Dàn ý từ những câu hát than thân, liên hệ với bài thơ Bánh trôi nước đ

dan y tu nhung cau hat than than lien he voi bai tho banh troi nuoc de thay canh ngo va than phan nguoi phu nu phong kien xua

Dàn ý từ những câu hát than thân, liên hệ với bài thơ Bánh trôi nước để thấy cảnh ngộ và thân phận người phụ nữ phong kiến xưa

I. Dàn ý (Chuẩn)

1. Mở bài

Những người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu nhiều bất công, ngang trái. Điều đó được thể hiện rõ qua những bài ca dao than thân và qua thơ Hồ Xuân Hương, tiêu biểu là bài “Bánh trôi nước”

2. Thân bài

* Những người phụ nữ vốn xinh đẹp về ngoại hình và trong sạch trong phẩm giá:+ Như tấm lụa đào mềm mại, duyên dáng+ Như hạt mưa sa, giếng nước trong lành, tươi mát+Họ cũng có vẻ đẹp xinh xắn, đáng yêu “vừa trắng lại vừa tròn”+ Họ luôn một mực thủy chung, trong sạch, sắt son, họ chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh+ Sống trong xã hội phong kiến đầy bất công, tàn nhẫn song họ giữ cho mình phẩm hạnh và cốt cách thanh cao, trong trắng “tấm lòng son”

* Những người phụ nữ xưa có số phận nghiệt ngã, truân chuyên:+ Như trái bần trôi dập vô định+ Như món hàng phất phơ giữa chợ+ Họ bị chà đạp, đọa đày, vùi dập+ Bao bất công khiến thân phận người phụ nữ chìm nổi, lênh đênh “bảy nổi ba chìm”+ Phụ nữ xưa đâu có quyền quyết định được số phận mình, sướng vui buồn khổ đều do tay kẻ khác ban phát

Đọc thêm:  3 Đề Đọc hiểu Chợ đồng (Nguyễn Khuyến) có ... - Trung cấp TDTT

*Văn học dân gian và văn học trung đại tuy khoảng cách thời gian khác nhau, song tấm lòng tha thiết, cảm thông với kiếp người phụ nữ vẫn vang lên nghẹn ngào khôn xiết.

3. Kết bài

Thơ văn dân tộc luôn là nơi còn người bày tỏ những nỗi lòng. Những bài ca dao than thân và bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương là những nốt nhạc cất lên tiếng ca về tinh thần nhân đạo sâu sắc, để lại cho đời bao vần thơ đẹp mà dạt dào xúc cảm.

II. Bài văn mẫu (Chuẩn)

Văn học Việt Nam luôn chứa đựng những giá trị nhân văn cao cả. Trong bất kỳ nền văn học nào cũng đều đề cập đến số phận con người và niềm cảm thông sâu sắc trước những cuộc đời ngang trái bất hạnh. Văn học dân gian và văn học trung đại cũng không nằm ngoài khuynh hướng đó. Số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu nhiều bất công, ngang trái. Điều đó được thể hiện rõ qua những bài ca dao than thân và qua thơ Hồ Xuân Hương, tiêu biểu là bài “Bánh trôi nước”.

Những người phụ nữ vốn xinh đẹp về ngoại hình và trong sạch trong phẩm giá. Bởi vậy mà họ đước ví như “tấm lụa đào”, mềm mại, duyên dáng, nữ tính…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Từ những câu hát than thân, liên hệ với bài thơ Bánh trôi nước để thấy cảnh ngộ và thân phận người phụ nữ phong kiến xưa tại đây.

Đọc thêm:  Top 10 Bài văn phân tích đoạn trích "Trong lòng mẹ" trong "Những

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-tu-nhung-cau-hat-than-than-lien-he-voi-bai-tho-banh-troi-nuoc-de-thay-canh-ngo-va-than-phan-nguoi-phu-nu-phong-kien-xua-52104n.aspx Bên cạnh bài Dàn ý từ những câu hát than thân, liên hệ với bài thơ Bánh trôi nước để thấy cảnh ngộ và thân phận người phụ nữ phong kiến xưa, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 8 khác như: Phân tích những nét tương đồng giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước, Cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân, Hồ Xuân Hương với vấn đề người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước, Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button