Nghị luận xã hội Sống là phải học hỏi – Thủ thuật – TaimienPhi.vn
Đề bài: Nghị luận xã hội Sống, phải học hỏi
Nghị luận xã hội Sống là phải học hỏi
I. Dàn ý nghị luận xã hội Sống, phải học hỏi (Chuẩn)
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Sống, phải học hỏi”
2. Thân Bài
a. Giải thích vấn đề nghị luận– Học là gì?- Giải thích nội dung vấn đề: Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc học. Học tập là quá trình diễn ra xuyên suốt cuộc đời của mỗi một con người.
b. Tại sao sống phải luôn học hỏi không ngừng– Kho tàng tri thức ngày một phong phú, đa dạng, nếu không học hỏi, con người sẽ trở nên lạc hậu…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận xã hội Sống là phải học hỏi tại đây
II. Bài văn mẫu nghị luận xã hội Sống, phải học hỏi (Chuẩn)
“Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Câu nói nổi tiếng của Bác Hồ đã thể hiện vai trò quan trọng của việc học đối với mỗi một con người. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Sống, phải học hỏi”. Quan điểm này đã khẳng định sống và học là hai đường thẳng song song cùng nhau tồn tại và giúp con người hoàn thiện bản thân mình.
Học là quá trình tri nhận, tiếp thu, khám phá tri thức. Việc học sẽ giúp con người nắm bắt những tri thức, kinh nghiệm quý báu do thế hệ cha ông để lại. Quan điểm “Sống, phải học hỏi” đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc học. Học tập là quá trình diễn ra xuyên suốt cuộc đời của mỗi một con người.
Vậy thì, tại sao trong suốt quá trình sống, làm việc, con người cần không ngừng nỗ lực học hỏi? Như chúng ta đã biết, kho tàng tri thức của nhân loại giống như một đại dương bao la, đồng thời không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng theo nhịp độ phát triển của xã hội. Bởi vậy, nếu không duy trì việc học hỏi, con người sẽ không thể cập nhật kịp thời những tri thức mới, và vô tình biến bản thân trở thành người lạc hậu, và không thể đáp ứng yêu cầu của xã hội về một nguồn nhân lực tiên tiến, chất lượng cao của “thời kì công nghệ 4.0”. Học là con đường duy nhất giúp con người lĩnh hội tri thức, cũng là phương pháp duy nhất để chúng ta bắt nhịp, chạy đua với sự tiến bộ, văn minh của xã hội. Đồng thời, việc học hỏi không ngừng sẽ giúp con người làm đầy vốn tri thức, hiểu biết của bản thân, trở thành người có ích trong xã hội. Bởi vậy, trong cuộc sống, những nhà bác học, nhà khoa học luôn đem đến những phát minh, những nghiên cứu vô cùng hữu ích đối với cuộc sống của con người. Họ đã trở thành những vĩ nhân của nhân loại như Bác Hồ – Người tìm ra con đường giải phóng dân tộc, Ê-đi-xơn với phát minh đèn điện, Lênin với những luận cương về cách mạng, về chủ nghĩa xã hội,…. Với tinh thần ham học hỏi, họ luôn đề cao vai trò của việc học: “Bác học không có nghĩa là ngừng học” (Darwin), “Học, học nữa, học mãi” (“Lê – nin) hay như Kalinin từng nói: “Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng”.
Như vậy, để trở thành những con người hữu ích trong quá trình sống, học tập và làm việc, con người cần nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của việc học. Đồng thời, để học tập có hiệu quả, cần lựa chọn những phương pháp, con đường học tập đúng đắn, khoa học và phù hợp với năng lực của bản thân.
Quan niệm “Sống, phải học hỏi” đã thể hiện một bài học có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nhắc nhở con người về việc học tập, tu dưỡng không ngừng để làm đầy vốn hiểu biết của bản thân. Là học sinh, chúng ta cần nhận thức rõ hơn về điều này và nâng cao ý thức tự giác, chủ động trong học tập.
-HẾT-
https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-xa-hoi-song-phai-hoc-hoi-45715n.aspx Để mở rộng vốn tri thức cũng như làm phong phú cho hành trang bước vào đời thì con người cần không ngừng học tập. Bài văn mẫu Nghị luận Sống là phải học hỏi đã phân tích và bàn luận về vai trò của việc học. Bên cạnh đó, để có thêm nhiều gợi ý hay cho bài viết của mình, các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận về Nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên, Nghị luận xã hội về tầm quan trọng của việc học, Nghị luận xã hội về tinh thần tự học, Nghị luận xã hội về ý thức học tập.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!