Luật biên phòng Việt Nam năm 2020 số 66/2020/QH14 – Luật Sư X

Mặc dù được Quốc hội thông qua vào những tháng cuối năm 2020 nhưng đến đầu năm 2022, Luật biên phòng Việt Nam mới chính thức có hiệu lực. Do đó, người dân cần nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến nội dung văn bản Luật biên phòng Việt Nam để kịp thời cập nhật. Nhiều độc giả thắc mắc không biết Luật biên phòng Việt Nam năm 2020 số 66/2020/QH14 gồm bao nhiều chương điều? Phạm vi điều chỉnh của Luật biên phòng Việt Nam năm 2020 số 66/2020/QH14 được quy định như thế nào? Nội dung cơ bản của Luật biên phòng Việt Nam năm 2020 số 66/2020/QH14 gồm những nội dung gì? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Luật biên phòng Việt Nam năm 2020 số 66/2020/QH14 gồm bao nhiều chương điều?

Luật Biên phòng Việt Nam được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 10 ngày 11/11/2020 quy định về chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng; gồm 06 chương 36 điều, cụ thể:

– Chương I. Những quy định chung, gồm 08 điều (từ Điều 1 đến Điều 8);

– Chương II. Hoạt động cơ bản về biên phòng, gồm 04 điều (từ Điều 9 đến Điều 12);

– Chương III. Lực lượng BĐBP, gồm 12 điều (từ Điều 13 đến Điều 24);

– Chương IV. Bảo đảm biên phòng và chế độ, chính sách đối với lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng, gồm 03 điều (từ Điều 25 đến Điều 27);

– Chương V. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về biên phòng, gồm 07 điều (từ Điều 28 đến Điều 34);

– Chương VI. Điều khoản thi hành, gồm 02 điều (Điều 35 và Điều 36).

Phạm vi điều chỉnh của Luật biên phòng Việt Nam năm 2020 số 66/2020/QH14

Luật Biên phòng Việt Nam có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng. Cụ thể, Luật này quy định chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng. Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng, trong khi đó Luật Biên phòng Việt Nam là một lĩnh vực trong quản lý, bảo vệ và xây dựng biên giới quốc gia, quy định nhiệm vụ cho các lực lượng chuyên trách và lực lượng nòng cốt trong quản lý, bảo vệ biên giới.

Bởi hoạt động biên phòng có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều chủ thể khác nhau và được cụ thể hóa tại nhiều văn bản pháp luật hiện hành như: Luật Biên giới quốc gia, Luật An ninh quốc gia, Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Luật Công an nhân dân… nên điều khoản về phạm vi điều chỉnh của Luật Biên phòng Việt Nam đã được hoàn thiện sau khi rà soát, đánh giá tổng thể các quy định, tránh sự chồng chéo giữa các điều khoản nhằm đáp ứng sự đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Luật cũng đưa ra định nghĩa về “Biên phòng”, theo đó, “Biên phòng là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc”. Khái niệm này là vấn đề cơ bản quyết định đến kết cấu, nội dung, bố cục của luật.

Đọc thêm:  Xô Viết là gì? Sự ra đời, lịch sử và sự tan rã của CHXHCN Liên Xô?

Nội dung cơ bản của Luật biên phòng Việt Nam năm 2020 số 66/2020/QH14

Về Chính sách của Nhà nước về biên phòng

Chính sách của Nhà nước về biên phòng hướng đến mục tiêu thể chế đầy đủ đường lối đối nội, đối ngoại, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về bảo vệ biên giới quốc gia, đồng thời ghi nhận những chính sách lớn nhằm xây dựng, huy động tiềm lực mọi mặt của quốc gia, tăng cường quốc phòng, an ninh để bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, làm cơ sở để xây dựng những chính sách cụ thể.

Theo đó, Điều 3 Luật Biên phòng Việt Nam đã đưa ra 07 chính sách của Nhà nước về biên phòng, trong đó cần lưu ý đến Khoản 5 với sự bổ sung chính sách đặc thù phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới. Ngoài ra, Luật cũng bổ sung Khoản 7 về “Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho thực hiện nhiệm vụ biên phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế” cho phù hợp với chính sách của Nhà nước về quốc phòng quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Quốc phòng.

Luật biên phòng Việt Nam năm 2020 số 662020QH14
Luật biên phòng Việt Nam năm 2020 số 662020QH14

Nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân

Luật Biên phòng Việt Nam đã quy định nội dung cơ bản về nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân trên cơ sở thể chế hóa mục tiêu, quan điểm, phương châm Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, thể hiện trong quy định tại Điều 2, Luật BPVN giải thích hai thuật ngữ này như sau:

“Nền biên phòng toàn dân là sức mạnh biên phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần và các nguồn lực với phương châm toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường” (Khoản 2).

“Thế trận biên phòng toàn dân là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng và các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ biên phòng phù hợp với Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia” (Khoản 3).

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng

Về vị trí, chức năng của Bộ đội Biên phòng: Khoản 1 Điều 12 Luật này quy định “Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới”. Tuy Luật Quốc phòng cũng đã có quy định “Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân”, nhưng quy định này là cần thiết để thể hiện rõ tính chất đặc thù hoạt động của Bộ đội biên phòng trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và phù hợp với cách thể hiện của Luật Dân quân tự vệ, Luật Cảnh sát biển Việt Nam,…

Hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh Bộ đội biên phòng là một thể thống nhất, bao gồm Bộ đội biên phòng trên bộ, trên biển, trên không và trong lòng đất. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới phải liên hoàn, mang tính tổng thể, gắn liền giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Tại khu vực biên giới, có nhiều lực lượng làm nhiệm vụ, do đó, cần thiết phải quy định một lực lượng làm nhiệm vụ nòng cốt, chuyên trách, chủ trì đảm đương nhiệm vụ.

Đọc thêm:  Nhân Trung Là Gì? Ý Nghĩa Của Nhân Trung Trong Tướng Số

Theo đó, Luật quy định Bộ đội biên phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật. Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trên từng lĩnh vực, phạm vi ở địa bàn xã, phường, thị trấn tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển và cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý đã được xác định trong các điều ước quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam, không chồng chéo với nhiệm vụ của lực lượng khác hoạt động ở khu vực biên giới và cửa khẩu. Để tiếp tục phát huy cơ chế này, Luật đã giao Chính phủ quy định chi tiết việc phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ biên phòng tại Điều 10.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng: Căn cứ vào vị trí và chức năng của Bộ đội Biên phòng, Điều 13 Luật Biên phòng Việt Nam đặt ra 12 nhiệm vụ cho Bộ đội Biên phòng, vừa kế thừa Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng, vừa bổ sung thêm một số quy định mới cho phù hợp với thực tiễn và để phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng với những lực lượng khác. Ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hoạt động của lực lượng Bộ đội Biên phòng có cả tính chất quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Vì vậy, khi thực hiện nhiệm vụ nói chung, nhiệm vụ chủ trì bảo đảm an ninh, trật tự theo chức năng, thẩm quyền nói riêng, lực lượng Bộ đội Biên phòng phải kết hợp chặt chẽ, giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo đảm an ninh, trật với nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng.

Hình thức và biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới

Các hình thức quản lý, bảo vệ biên giới và thẩm quyền quyết định chuyển đổi các hình thức này được quy định tại Điều 19, bao gồm:

– Quản lý, bảo vệ biên giới thường xuyên được áp dụng trong trường hợp tình hình chủ quyền, lãnh thổ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới ổn định;

– Quản lý, bảo vệ biên giới tăng cường được áp dụng khi có sự kiện quan trọng diễn ra; tình hình an ninh diễn biến bất ổn; xảy ra thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hai bên biên giới; hoặc đang tiến hành hoạt động truy bắt tội phạm mà đối tượng phạm tội có thể vượt qua biên giới; khi lực lượng bảo vệ biên giới nước có chung đường biên giới đề nghị. Tư lệnh Biên phòng quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới từ thường xuyên lên tăng cường, đồng thời báo cáo Bộ Quốc phòng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

– Quản lý, bảo vệ biên giới trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm, tình trạng chiến tranh, thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc phòng. Việc chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm, tình trạng chiến tranh sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.

Luật chỉ quy định về trường hợp áp dụng hình thức quản lý, bảo vệ biên giới thường xuyên và tăng cường của bộ đội biên phòng, còn nội dung cụ thể về tổ chức thực hiện giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết là phù hợp với thẩm quyền, nhằm bảo đảm yếu tố bí mật về quân sự, tổ chức lực lượng, bảo đảm vũ khí và phương tiện của Bộ đội biên phòng….

Đọc thêm:  Siêu văn bản là gì? Siêu văn bản được tạo ra bằng ngôn ngữ nào

Luật biên phòng Việt Nam năm 2020 số 66/2020/QH14 có hiệu lực khi nào?

Luật Biên phòng Việt Nam (Luật số 66) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 11/11/2020; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022.

Luật biên phòng Việt Nam năm 2020 số 66/2020/QH14 có điểm gì mới?

Luật biên phòng Việt Nam bao gồm 6 chương, 36 điều, đã quy định nổi bật những nội dung sau:

– Thể hiện rõ chủ trương của Đảng về công tác biên phòng, hướng đến mục tiêu thể chế đầy đủ đường lối đối nội, đối ngoại, quan điểm nhất quán về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

– Đồng thời, Luật đã cụ thể hóa định hướng lớn nhằm xây dựng, huy động tiềm lực mọi mặt của quốc gia, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại để bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, làm cơ sở để xây dựng những chính sách cụ thể, đặc thù đối với hoạt động xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia;…

– Luật biên phòng Việt Nam năm 2020 số 66/2020/QH14 đã quy định nội dung cơ bản về nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân trên cơ sở thể chế hóa mục tiêu, quan điểm, phương châm Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia. Quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, lực lượng vũ trang nhân dân và một số các chủ thể tham gia xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;…

– Luật tập trung quy định bảo đảm các nguồn nhân lực, tài chính, tài sản để phục vụ nhiệm vụ biên phòng và một số đối tượng ưu tiên, cụ thể: bảo đảm nguồn nhân lực; bảo đảm nguồn lực tài chính; bảo đảm tài sản; quy định về trách nhiệm của các cơ quan chức năng và sự phối hợp của các cơ quan này.

– Những nội dung đó đã tạo cơ sở pháp lý nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới, xây dựng nền biên phòng toàn dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh ở khu vực biên giới, hoàn thiện cơ chế chính sách để xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; phù hợp với thực tiễn và pháp luật quốc tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tải về Luật biên phòng Việt Nam năm 2020 số 66/2020/QH14

Mời bạn xem thêm

  • Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
  • Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
  • Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Luật biên phòng Việt Nam năm 2020 số 66/2020/QH14”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

  • Facebook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button