Quy định về nghỉ không lương mà người lao động cần biết

Quy định về nghỉ không lương mà người lao động cần biết

Quy định về nghỉ không lương mà người lao động cần biết (Hình từ internet)

Người lao động được nghỉ không lương bao nhiêu ngày?

Hiện hành, Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ không lương với người lao động như sau:

– Người lao động được nghỉ không lương 01 ngày khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Việc nghỉ 01 ngày không lương này phải được thông báo tới người sử dụng lao động.

– Người lao động còn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Đối với trường hợp này, số ngày nghỉ không lương tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên.

Từ chối cho NLĐ nghỉ không lương, doanh nghiệp có bị phạt?

Theo luật thì người sử dụng lao động chỉ buộc phải cho người lao động nghỉ không lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết hoặc khi cha/mẹ, anh, chị, em ruột của người đó kết hôn.

Nếu không cho người lao động nghỉ không lương, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

Đọc thêm:  Cách sử dụng BeautyPlus để có những bức hình selfie đẹp hơn

Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;

Theo đó, nếu người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng, còn tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 04 đến 10 triệu đồng.

Trường hợp người lao động xin nghỉ không lương vì các lý do khác thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền từ chối lời đề nghị này mà không bị coi là vi phạm pháp luật.

Nghỉ không lương có đóng BHXH không?

Tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Tóm lại, trường hợp nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó người lao động không đóng BHXH tháng đó.

Đọc thêm:  Truyền thuyết về Lucifer - Thiên Thần Sa Ngã và hành trình trở

Nghỉ không lương có được tính phép năm không?

Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động

1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.

2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.

4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.

5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.

7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.

Đọc thêm:  Cảm nhận khổ thơ 3, 4, 5, 6 bài Đoàn thuyền đánh cá (Sơ đồ tư duy

9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.

Theo quy định trên thì thời gian nghỉ không lương nếu có sự đồng ý của công ty thì thời gian này vẫn được tính là thời gian làm việc để tính số ngày phép năm của người lao động.

Lưu ý: Thời gian nghỉ không lương phải đảm bảo cộng dồn không quá 1 tháng trong năm thì mới được tính số ngày phép năm theo quy định.

Châu Thanh

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button