Mẫu quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền (Mẫu 03/QĐ
Như chúng ta đã biết thì phạt tiền là một trong các hình thức xử phạt vi phạm hành chính khá phổ biến, pháp luật quy định cụ thể về thời hạn cụ thể để người vi phạm có thể chấp hành, theo đó có rất nhiều trường hợp với các lý do khac nhau không thể thực hiện việc nộp phạt ngay… Vậy việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền là gì? và làm Mẫu quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý: Luật xử lý vi phạm hành chính 2020
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Mẫu quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền là gì?
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: cảnh cáo; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; trục xuất.. trong đó hình thức phạt tiền là hình thức chúng ta hay bắt gặp nhất.
Quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền là mẫu vơi các nội dung và thông tin về hoãn thi hành quyết định phạt tiền trong một số trường hợp Người có hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức phạt tiền phải tiến hành nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp quyết định xử phạt không lập biên bản hoặc trong thời hạn 10 ngày nếu không có tiền nộp phạt ngay hay thuộc trường hợp xử phạt có biên bản theo quy định
Mẫu quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền. Mẫu bản quyết định nêu rõ thông tin người ra quyết định, số tiền phạt theo quy định của pháp luật
2. Mẫu quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
Số: …………/QĐ-HTHQĐPT
….(3)……., ngày ……… tháng ……… năm …..
QUYẾT ĐỊNH
(Hoãn thi hành quyết định phạt tiền)
Căn cứ Điều 76 Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số:…………ngày…./…./…. do:………..ký;
Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số……………………………… ngày…../………/…. (nếu có);
Xét đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định phạt tiền của Ông(Bà):……. đã được UBND (hoặc cơ quan, tổ chức):……xác nhận,
Tôi: …..
Cấp bậc, chức vụ: …….
Đơn vị: ………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hoãn thi hành quyết định phạt tiền, với số tiền là:………. (Bằng chữ:………) tại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số:…….ngày……/……./…….do……….ký.
Điều 2. Thời hạn hoãn……….ngày, kể từ ngày ký Quyết định này đến hết ngày……../……./…….
Hết thời hạn hoãn thi hành nêu trên, Ông(Bà):…… phải nghiêm chỉnh chấp hành hình thức phạt tiền tại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số:………… ngày…../……./……nêu tại Điều 1.
Ông(Bà):…….được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ và phải tiếp tục thi hành các hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có).
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Quyết định này được:
1. Giao cho Ông (Bà)………để chấp hành Quyết định.
2. Gửi cho (4)………để tổ chức thực hiện Quyết định này.
Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Lưu: Hồ sơ.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, đóng dấu; ghi rõ chức vụ, họ tên)
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền:
Soạn thảo đầy đủ các nội dung trong mẫu quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền
(1) Tên cơ quan chủ quản;
(2) Tên đơn vị ra quyết định;
(3) Ghi rõ địa danh hành chính;
(4) Ghi tên của cá nhân/tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định
Người ra quyết định ký và ghi rõ họ tên
4. Một số quy định của pháp luật về hoãn thi hành quyết định phạt tiền:
4.1. Quy định của pháp luật về hình phạt tiền:
Tại Điều 23. Phạt tiền Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:
1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.
2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này:
a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;
b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.
3.Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương có quyền quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không vượt quá mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này.
4.Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Căn cứ dựa trên Luật xử lý vi phạm hành chính thì Vi phạm hành chính được hiểu là “hành vi có lỗi do cá nhân, các tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính và bị Xử phạt vi phạm hành chính là “việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
Trong số các hình thức xử Phạt vi phạm hành chính thì trong đó phạt tiền là hình thức xử phạt được áp dụng phổ biến. Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành quy định , mức tiền phạt cụ thể đối với một vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với vi phạm hành chính đó và (nếu có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức tiền phạt có thể giảm xuống hoặc tăng lên tương ứng nhưng không được giảm thấp hơn mức tiền phạt tối thiểu hoặc tăng vượt hơn so với mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt được quy định của pháp luật
Như vậy, căn cứ như trên Mức tiền phạt trong xử phạt vi phạm hành chính với các mục đích như đảm bảo nhiều yêu cầu khác nhau như: tính thích đáng với hậu quả của vi phạm hành chính gây ra và cần phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội nói chung cũng như điều kiện về mặt tài chính của từng đối tượng vi phạm cụ thể nói riêng… và một yêu cầu khác cũng quan trọng không kém là phải bảo đảm được tính “răn đe” của chế tài xử phạt và từ đó, nhằm giúp giảm thiểu vi phạm hành chính có thể xảy ra
Đối với Việc nộp tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính thì cần có biên bản và thực hiện các thủ tục khác theo quy định của pháp luật, trong các trường hợp hoãn thi hành quyết định phạt tiền thì cần có Quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền kèm theo.
4.2. Hoãn thi hành quyết định phạt tiền:
Người có hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức phạt tiền phải tiến hành nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp quyết định xử phạt không lập biên bản hoặc trong thời hạn 10 ngày nếu không có tiền nộp phạt ngay hay thuộc trường hợp xử phạt có biên bản.
Tuy nhiên, người vi phạm được hoãn thi hành quyết định phạt tiền trong thời hạn không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn theo quy định tại Điều 76 Luật xử lý vi phạm hành chính 2020. Theo đó, điều kiện để được hoãn quyết định phạt tiền bao gồm:
– Cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên;
– Đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn;
– Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
– Có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt.
Lưu ý:
– Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.
– Cá nhân, tổ chức được hoãn chấp hành quyết định xử phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ theo quy định.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về Mẫu quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền (Mẫu 03/QĐ-HTHQĐPT) và các thông tin pháp lý liên quan tới Mẫu quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền (Mẫu 03/QĐ-HTHQĐPT) dựa trên quy định của pháp luật hiện hành
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!