Lập dàn ý cho bài Văn nghị luận “Nói không với tệ nạn xã hội”

Nghị luận Nói không với các tệ nạn xã hội là nội dung đề tập làm văn số 7 lớp 8 đề 3. Để có thể triển khai bài văn này, các em học sinh cần lập dàn ý để nắm được các ý chính cần triển khai trong bài. VnDoc hướng dẫn các em Lập dàn ý cho bài Văn nghị luận “Nói không với tệ nạn xã hội” sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm, tránh lạc đề khi viết văn, hoàn thành bài viết văn nghị luận lớp 8. Mời các bạn tham khảo.

Dàn ý Hãy nói không với tệ nạn xã hội mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề nói không với tệ nạn xã hội bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tệ nạn xã hội là những thói hư tật xấu ảnh hưởng đến tiền bạc, sức khỏe thậm chí là cả mạng sống của người đó và còn có nhiều nguy cơ gây hại cho những người xung quanh. Tệ nạn xã hội bao gồm: cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,… diễn ra phức tạp ở hầu hết các địa phương và rộng rãi trên cả nước.

b. Phân tích

Số người rơi vào tệ nạn xã hội ngày càng tăng, lứa tuổi chủ yếu là các bạn thanh niên đang trong độ tuổi lao động và diễn biến phức tạp ở khắp các tỉnh thành với những biến tướng và những dạng khác nhau rất khó kiểm soát.

Nguyên nhân của việc gia tăng tệ nạn xã hội đầu tiên là do ý thức của con người còn kém, do chịu sự tác động, khiêu khích từ yếu tố bên ngoài,…

Tệ nạn xã hội gây tốn kém về của cải vật chất, tha hóa về đạo đức; thiệt hại về sức khỏe: sức khỏe nhanh giảm sút thậm chí là chết người và khiến con người lệ thuộc vào tệ nạn đó. Nó còn gây mất trật tự và làm giảm lối sống văn hóa tại địa phương nơi có tệ nạn xã hội.

c. Bình luận

Để hạn chế sự gia tăng của các tệ nạn xã hội, bản thân mỗi người cũng như địa phương, cơ quan nhà nước cùng chung tay ngăn chặn những hành vi vi phạm tệ nạn xã hội góp phần giúp xã hội văn minh hơn.

Mỗi bạn trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần có những nhận thức được tác hại to lớn của tệ nạn xã hội đối với đời sống, tránh xa những tệ nạn xã hội và hướng đến những điều tốt đẹp nhất để trở thành công dân có ích.

d. Phản đề

Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn có nhiều người có lối sống thanh cao, tốt đẹp theo chuẩn mực đạo đức của xã hội,… Những người này xứng đáng là tấm gương để chúng ta học tập và noi theo.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: Hãy nói không với tệ nạn xã hội; đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý Hãy nói không với tệ nạn xã hội mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tệ nạn xã hội. (Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận nhiều năm nay chính là vấn đề tệ nạn xã hội).

2. Thân bài

a. Thực trạng

Tệ nạn xã hội bao gồm: cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,… diễn ra phức tạp ở hầu hết các địa phương và rộng rãi trên cả nước.

Số người rơi vào tệ nạn xã hội ngày càng tăng, lứa tuổi chủ yếu là các bạn thanh niên đang trong độ tuổi lao động.

b. Nguyên nhân

Chủ quan: do ý thức của con người còn kém, hiểu biết hạn hẹp không biết hết được tác hại của những tệ nạn; do tính hiếu thắng muốn chứng minh bản thân mình là một “dân chơi” của một số bộ phận giới trẻ,…

Khách quan: do bị người khác tiêm nhiễm vào đầu và làm quan trọng hóa, thần tượng hóa những tệ nạn khiến nó trở nên tốt đẹp, do môi trường xung quanh nhiều người mắc vào tệ nạn và do không được dạy dỗ chi tiết về những tệ nạn đó,…

c. Hậu quả

Tốn kém về của cải vật chất (tốn kém tiền để mua ma túy, mại dâm,…), dẫn đến tha hóa về đạo đức vì những hành vi: trộm cắp, cướp giật, thậm chí là giết người.

Gây thiệt hại về sức khỏe: người sử dụng chất gây nghiện sức khỏe nhanh giảm sút thậm chí là chết người.

Khiến con người lệ thuộc vào tệ nạn đó (ma túy).

Gây mất trật tự và làm giảm lối sống văn hóa tại địa phương nơi có tệ nạn xã hội.

d. Giải pháp

Bản thân mỗi người cần nâng cao nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội, tránh xa những tệ nạn đó và giữ cho bản thân mình một lối sống trong sạch.

Địa phương cần tuyên truyền, dạy dỗ người dân về những tai hại của tệ nạn đồng thời đưa ra các giải pháp để làm giảm tệ nạn cũng như ngăn chặn chúng và xử lí nghiêm những hành vi tệ nạn xã hội.

3. Kết bài

Khái quát lại tác hại của tệ nạn xã hội đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Dàn ý Hãy nói không với tệ nạn xã hội mẫu 3 – tác hại của rượu

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tác hại của rượu.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Rượu vô cùng phổ biến ở nước ta, việc uống rượu trở thành 1 “văn hóa” không thể thiếu. Người già uống rượu, người trưởng thành uống rượu, đến cả người trẻ cũng uống rượu.

Mỗi năm nước ta tiêu thụ một lượng lớn rượu bao gồm cả rượu nhập khẩu và rượu sản xuất.

Nhiều năm liền, Việt Nam nằm trong top các nước tiêu thụ rượu lớn nhất thế giới.

Chính vì sự tiêu thụ rượu khủng dẫn đến nhiều loại rượu giả làm từ cồn xuất hiện gây tổn hại sức khỏe khủng khiếp cho con người.

Hằng năm, tỉ lệ người tử vong do lái xe mà sử dụng rượu bia vô cùng nhiều. Bên cạnh đó, rượu cũng là nguyên nhân gây ra những cuộc cãi vã.

b. Nguyên nhân

Do người dân nhận thức chưa cao, coi uống rượu là một nét văn hóa, không chỉ những dịp lễ tết mà còn trong các cuộc gặp gỡ, cuộc họp cũng lấy li rượu làm “lí do”.

Có nhiều nơi ở vùng cao, người ta uống rượu hàng ngày, trong những bữa ăn và cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người nếu không có rượu.

Do tính hiếu thắng, muốn thể hiện bản thân mình của một số bộ phận người dân, muốn chứng tỏ bản thân mình hơn người bằng cách uống rượu.

Do nhà nước chưa có những biện pháp mạnh tay để xử lí những trường hợp uống rượu say gây ra hậu quả.

c. Hậu quả

Hằng năm, có nhiều vụ va chạm, tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng do rượu gây ra.

Việc uống rượu dẫn đến nhiều cuộc xô xát, cãi vã thậm chí là bạo lực vẫn đang xảy ra.

Bên cạnh đó, việc uống rượu còn gây tốn kém, mỗi loại rượu có một mức giá khác nhau từ vài chục nghìn, vài trăm nghìn đến vài triệu, thậm chí là trăm triệu đồng.

d. Biện pháp khắc phục

Trước hết, mỗi cá nhân cần biết tự điều khiển, kiềm chế bản thân để không uống quá nhiều rượu và tập thói quen “cai rượu”.

Người lớn cần có biện pháp dạy dỗ lớp trẻ về tác hại của rượu và khuyên nhủ con em mình tránh xa rượu bia.

Nhà nước cần có biện pháp cứng rắn để xử lí các trường hợp uống rượu say gây rối trật tự hoặc gây ra những hậu quả khác.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tác hại của rượu đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Dàn ý Hãy nói không với tệ nạn xã hội mẫu 4 – Tệ nạn cờ bạc

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tệ nạn cờ bạc.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

Đọc thêm:  Hãy tả 1 người mà em thực sự biết ơn - Olm

2. Thân bài

a. Khái niệm

Cờ bạc là những may rủi trong tiền bạc, là một cách kiếm tiền ăn may, nhưng không phải kiếm tiền bằng chính công sức, mồ hôi và nước mắt mà chỉ là bằng vận may của mình.

Cờ bạc còn được xem là một trò chơi kích thích, gây nghiện, những ai dính vào tệ nạn này đều bị sức hút của nó mê hoặc.

b. Thực trạng

Cờ bạc được diễn ra dưới nhiều hình thức như: đánh lô, đánh đề, tổ tôm, cá độ đá banh…

Tệ nạn cờ bạc hiện nay diễn ra rất nhiều nơi, nhiều khu vực rất khó kiểm soát. Từ việc chơi những canh bạc nhỏ sẽ dẫn đến những canh bạc lớn.

Những người tham gia thường ở trong những độ tuổi từ thanh thiếu niên đến trung niên, và đặc biệt thường là những người đàn ông, con trai.

Hiện nay, với sự phát triển của Internet, hình thức đánh cờ bạc ngày càng tinh vi hơn, đó là đánh bài bạc qua mạng.

c. Nguyên nhân

Chủ quan: do ý thức của con người chưa cao, chưa hiểu về tác hại của cờ bạc, thậm chí có những người hiểu về tác hại của nó nhưng vẫn tham gia vì để muốn chứng minh bản thân mình hoặc muốn “gỡ lại những gì đã mất”.

Khách quan: do bị người khác lôi kéo, dụ dỗ,…

d. Hậu quả

Gây thiệt hại nặng nề về tiền của khiến nhiều người rơi vào cảnh nợ nần, bần cùng.

Chia rẽ tình cảm gia đình: gia đình phản đối đánh bạc sẽ gây ra xung đột, cãi vã.

Ảnh hưởng đến nhân cách, suy nghĩ, hành động của người tham gia đánh bạc,…

e. Giải pháp

Mỗi cá nhân tự ý thức được tác hại to lớn của cờ bạc và tránh xa chúng.

Gia đình và nhà trường cần xây dựng tư tưởng cho con em mình ngay từ nhỏ.

Nhà nước cần đặt ra nhiều quy định nghiêm khắc hơn.

3. Kết bài

Khẳng định lại tác hại của tệ nạn cờ bạc và rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý Hãy nói không với tệ nạn xã hội mẫu 5

A. Mở bài:

– Dẫn dắt vấn đề: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật hiện nay đã kéo theo những tác hại tiêu cực nhất định mà trong số đó, mối nguy hại của tệ nạn xã hội đang trở thành vấn đề vô cùng nóng bỏng.

– Nêu vấn đề: Mỗi người chúng ta cần phải hiểu được sự nguy hiểm của tệ nạn xã hội và chủ động phòng tránh, “nói không với tệ nạn xã hội”.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Khái niệm

– Tệ nạn xã hội là hệ thống các hiện tượng xã hội có tính tiêu cực, được biểu hiện thông qua các hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật, phá vỡ thuần phong mỹ tục, chuẩn mực xã hội gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.

– Các tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay: cờ bạc, ma túy và mại dâm.

Luận điểm 2: Tại sao phải nói không với các tệ nạn xã hội

* Thực trạng tệ nạn xã hội hiện nay

– Xã hội ngày càng phát triển kéo theo sự băng hoại về đọa đức và sự phát triển mạnh mẽ của các tệ nạn xã hội.

– Tệ nạn cờ bạc:

+ Là hiện tượng xã hội trái pháp luật biểu hiện qua việc các cá nhân, tạp thể tổ chức chơi bài tú-lơ-khơ, xóc đĩa, chọi gà, cua cá… ăn tiền.

+ Tệ nạn cờ bạc phổ biến trong mọi lứa tuổi, mọi giai cấp bởi cách thức dễ dàng thực hiện cùng với thú vui, lòng tham không đáy của con người.

– Tệ nạn ma túy:

+ Là khái niệm dung để chỉ tình trạng những cá nhân, tập thể, tổ chức sử dụng, kinh doanh trái phép chất gây nghiên, phổ biến là ma túy.

+ Tệ nạn ma túy tồn tại theo đường dây, từ người phân phối đến con nghiện trải qua rất nhiều “tay”, nhiều “mối”, vì vậy tệ nạn ma túy như một thế giới ngầm, rất khó có thể trị triệt để tận gốc tệ nạn. Những con nghiện của tệ nạn này thường là những thanh thiếu niên bị dụ dỗ, lôi kéo, sa ngã vào con đường nghiện ngập.

– Tệ nạn mại dâm: là một hiện tượng xã hội tiêu cực, được biểu hiện qua việc các cá nhân dùng các dịch vụ tình dục bằng tiền bạc, lợi ích vật chất hay các lợi ích khác.

* Hậu quả của tệ nạn xã hội

– Tệ nạn cờ bạc gây thiệt hại lớn về kinh tế, số tiền mà những người thua cờ bạc tính bằng tiền chục triệu, trăm triệu, thậm chí có người thua đến tiền tỷ, chục tỷ, trở thành con nợ, hoặc tự tử trốn nợ, hoặc bị chủ nợ đòi giết. Không chỉ vậy, cờ bạc còn gây mất kỉ cương, trật tự xã hội, an toàn xã hội. (lấy dẫn chứng)

– Tệ nạn ma túy là loại tệ nạn nặng nhất, đặc biệt gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con nghiện khi có nguy cơ mắc những căn bệnh hiểm nghèo như HIV/AIDS, giang mai, lậu, sùi mào gà… Theo một thống kê năm 2016, mỗi ngày có tới 552 người chết vì ma túy trên toàn cầu. Riêng Việt Nam, tệ nạn ma túy đang ngày một biến tướng với những hình thức tinh vi, giảo hoạt.

– Tệ nạn mại dâm gây băng hoại giá trị con người, băng hoại đạo đức, mất trật tự xã hội và là mầm mống lây nhiễm các căn bệnh hiểm nghèo qua đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS

– Tóm lại, tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả nghiêm trọng về cả vật chất, sức khỏe và tinh thần cho xã hội, là phần đen tối, vết nhơ ngăn chặn sự phát triển của thế giới nói chung và đất nước ta nói riêng.

Luận điểm 3: Làm thế nào để ngăn chặn tệ nạn xã hội

– Nhận thức đúng những tác hại nghiêm trọng mà tệ nạn xã hội gây ra.

– Rèn luyện đạo đức, nhân cách của bản thân.

– Tích cực tham gia tuyên truyền ngăn chặn tệ nạn xã hội

….

C.Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề: Tệ nạn xã hội tiềm ẩn mối nguy hại khôn lường cho sự phát triển của đất nước vfa văn minh của xã hội.

– Liên hệ bản thân: Thế hệ trẻ phải có trách nhiệm trong việc đẩy lùi tệ nạn xã hội, xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp.

Dàn ý Hãy nói không với tệ nạn xã hội mẫu 6

1. Mở bài:

– Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội.

– Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy, sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại…

– Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối, dần dần biến chất, tha hóa.

– Chúng ta hãy kiên quyết nói “Không!” với các tệ nạn xã hội.

2. Thân bài:

a) Tại sao phải nói “không!”

* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy… là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: Tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống…

– Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.

* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:

– Do bạn bè xấu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp…Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng.

– Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.

b) Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách con người.

* Cờ bạc:

– Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ.

– Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.

– Mất nhiều thời gian, sức khỏe, tiền bạc và sự nghiệp.

– Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.

– Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau.

* Thuốc lá:

– Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.

– Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: Ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch…

– Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.

Đọc thêm:  Soạn bài Bố của Xi-mông (trang 140) - SGK Ngữ Văn 9 Tập 2

– Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.

– Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người.

* Ma túy:

– Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình.

– Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.

– Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.

– Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp…

* Văn hóa phẩm độc hại:

– Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích. – Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.

3. Kết bài:

* Chúng ta cần:

– Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội

– Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời

– Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh.

Dàn ý Hãy nói không với tệ nạn xã hội mẫu 7

Mở bài:

Giới thiệu tệ nạn xã hội cần nghị luận.

Thân bài:

– Giải thích: Thế nào là tệ nạn xã hội?

– Những biểu hiện cụ thể của tệ nạn.

– Những tác hại mà tệ nạn xã hội gây ra:

+ Đối với cá nhân.

+ Đối với gia đình.

+ Đối với xã hội.

(Hoặc có thể lập luận phần này theo cách: Nêu những tác hại về vật chất, sau đó nói đến những tác hại, ảnh hưởng về đạo đức, về tinh thần…).

– Làm thế nào để tránh xa các tệ nạn xã hội?

+ Vai trò của cá nhân.

+ Vai trò của gia đình.

+ Vai trò của toàn xã hội.

Kết bài:

Lời kêu gọi (thông điệp) vì một xã hội không có tệ nạn xã hội.

Dàn ý Hãy nói không với tệ nạn xã hội mẫu 8

1. Mở bài:

– Một thực tế đáng buồn đang diễn ra hiện nay: Nhiều loại tệ nạn xã hội xuất hiện, tác động không nhỏ tới đời sống của mọi người dân.

– Trong tệ nạn ấy, tệ nạn (ma túy, cờ bạc…) là một trong những tệ nạn nguy hiểm.

2. Thân bài:

– Có rất nhiều hình thức được gọi là tệ nạn xã hội: Ma túy, cờ bạc, nghiện hút, nghiện rượu, mại dâm,… Chơi game quá mức cũng được coi là tệ nạn xã hội.

– Những biểu hiện cụ thể của tệ nạn xã hội:

+ Diễn ra ở nhiều nơi (dẫn chứng): Từ thành phố đến những làng quê vốn được coi là yên bình, từ miền ngược đến miền xuôi…

+ Có nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi (dẫn chứng).

+ Xảy ra liên tục ở nhiều thời gian, nhiều thời điểm khác nhau.

– Những tác hại mà tệ nạn xã hội gây ra:

+ Về vật chất.

+ Về thời gian.

+ Về sức khỏe.

+ Về đạo đức, lối sống, nhân cách con người.

(Không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân người mắc tệ nạn mà còn ảnh hưởng xấu tới gia đình, xã hội… Dẫn chứng, phân tích).

– Làm thế nào để tránh xa tệ nạn xã hội?

+ Cá nhân: Trang bị những hiểu biết về tệ nạn xã hội để tránh xa nó, sống có bản lĩnh, suy nghĩ và làm việc lành mạnh…

+ Gia đình: Vai trò giáo dục, quản lí thời gian, tiền bạc, vai trò nêu gương của người lớn…

– Xã hội: Ngăn chặn tệ nạn, tạo công ăn việc làm, sân chơi lành mạnh, thực thi pháp luật nghiêm minh…

3. Kết bài:

– Tránh xa các tệ nạn xã hội vừa là cách để bảo vệ bản thân, vừa là cách để tự khẳng định nhân cách, đạo đức của mỗi con người.

– Góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh, phát triển.

Dàn ý Hãy nói không với tệ nạn xã hội mẫu 9

I. Mở bài:

Nêu khái quát vấn đề để dẫn vào bài (VD: Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hóa để tiến tới một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại, khó khăn. Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội. Và đáng sợ nhất chính là ma tuý, mối nguy hiểm không của riêng ai).

II. Thân bài

1. Giải thích thuật ngữ

– Tệ nạn xã hội: Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm, phá vỡ hệ thống xã hội văn minh, tiến bộ, lành mạnh. Các tệ xã hội thường gặp là: Tệ nạn ma tuý, mại dâm, đua xe trái phép…và trong đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất, không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới.

– Ma tuý: Là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp. Khi ngấm vào cơ thể con người, nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ và tâm trạng của người đó, khiến người sử dụng có cảm giác lâng lâng, không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

– Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến, bạch phiến, thuốc, lắc … dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau như uống, chích, kẹo…

2. Làm rõ tác hại của ma tuý

a. Đối với cá nhân người nghiện (có thể trình bày theo ba vấn đề: Sức khỏe, tinh thần, thể chất)

– Gây suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng đề kháng làm cho người bệnh dễ mắc các bệnh khác;

– Ma tuý chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan đặc biệt là HIV/AIDS;

– Người nghiện ma tuý sức khỏe yếu dần, không có khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

– Nghiện ma túy khiến cho con người u mê, tăm tối; từ người khoẻ mạnh trở nên bệnh tật, từ đứa con ngoan trong gia đình trở nên hư hỏng, từ công dân tốt của xã hội trở thành đối tượng cho luật pháp. Khi đói thuốc, con nghiện sẽ làm bất cứ điều gì kể cả tội ác: Cướp giật, trộm cắp, giết người…

b. Đối với gia đình

– Làm cho kinh tế gia đình suy sụp

– Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình …

c. Đối với xã hội

– Là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội khác như trộm cắp, cướp giật, mại dâm … làm cho an ninh xã hội bất ổn.

– Làm hao tiền tốn của của quốc gia (do phải phòng chống, lập trại cai nghiện, …)

– Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang làm mất vẻ mỹ quan, văn minh lịch sự, vật vờ trên những con đường của xã hội.

– Làm suy giảm giống nòi …

3. Từ việc nêu và phân tích tác hại cần khẳng định: Phải nói “không” với ma tuý

4. Biện pháp (Sau khi khẳng định nói “không” cần dẫn để nêu lên biện pháp phòng chống ma tuý):

– Có kiến thức về tác hại, cách phòng tránh ma túy, từ đó tuyên truyền cho mọi người về tác hại của nó.

– Hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội.

– Nhà nước cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc, triệt để đối với những hành vi tàng trữ, buôn bán vận chuyển trái phép ma túy.

– Đồng thời cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ, tránh những cảnh “nhàn cư vi bất thiện”, giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, không xa lánh, kì thị họ.

– Tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội …

III. Kết bài:

Rút ra kết luận: Ma túy kinh khủng là thế nên mỗi chúng ta phải biết tự bảo vệ mình, tránh xa những tệ nạn xã hội, tránh xa ma túy.

Dàn ý Hãy nói không với tệ nạn xã hội mẫu 10

a) Mở bài:

– Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: Hãy nói “không” với tệ nạn xã hội.

Ví dụ: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật hiện nay đã kéo theo những tác hại tiêu cực nhất định mà trong số đó, mối nguy hại của tệ nạn xã hội đang trở thành vấn đề vô cùng nóng bỏng. Mỗi người chúng ta cần phải hiểu được sự nguy hiểm của tệ nạn xã hội và chủ động phòng tránh, “nói không với tệ nạn xã hội”.

Đọc thêm:  Đau thượng vị cảnh báo bệnh gì và cần xử lý như thế nào?

b) Thân bài:

* Luận điểm 1: Tìm hiểu khái niệm tệ nạn xã hội

– Tệ nạn xã hội là hệ thống các hiện tượng xã hội có tính tiêu cực, được biểu hiện thông qua các hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật, phá vỡ thuần phong mỹ tục, chuẩn mực xã hội gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.

– Nguyên nhân:

+ Người dân chưa nhận thức rõ ràng được hành vi, hậu quả của tệ nạn xã hội

+ Do lối suy nghĩ hiếu thắng, muốn khẳng định bản thân

+ Do nhu cầu muốn giàu nhanh bằng các hành vi phi pháp

+ Do kinh tế, đời sống vật chất của người dân chưa được đảm bảo

+ Do trình độ văn hóa, trình độ dân trí còn thấp

+ Do chính sách quản lý, điều hành còn nhiều lỗ hổng…

– Các tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay: cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan, rượu bia, trộm cắp, tham ô,…

* Luận điểm 2: Tại sao phải nói không với các tệ nạn xã hội?

+) Thực trạng tệ nạn xã hội hiện nay

– Xã hội ngày càng phát triển kéo theo sự băng hoại về đạo đức và sự phát triển mạnh mẽ của các tệ nạn xã hội.

– Tệ nạn cờ bạc:

+ Là hiện tượng xã hội trái pháp luật biểu hiện qua việc các cá nhân, tập thể tổ chức chơi bài tú lơ khơ, xóc đĩa, chọi gà, cua cá… ăn tiền.

+ Tệ nạn cờ bạc phổ biến trong mọi lứa tuổi, mọi giai cấp bởi cách thức dễ dàng thực hiện cùng với thú vui, lòng tham không đáy của con người.

– Tệ nạn ma túy:

+ Là khái niệm dùng để chỉ tình trạng những cá nhân, tập thể, tổ chức sử dụng, kinh doanh trái phép chất gây nghiện, phổ biến là ma túy.

+ Tệ nạn ma túy tồn tại theo đường dây, từ người phân phối đến con nghiện trải qua rất nhiều “tay”, nhiều “mối”, vì vậy tệ nạn ma túy như một thế giới ngầm, rất khó có thể trị triệt để tận gốc tệ nạn.

+ Những con nghiện của tệ nạn này thường là những thanh thiếu niên bị dụ dỗ, lôi kéo, sa ngã vào con đường nghiện ngập.

– Tệ nạn mại dâm: là một hiện tượng xã hội tiêu cực, được biểu hiện qua việc các cá nhân dùng các dịch vụ tình dục bằng tiền bạc, lợi ích vật chất hay các lợi ích khác.

+) Hậu quả của tệ nạn xã hội

– Tệ nạn cờ bạc:

+ Gây thiệt hại lớn về kinh tế, số tiền mà những người thua cờ bạc tính bằng tiền chục triệu, trăm triệu, thậm chí có người thua đến tiền tỷ, chục tỷ, trở thành con nợ, hoặc tự tử trốn nợ, hoặc bị chủ nợ đòi giết.

+ Gây mất kỉ cương, trật tự xã hội, an toàn xã hội. (lấy dẫn chứng)

– Tệ nạn ma túy là loại tệ nạn nặng nhất:

+ Gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con nghiện: có nguy cơ mắc những căn bệnh hiểm nghèo như HIV/AIDS, giang mai, lậu, sùi mào gà…

+ Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma tuý…

+ Làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng

+ Làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm trong nước, gây mất an ninh trật tự

+ Là nguyên nhân, điều kiện nảy sinh, phát triển các tệ nạn xã hội khác (mại dâm,cờ bạc…)

+ Ở Việt Nam, tệ nạn ma túy đang ngày một biến tướng với những hình thức tinh vi, giảo hoạt.

– Tệ nạn mại dâm:

+ Gây băng hoại giá trị con người, băng hoại đạo đức

+ Gây mất trật tự xã hội

+ Là mầm mống lây nhiễm các căn bệnh hiểm nghèo qua đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS.

=> Tóm lại, tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả nghiêm trọng về cả vật chất, sức khỏe và tinh thần cho xã hội, là phần đen tối, vết nhơ ngăn chặn sự phát triển của thế giới nói chung và đất nước ta nói riêng.

* Luận điểm 3: Đề xuất giải pháp ngăn chặn tệ nạn xã hội

– Nhận thức đúng những tác hại nghiêm trọng mà tệ nạn xã hội gây ra.

– Rèn luyện đạo đức, nhân cách của bản thân.

– Nhà nước cần ban hành những văn bản pháp luật, chế tài xử phạt cụ thể

– Tích cực tham gia tuyên truyền ngăn chặn tệ nạn xã hội

– Xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân

c) Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề: Cần tránh xa các tệ nạn xã hội.

– Liên hệ bản thân.

Văn mẫu Nghị luận xã hội Hãy nói không với tệ nạn xã hội

Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo đó là nhiều nỗi lo về sự gia tăng của những tệ nạn, vấn nạn ngày càng diễn biến phức tạp. Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận hiện nay chính là tệ nạn xã hội.

Tệ nạn xã hội bao gồm: cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,… diễn ra phức tạp ở hầu hết các địa phương và rộng rãi trên cả nước. Một thực trạng dễ thấy đó là số người rơi vào tệ nạn xã hội ngày càng tăng, lứa tuổi chủ yếu là các bạn thanh niên đang trong độ tuổi lao động. Tệ nạn xã hội hiện nay diễn ra rất nhiều nơi, nhiều khu vực rất khó kiểm soát.

Nguyên nhân của tệ nạn xã hội đầu tiên phải kể đến là do ý thức chủ quan của con người còn kém, hiểu biết hạn hẹp không biết hết được tác hại của những tệ nạn; hoặc có thể là do tính hiếu thắng muốn chứng minh bản thân mình là một “dân chơi” của một số bộ phận giới trẻ,… Nguyên nhân khách quan phải kể đến là do bị người khác tiêm nhiễm vào đầu và làm quan trọng hóa, thần tượng hóa những tệ nạn khiến nó trở nên tốt đẹp, do môi trường xung quanh nhiều người mắc vào tệ nạn và do không được dạy dỗ chi tiết về những tệ nạn đó,…

Hậu quả mà tệ nạn xã hội để lại vô cùng nặng nề. Đầu tiên, nó gây tốn kém về của cải vật chất (tốn kém tiền để mua ma túy, mại dâm,…), dẫn đến tha hóa về đạo đức vì những hành vi: trộm cắp, cướp giật, thậm chí là giết người. Bên cạnh đó, nó còn gây thiệt hại về sức khỏe: người sử dụng chất gây nghiện sức khỏe nhanh giảm sút thậm chí là chết người; khiến con người lệ thuộc vào tệ nạn đó (ma túy). Ngoài ra, tệ nạn xã hội còn gây mất trật tự và làm giảm lối sống văn hóa tại địa phương nơi có tệ nạn xã hội.

Để đầy lùi tệ nạn xã hội, trước hết, bản thân mỗi người cần nâng cao nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội, tránh xa những tệ nạn đó và giữ cho bản thân mình một lối sống trong sạch. Bên cạnh đó, địa phương cần tuyên truyền, dạy dỗ người dân về những tai hại của tệ nạn đồng thời đưa ra các giải pháp để làm giảm tệ nạn cũng như ngăn chặn chúng và xử lí nghiêm những hành vi tệ nạn xã hội.

Tệ nạn xã hội hiện nay không còn quá xa lạ trong cuộc sống. Biết rằng chúng chỉ mang lại những tác hại, nên mỗi chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức để hạn chế việc học đối phó vừa để khiến bản thân mình phát triển hơn, vừa góp sức giúp đất nước và xã hội phát triển bền vững.

Dàn ý + văn mẫu bài viết số 7 lớp 8 đề 1, 2:

  • Bài văn mẫu lớp 8 số 7 đề 1: Tuổi trẻ là tương lai của đất nước
  • Lập dàn ý tuổi trẻ là tương lai của đất nước
  • Bài văn mẫu lớp 8 số 7 đề 2: Văn học và tình thương
  • Bài viết số 7 lớp 8 đề 3 – Văn nghị luận – Hãy nói “Không” với các tệ nạn

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn Lập dàn ý cho bài Văn nghị luận “Nói không với tệ nạn xã hội”. Hy vọng thông qua tài liệu này, các em học sinh sẽ dễ dàng hơn khi triển khai bài viết số 7 lớp 8 đề 3, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Văn 8 sắp tới.

Năm học 2023 – 2024 các em học sinh sẽ được làm quen với 3 bộ sách mới: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Để giúp các em học sinh biết cách soạn văn 8 những bộ sách mới này, VnDoc đã biên soạn tài liệu soạn bài, văn mẫu, tác giả tác phẩm cho 3 bộ sách. Mời các bạn tham khảo qua các chuyên mục dưới đây:

  1. Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
  2. Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
  3. Ngữ văn 8 Cánh diều
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button