi.
Hòa bình lập lại, Xô-cô-lốp mưu sinh bằng công việc lái xe, vận chuyển hàng hóa đến các huyện, trong một lần lái xe Xô-cô-lốp đã gặp gỡ Va-ni-a, một cậu bé mồ côi cha mẹ, sống lang thang, lưu lạc. Đồng cảm với số phận của cậu bé, Xô-cô-lốp đã quyết định nhận nuôi Va-ni-a, từ những người đơn độc, đáng thương, họ đã sống nương tựa vào nhau, dùng tình thương để thắp lên niềm tin vào cuộc sống.
Tóm tắt Số phận con người – Mẫu 6
Trong một lần đi công tác, tác giả Sô-lô-khốp đã có cuộc gặp gỡ bất ngờ với một người đàn ông tên Xô-cô-lốp, cũng trong cuộc gặp gỡ ấy, Xô-cô-lốp đã kể cho tác giả nghe về câu chuyện đầy đau đớn của cuộc đời mình. Xô-cô-lốp từng là một người lính trong quân đội Hồng quân Liên Xô, ngày chiến tranh nổ ra, Xô-cô-lốp đã chia tay vợ con để lên đường chiến đấu. Xô-cô-lốp từng bị phát xít bắt làm tù binh, giam lỏng và tra tấn suốt 2 năm trời. Năm 1944, khi quân phát xít Đức thua to trên mọi mặt trận, Xô-cô-lốp đã bắt sống được một tên lính giặc và lái xe về phía Hồng quân. Ngay lúc này, Xô-cô-lốp nghe tin dữ vợ và hai người con gái của anh đã thiệt mạng do bom đạn kẻ thù. Người thân cũng là niềm hy vọng sống còn lại của Xô-cô-lốp lúc này là An-tô-ni, đau đớn thay, ngày mà đất nước được giải phóng cũng là ngày mà con trai anh hi sinh.
Mang theo nỗi đau đớn, tuyệt vọng, sau khi hòa bình lập lại Xô-cô-lốp không trở về quê nhà, anh làm công việc lái xe vận chuyển hàng hóa đến các huyện. Trong một lần nghỉ giải lao giữa đường, Xô-cô-lốp đã gặp gỡ cậu bé Va-ni-a một đứa trẻ lang thang, cha mẹ đều mất trong chiến tranh. Bằng mối đồng cảm giữa hai con người bất hạnh, trôi dạt giữa cuộc đời, Xô-cô-lốp đã quyết định nhận nuôi Va-ni-a, từ đây hai cha con sống nương tựa nhau và cùng hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn ở tương lai.
Tóm tắt Số phận con người – Mẫu 7
Andrey Sokolov là chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đã tham gia chống phát xít trong thế chiến thứ hai. Trong chiến tranh, anh bị thương hai lần. Trong một lần chở hàng ra tiền tuyến, Sokolov bị bắt và bị lưu đày tại trại tù binh của bọn phát xít Đức. Năm 1944, anh trốn thoát, về với Hồng quân, biết được tin vợ và hai con gái đã chết do bị Bom Đức sát hại từ năm 1942. Người con trai duy nhất là Anatoli thoát chết sau đó anh gia nhập quân ngũ tiến đánh Béc-lin. Nhưng đúng vào ngày chiến thắng 9-5-1945, Anatoli đã hi sinh.
Chiến tranh kết thúc, Sokolov giải ngũ nhưng không muốn trở lại quê nhà. Anh đến chỗ của một đồng đội cũ, xin làm lái xe cho một đội vận tải. Tình cờ anh gặp chú bé Vania mồ côi, không nơi nương tựa vì bố mẹ em đều đã chết trong chiến tranh. Ngay lập tức, anh quyết định nhận Vania làm con. Chú bé ngây thơ tin rằng Sokolov là bố đẻ của mình. Sokolov yêu thương, chăm sóc chú bé thật chu đáo và xem nó là niềm vui lớn, niềm an ủi của mình. Tuy nhiên, anh vẫn bị ám ảnh bởi những mất mát quá lớn trong chiến tranh. Hằng đêm anh vẫn mơ thấy vợ và các con.
Rồi một chuyện rủi ro xảy ra, xe anh đụng phải con bò và anh bị thu hồi bằng lái, phải chuyển sang làm thợ mộc để kiếm sống. Theo lời mời của một người bạn khác ở Kasaru, anh dẫn bé Vania đến đó với hi vọng chừng nửa năm sau anh được cấp lại bằng lái mới. Dù phải vật lộn với muôn vàn khó khăn song những con người trải qua sự khốc liệt của chiến tranh vẫn giữ niềm tin yêu cuộc sống, vào sức mạnh ý chí của con người. Cho đến khi kết thúc câu chuyện, Andrey Sokolov vẫn giấu không cho cậu con trai biết về những nỗi đau khổ riêng tư của mình.
Tóm tắt Số phận con người – Mẫu 8
Xô-cô-lốp là người lính Hồng quân bước ra từ cuộc chiến tranh với phát xít Đức. Chiến tranh đã cướp đi mạng sống của vợ và hai người con gái của anh. An-tô-ni (người con trai làm sĩ quan pháo binh) là niềm hi vọng sống duy nhất của anh cũng hi sinh vào đúng ngày giải phóng.
Trở lại cuộc sống thời bình với nhiều nỗi đau, mất mát, Xô-cô-lốp đã không trở về quê cũ mà làm lái xe cho đội vận tải. Trong một lần dừng chân nghỉ ngơi, anh đã vô tình gặp Vania, cậu bé mồ côi đáng thương. Xô-cô-lốp đã nhận nuôi cậu bé, hai cha con sống nương tựa vào nhau, tình yêu thương và hi vọng sống của anh cũng được nhen nhóm trở lại.
Tóm tắt Số phận con người – Mẫu 9
Chiến tranh kết thúc, Xô-cô-lốp giải ngũ nhưng không muốn trở lại quê nhà. Anh đến chỗ của một đồng đội cũ, xin làm lái xe cho một đội vận tải. Tình cờ anh gặp chú bé Va-ni-a mồ côi, không nơi nương tựa vì bố mẹ em đều đã chết trong chiến tranh. Ngay lập tức, anh quyết định nhận Va-ni-a làm con. Chú bé ngây thơ tin rằng Xô-cô-lốp là bố đẻ của mình. Xô-cô-lốp yêu thương, chăm sóc chú bé thật chu đáo và xem nó là niềm vui lớn, niềm an ủi của mình. Tuy nhiên, anh vẫn bị ám ảnh bởi những mất mát quá lớn trong chiến tranh. Hằng đêm anh vẫn mơ thấy vợ và các con của mình, thức giấc thì gối đẫm nước mắt. Rồi một chuyện rủi ro xảy ra: xe anh đụng phải con bò và anh bị thu hồi bằng lái, phải chuyển sang làm thợ mộc để kiếm sống. Theo lời mời của một người bạn khác ở Ka-sa-rư, anh dẫn bé Va-ni-a đến đó với hy vọng chừng nửa năm sau anh được cấp lại bằng lái mới. Dù thế, anh vẫn cố trấn tĩnh, vì không muốn để bé Va-ni-a biết được tâm trạng đau buồn của mình.
……………………………….
……………………………….
……………………………….
Tác giả tác phẩm Số phận con người
A. Nội dung tác phẩm
Xô-cô-lốp từng có một gia đình hạnh phúc với vợ và 3 người con. Khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra, phát xít Đức tràn vào xâm chiếm lãnh thổ, Xô-cô-lốp đã rời quê hương, trở thành người lính anh dũng đấu tranh bảo vệ quê hương, lãnh thổ. Trong suốt quá trình chiến đấu, Xô-cô-lốp từng bị giặc giam giữ, tra tấn dã man, nhưng bằng sự kiên cường, tình yêu nước của một người lính, Xô-cô-lốp đã vượt qua tất cả. Tại chiến trường, khi đang chiến đấu, Xô-cô-lốp nghe được hung tin từ quê nhà, vợ và hai người con gái của anh đã chết vì trúng bom đạn của kẻ thù, lúc này niềm hi vọng duy nhất của anh hướng về người con trai An-tô-ni đang là đại úy pháo binh của Hồng Quân, thế nhưng bất hạnh thay, con trai anh hi sinh vào đúng ngày quân đội Liên Xô giành thắng lợi.
Hòa bình lập lại, Xô-cô-lốp mưu sinh bằng công việc lái xe, vận chuyển hàng hóa đến các huyện, trong một lần lái xe Xô-cô-lốp đã gặp gỡ Va-ni-a, một cậu bé mồ côi cha mẹ, sống lang thang, lưu lạc. Đồng cảm với số phận của cậu bé, Xô-cô-lốp đã quyết định nhận nuôi Va-ni-a, từ những người đơn độc, đáng thương, họ đã sống nương tựa vào nhau, dùng tình thương để thắp lên niềm tin vào cuộc sống.
B. Đôi nét về tác phẩm
1. Tác giả
1. Tiểu sử
– Sô – lô – khốp (1905 – 1984): sinh ra trong một gia đình nông dân người Cozak ở Kamenskaya thuộc nước Nga.
– Năm 13 tuổi ông tham gia Hồng Quân chiến đấu trong nội chiến Nga.
– Năm 17 tuổi ông bắt đầu sáng tác văn học.
– Năm 1932 ông là Đảng viên Đảng Cộng Sản Liên Xô.
– Năm 1939 ông làm Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
Ông để lại nhiều các phẩm nổi tiếng như “Những câu truyện Sông Đông”, “Thảo nguyên xanh”, “Sông Đông êm đềm”, “Đất vỡ hoang”, “Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc”, “Số phận con người”, …
b. Phong cách nghệ thuật:
Ông theo đuổi lối viết đúng với sự thật; kết hợp giữa chất bi và hùng, chất sử thi và tâm lí; bám sát các vấn đề số phận đất nước và số phận cá nhân.
3. Vị trí và tầm ảnh hưởng
Ông là nhà tiểu thuyết tài năng và là một trong những nhà văn lớn nhất thế kỷ XX của nước Nga, được nhận giải Nô-ben năm 1965.
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác
– Truyện ngắn Số phận con người (1957) của Sô – lô – khốp là cột mốc quan trong mở ra chân trời mới cho văn học Nga. Dung lượng và tư tưởng của truyện khiến có người liệt nó vào loại tiểu thuyết anh hùng ca.
– Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực, sự đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tính cách Nga, khí phách anh hùng và nhân hậu của người lính Xô viết.
b, Bố cục
Phần 1:Từ đầu đến “chú bé đang nghịch cát đấy”:
Trước khi Xô – cô – lốp và Va – ni – a gặp nhau
Phần 2:Tiếp theo đến “chợt lóe lên như thế”:
Cuộc gặp gỡ giữa Xô – cô – lốp và bé Va – ni – a
Phần 3:Đoạn còn lại:
Số phận của Xô – cô – lốp và niềm tin vào sức mạnh của con người Nga.
c, Phương thức biểu đạt: Tự sự
d, Thể loại: Truyện ngắn
e, Ý nghĩa nhan đề.
– Nhan đề “Số phận con người” là nhan đề giàu ý nghĩa và sức gợi. … Chỉ cần có niềm tin, nghị lực và tình thương, con người có thể vượt lên mọi mất mát của chiến tranh, của số phận để hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn, đó cũng chính là ý nghĩa sâu xa, ánh sáng niềm tin mà nhan đề cũng như nội dung truyện ngắn mang lại
f, Giá trị nội dung
– Ca ngợi sức mạnh vươn lên của con người sau chiến tranh.
– Cảm thông, chia sẻ với những đau thương mất mát – di chứng của chiến tranh, cùng những khó khăn trong cuộc mưu sinh thường nhật của những con người thời hậu chiến, đặc biệt là những người lính vừa trở về từ chiến trường và trẻ em – những con người chịu nhiều đau thương và mất mát nhất
– Lên án bão tố của chiến tranh phi nghĩa và sức mạnh ghê gớm của nó. Chiến tranh không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng nghìn, hàng triệu người. Mà kinh khủng hơn, là nó đã phá nát cuộc sống của không biết bao gia đình, đạp đổ ước mơ và tương lai của những đứa trẻ.
– Ca ngợi sức mạnh phi thường với niềm tin bất diệt của con người có thể làm nên được điều kì diệu, đưa con người vượt thoát khỏi những nghịch cảnh éo le, tàn khốc. Tâm hồn con người có chỗ dựa vững chắc chính là tình yêu thương, giống như Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a vậy.
g, Giá trị nghệ thuật
– Lời kể chuyện giản dị, sinh động, gần gũi đã tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn với người đọc về câu chuyện cuộc đời của những con người thời hậu chiến.
– Truyện đã miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật, từ đó người đọc có thể hình dung về thế giới nội tâm của những con người sau cuộc chiến.
– Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc. Vì đó là cảm xúc, nhận định và quan niệm của tác giả về số phận của những con người nhỏ bé, bất hạnh.
C. Đọc hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh và tâm trạng của Xô-cô-lốp sau khi chiến tranh kết thúc
– Anh phải chịu bao mất mát ″Tôi đã chôn trên đất người, đất Đức, niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng của tôi″.
– Anh sống nhờ bạn để tìm kế sinh nhai nhưng không gặp may, bị mất việc, anh mượn rượu để giải sầu.
– Anh luôn sống trong cô đơn, đau khổ và không thể sống yên được nữa.
– Dù gặp nhiều đau khổ nhưng anh không bao giờ than vãn à anh là người kiên cường (tính cách Nga).
2. Xô-cô-lốp nhận bé Va-ni-a làm con nuôi
* Ấn tượng về bé Va-ni-a:
– Sự ngây thơ, tội nghiệp, không nơi nương tựa- nạn nhân tội nghiệp của thời chiến.
– Đôi mắt ″như ngôi sao sáng ngời″.
* Nhận Va-ni-a làm con nuôi:
– ″không thể để cho mình với nó chìm nghỉm riêng lẻ được, mình phải nhận nó là con″ à Hai con người không nơi nương tựa phải dựa vào nhau trong cuộc sống. Đây là quyết định bột phát, xuất phát từ lòng thương người không tính toán.
– Hai trái tim cô đơn, lạnh giá chợt ấm lên vì được chụm lại bên nhau. Tình người như ngọn lửa, cả hai đều choáng váng. ″Nó áp sát vào người tôi, toàn thân run như ngọn cỏ trước gió. Còn mắt tôi thì cứ mờ đi, hai bàn tay run lẩy bẩy.″
– Từ sau khi nhận bé Va-ni-a làm con nuôi:
+ Tâm hồn anh nhẹ nhõm, bừng sáng lên.
+ Anh chăm sóc bé chu đáo, thương nó như cha con.
=> Anh vơi bớt nỗi cô đơn, tìm thấy hạnh phúc trái tim ″chai sạn vì đau khổ, nay trở nên êm dịu hơn…″
+ Bé Va-ni-a cũng rất thương anh và cần đến anh. Hai con người đau khổ đã nương tựa, sưởi ấm cho nhau.
=> Tình cảm của Xô-cô-lốp đối với bé Va-ni-a là niềm vui, niềm hạnh phúc của một trái tim đang phục hồi; tình cảm của Va-ni-a đối với Xô-cô-lốp là tình cảm gắn bó quyến luyến của một đứa bé đã tìm thấy nơi nương tựa.
* Người vợ của bạn Xô-cô-lốp đã khóc khi thấy Xô-cô-lốp nhận bé Va-ni-a làm con nuôi vì:
– Thương Va-ni-a.
– Thương Xô-cô-lốp.
– Cảm phục lòng tốt của Xô-cô-lốp.
– Tủi cho hoàn cảnh của mình không có con.
* Việc nhận bé Va-ni-a làm con nuôi làm Xô-cô-lốp vơi bớt nỗi cô đơn nhưng trái tim anh vẫn không trở lại được như xưa:
– Đêm nào anh cũng mơ thấy người thân quá cố.
– Ban đêm thức giấc nước mắt ướt đẫm cả gối.
– Nỗi buồn đau khiến anh không ở yên một chỗ được.
=> Những đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra không gì bù đắp nổi, thời gian cũng không xoa dịu được vết thương lòng của anh.
* Chi tiết va chạm phải con bê.
– Cuộc sống đời thường phức tạp thời hậu chiến, và Xô-cô-lốp lại là một kẻ không may.
3. Suy nghĩ của Sô-lô-khốp về số phận con người
– Đoạn kết ca ngợi con người Nga, tính cách Nga nghị lực kiên cường trong cuộc đời đầy khó khăn sau chiến tranh. Qua đó, tác giả nhắc nhở mọi người quan tâm đến con người, đặc biệt là người lính trở về sau chiến tranh.
– Ca ngợi trái tim nhân hậu của Xô-cô-lốp rực sáng trong thế giới hậu chiến đầy hận thù và đau khổ.
– Tính cách Nga hoà hợp trong hai phẩm chất: cứng rắn và mềm dịu của tâm hồn, ý chí kiên cường và lòng nhân ái.
D. Sơ đồ tư duy
Để học tốt bài học Số phận con người lớp 12 hay khác:
-
Soạn bài Số phận con người (hay nhất)
-
Soạn bài Số phận con người (ngắn nhất)
Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 hay khác:
- Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê)
- Diễn đạt trong văn nghị luận
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
- Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)
Săn SALE shopee tháng 6:
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3
- La Roche-Posay mua là có quà:
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!