Soạn bài: Từ láy (ngắn nhất) | Soạn văn 7 ngắn nhất – Toploigiai
I. Các loại từ láy
Câu 1.
– Giống nhau
+ Cả ba từ láy đều có sự hòa phối về âm thanh.
+ Đều do hai tiếng tạo thành
– Khác nhau
+ Từ láy “đăm đăm”: các tiếng lặp lại hoàn toàn
+ Mếu máo, liêu xiêu: các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần
Câu 2. Phân loại từ láy
– Từ láy toàn bộ: đăm đăm
– Từ láy một phần: mếu máo, liêu xiêu
Câu 3. Các từ “bật bật”, “thẳm thẳm” không được nói là bật bật, thằm thẳm mà các tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra sự hài hòa về âm thanh.
II. Nghĩa của từ láy
1. Các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc… được tạo nghĩa dựa vào sự mô phỏng những âm thanh của con người, sự vật trong cuộc sống.
2. – Các từ láy đều được tạo dựa trên âm “i” và đều có nghĩa là nhỏ, bé
– Các từ láy đều có âm đầu chứa vần “ấp” và láy phụ âm đầu. Điểm chung về nghĩa là đều mang tính chất lên xuống, không đều.
3. -Từ láy đo đỏ mang sắc thái nhẹ hơn so với đỏ
– Từ láy mềm mại nhấn mạnh sự mềm nhiều hơn so hơn với từ mềm
Luyện tập
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
a) Các từ láy trong đoạn văn đó là: bần bật, thăm thẳm, chiền chiện, chiêm chiếp, rực rỡ, rón rén, lặng lẽ, ríu ran.
b) – Láy toàn bộ: bần bật, thăm thẳm, chiền chiện, chiêm chiếp.
– Láy bộ phận: Rực rỡ, rón rén, lặng lẽ, ríu ran.
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
– Lấp ló, nho nhỏ, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách, nhức nhối.
Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
– a) nhẹ nhàng
b) nhẹ nhõm
– a) xấu xa
b) xấu xí
– a) tan tành
b) tan tác
Câu 4 (trang 43 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
– Mai là cô gái nhỏ nhắn nhưng nghị lực lớn lao
– Mai là người không câu nệ các chuyện nhỏ nhặt
– Mai là cô gái ăn nói rất nhỏ nhẻ
– Mai có tính cách rất nhỏ nhen
– Đó là một ngôi nhà nhỏ nhoi giữa một khu rừng lớn
Câu 5 (trang 43 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Các từ đó đều là từ ghép (đẳng lập) có hình thức giống từ láy. Vì chúng được cấu tạo từ các tiếng có nghĩa gần nhau.
Câu 6 (trang 43 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
a. Nghĩa của các từ:
– Chiền: chùa ( từ cổ)
– Nê: chán
– Rớt: Rơi ra, còn sót lại,..
– Hành: Thực hành
b. Các từ trên đều là từ ghép (đẳng lập)
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!