Việt Nam có bao nhiêu đại học, hoạt động theo mô hình nào?

Tổ hợp giảng đường của ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc

vnu.EDU.VN

2 đại học quốc gia

Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về quy chế tổ chức và hoạt động của đại học (ĐH) quốc gia và các cơ sở giáo dục ĐH thành viên.

Theo đó, cơ cấu tổ chức của ĐH quốc gia gồm: Hội đồng ĐH quốc gia; Giám đốc, phó giám đốc; Văn phòng và các ban chức năng được tổ chức theo nguyên tắc tinh gọn, hiệu quả; Các trường ĐH thành viên; Các viện nghiên cứu khoa học thành viên; Các khoa trực thuộc, các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ, phân hiệu (nếu có), các tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Bệnh viện, nhà xuất bản, tạp chí khoa học; Hội đồng khoa học và đào tạo; Một số hội đồng tư vấn khác.

Theo quyết định này, Việt Nam hiện có 2 ĐH quốc gia gồm: ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội.

ĐH Quốc gia Hà Nội được thành lập vào năm 1993 trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường ĐH lớn ở Hà Nội: Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội I và Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (Nghị định số 97/CP ngày 10 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ).

ĐH Quốc gia Hà Nội hiện có 3 cấp quản lý hành chính: ĐH Quốc gia Hà Nội là đầu mối được Chính phủ giao các chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm; Giám đốc, các phó giám đốc và Chủ tịch Hội đồng ĐH do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các trường ĐH, viện nghiên cứu khoa học thành viên; các trường, khoa, trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ trực thuộc; các đơn vị dịch vụ, phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội là các đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Các khoa, phòng nghiên cứu và tương đương thuộc trường ĐH, viện nghiên cứu khoa học thành viên và các đơn vị trực thuộc.

Đọc thêm:  Nêu cảm nghĩ về nhân vật Xi-mông trong truyện ngắn Bố của Xi-mông

ĐH Quốc gia Hà Nội có 36 đơn vị, trong đó có 9 trường ĐH thành viên gồm: Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Giáo dục, Trường ĐH Việt Nhật, Trường ĐH Y dược, Trường ĐH Luật. Ngoài ra, ĐH này còn có Trường Quản trị và kinh doanh, Trường Quốc tế, khoa các Khoa học liên ngành.

ĐH Quốc gia TP.HCM được Chính phủ thành lập vào năm 1995. Trong số 38 đơn vị, ĐH này hiện có 7 trường ĐH thành viên gồm: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH Công nghệ thông tin, Trường ĐH Kinh tế – Luật, Trường ĐH An Giang.

Ngoài ra, ĐH này còn 1 viện nghiên cứu khoa học thành viên (Viện Môi trường và Tài nguyên), 2 khoa trực thuộc (Khoa Y, Khoa Chính trị – Hành chính), 1 Phân hiệu tại tỉnh Bến Tre và 27 đơn vị trực thuộc là các tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện, các tổ chức phục vụ đào tạo, dịch vụ.

Khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM từ trên cao

vnuhcm.edu.vn

3 đại học vùng

Theo thông tư của Bộ GD-ĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của các ĐH vùng và các cơ sở giáo dục ĐH thành viên, ĐH vùng là cơ sở giáo dục ĐH công lập trực thuộc Bộ GD-ĐT; chịu sự quản lý theo lãnh thổ của UBND tỉnh nơi ĐH vùng đặt trụ sở; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Đọc thêm:  Dàn ý bàn về vai trò của gia đình trong đời sống mỗi con người

Cơ cấu tổ chức của ĐH vùng gồm: Hội đồng ĐH vùng; Giám đốc ĐH vùng; phó giám đốc ĐH vùng; Hội đồng khoa học và đào tạo; Hội đồng khác (nếu có); Trường ĐH thành viên, viện nghiên cứu thành viên (nếu có); Trường thuộc ĐH vùng, ban chức năng; Tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác; Khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của ĐH vùng.

Quy chế này áp dụng với 3 ĐH vùng gồm: ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng.

ĐH Thái Nguyên có tổng số 11 đơn vị đào tạo

website nhà trường

ĐH Thái Nguyên được thành lập năm 1994 trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các trường ĐH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Hiện ĐH này có tổng số 11 đơn vị đào tạo, bao gồm: Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Y-Dược, Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Trường ĐH Nông Lâm, Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh, Trường ĐH Khoa học, Trường ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông, Phân hiệu tại tỉnh Lào Cai, Trường Ngoại ngữ, Khoa Quốc tế, Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật.

Trường ĐH Y Dược, trường thành viên của ĐH Huế

website nhà trường

ĐH Huế được thành lập từ năm 1957, hiện ĐH Huế có 8 trường ĐH thành viên: Trường ĐH Khoa học, Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Y Dược, Trường ĐH Nông lâm, Trường ĐH Nghệ thuật, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Luật. Ngoài ra ĐH này hiện có Trường Du lịch; khoa Giáo dục thể chất, khoa Quốc tế, khoa Kỹ thuật và công nghệ; Phân hiệu tại tỉnh Quảng Trị; các trung tâm, viện đào tạo, nghiên cứu và phục vụ đào tạo và nhà xuất bản.

Đọc thêm:  Dàn ý vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài ca dao Tát ... - Thủ thuật

ĐH Đà Nẵng gồm 6 trường ĐH thành viên

website nhà trường

ĐH Đà Nẵng được thành lập năm 1994, ĐH này gồm 6 trường ĐH thành viên: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật và Trường ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông Việt-Hàn; 8 đơn vị đào tạo trực thuộc: Phân hiệu tại Kon Tum, Viện Nghiên cứu và đào tạo Việt – Anh, Viện Công nghệ quốc tế DNIIT, Viện Khoa học và công nghệ tiên tiến, khoa Y-Dược, khoa Giáo dục thể chất, khoa Giáo dục Quốc phòng và an ninh, Trung tâm Đào tạo thường xuyên.

ĐH Bách khoa Hà Nội là đơn vị đại học thứ 6 của Việt Nam

TL

ĐH Bách khoa Hà Nội khác biệt về mô hình hoạt động

Ngoài 5 ĐH quốc gia và ĐH vùng, ĐH Bách khoa Hà Nội được xây dựng theo mô hình hoàn toàn mới. ĐH Bách khoa Hà Nội không xây dựng các trường ĐH thành viên mà chỉ xây dựng các trường trực thuộc. Người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ đều được cấp văn bằng tốt nghiệp của ĐH Bách khoa Hà Nội để đảm bảo sự gắn kết giữa sinh viên, cựu sinh viên với vị thế và danh tiếng của đơn vị. Điều này khác hẳn với các ĐH trước đó khi văn bằng tốt nghiệp là do các trường ĐH thành viên cấp.

Trong khi đó, một số đơn vị khác cũng có chủ trương phát triển trường ĐH thành ĐH với nhiều trường thành viên như: Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Cần Thơ…

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button