Dàn ý phân tích Sông núi nước Nam – Đọc Tài Liệu

Với tác phẩm Sông núi nước Nam thì kể cả với đề tài phân tích hay cảm nhận thì các em đều nên tham khảo dàn ý chi tiết dưới đây để đưa ra luận điểm cho bài văn của mình để đảm bảo tính thống nhất cũng như chặt chẽ cho bài văn nhé:

Dàn ý phân tích Sông núi nước Nam chi tiết

I. Mở bài

– Giới thiệu đôi nét về tác giả Lí Thường Kiệt (những nét chính)

– Tương truyền bài Sông núi nước Nam(thường gọi là Thơ thần) được Lí Thường Kiệt sáng tác vào khoảng cuối năm 1076, trong một trận chiến đấu ác liệt chống quân Tống xâm lược.

– Bài thơ là lời động viên tướng sĩ hăng hái giết giặc, vừa là tuyên ngôn đanh thép cảnh cáo, làm lung lay ý chí kẻ thù.

II. Thân bài

*Chủ quyền độc lập, tự do của nước Nam là chân lí không gì thay đổi được.

+ Câu thứ nhất: Nam quốc sơn hà Nam đế cư (Sông núi nước Nam vua Nam ở).

– Khái niệm vua Nam vào thời bấy giờ đồng nhất với khái niệm dân tộc. Vua đại diện cho quốc gia, dân tộc.

– Xưng danh Nam quốc (nước Nam) là tác giả có chủ ý gạt bỏ thái độ miệt thị từ trước tới nay của các triều đình phong kiến phương Bắc (Bắc quốc) đối với nước ta, coi nước Nam chỉ là chư hầu.

– Khẳng định tư thế bình đẳng, độc lập về chính trị của nước ta bằng thái độ kiêu hãnh, tự hào (Nam quốc, Nam đế).

+ Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vằng vặc sách trời chia xứ sở).

– Nhấn mạnh vào chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trong sách trời (Thiên thư). Trời đã phân định cho nước Nam bờ cõi riêng. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh thiêng liêng khiến cho chân lí về chủ quyền độc lập của nước Nam càng tăng thêm giá trị.

+ Câu thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?)

– Thái độ của tác giả là căm giận và khinh bỉ: gọi quân xâm lược là nghịch lỗ, tức lũ giặc ngạo ngược, làm trái đạo trời, đạo người.

Đọc thêm:  Chân, tay, tai, mắt, miệng - Thể loại, Tóm tắt, Giá trị, Dàn ý phân tích

– Ngạc nhiên trước việc một nước lớn tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời.

+ Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ)

– Cảnh cáo quân xâm lược rằng làm trái đạo trời thì tất yếu sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại. Đó là quy luật không thể tránh khỏi.

– Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh chính nghĩa của quân và dân nước Nam sẽ đánh tan quân thù, bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của Tổ quốc.

III. Kết bài

– Trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, động viên quân ta anh dũng chiến đấu và chiến thắng.

– Bài thơ ra đời đã gần ngàn năm nhưng ý nghĩa to lớn, sâu sắc của nó vẫn còn nguyên vẹn, xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

Trên đây là dàn ý phân tích bài thơ Sông núi nước Nam chi tiết từng câu, các em có thể tham khảo văn mẫu 7 phân tích Sông núi nước Nam để hoàn thiện bài văn của mình.

  • Tham khảo thêm: Soạn bài Sông núi nước Nam

Văn mẫu phân tích Sông núi nước Nam mở bài gián tiếp

Bia đá chùa Linh Xứng ở huyện Hà Trung thuộc tỉnh Thanh Hóa sau ngót ngàn năm, nét chữ khắc trên đá “vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt” gửi gắm tấm lòng nhân dân ta đội ơn sâu người anh hùng “bạt Tống” để cứu nước giải phóng dân tộc:

“Lí Công nước Việt

Noi dấu tiền nhân

Cầm quân tất thắng

Trị nước yên dân

Danh lừng trung hạ

Tiếng nức gần xa”.

Lí Công là Lí Thường Kiệt, người con vĩ đại của Thăng Long nghìn năm văn vật, tác giả bài thơ Nam quốc sơn hà bất hủ. Lí Thường Kiệt là danh tướng thời nhà Lí, tên tuổi gắn liền với chiến thắng Sông Cầu – Như Nguyệt để chống giặc. Trong giờ phút giao tranh ác liệt, ông viết bài thơ Sông núi nước Nam để khích lệ và động viên tướng sĩ quyết chiến thắng giặc Tông. Bài thơ nói lên niềm tự hào về chủ quyền của dân tộc, nêu cao ý chí tự lực tự cường của nhân dân ta:

Đọc thêm:  Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) - Đọc Tài Liệu

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây,

Chúng mày nhất định phải tan vỡ”.

Hai câu thơ đầu, ngôn ngữ trang trọng, ý thơ mạnh mẽ, đanh thép, khẳng định một chân lí lịch sử bất di bất dịch: “Sông núi nước Nam” – nước Đại Việt thân yêu của nhân dân ta là “nơi vua Nam ở”. Theo quan điểm lúc bấy giờ thì vua tượng trưng cho quyền lực tối thượng và đại diện cho quyền lợi tối cao của cộng đồng dân tộc. Nước ta đã có vua, nghĩa là có người làm chủ. Nam đế có thua kém gì Bắc đế. Nước có vua là có chủ quyền, có nền độc lập. Không những thế, giới phận đó đã được định rõ ở sách trời. Đó là một chân lí lịch sử khách quan không ai có thể chối cãi được. Bài thơ nói đến: “Nam đế” nói đến “thiên thư” và “định phận” để khẳng định một niềm tin, một ý chí về chủ quyền quốc gia, về tinh thần tự lập, tự cường dân tộc:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở”.

Có thể nói, đó là một lời tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của Đại Việt. Mọi niềm tin đều cho ta sức mạnh. Trước họa xâm lăng của ngoại bang, niềm tin về độc lập và chủ quyền sẽ làm bùng lên ngọn lửa yêu nước và căm thù giặc trong nhân dân ta. Hai câu tiếp theo, giọng thơ vang lên sang sảng, căm giận. Lí Thường Kiệt nghiêm khắc lên án hành động ăn cướp trắng trợn của giặc Tông. Chúng đã mang quân sang xâm chiếm nước ta. Câu hỏi tu từ làm cho lời thơ thêm đanh thép:

“Giặc dữ có sao phạm đến đây?”

Hành động xâm lược của giặc Tông là tàn ác và phi nghĩa. Giết người, đốt phá, ăn cướp, gây ra cảnh chiến tranh điêu tàn. Chúng âm mưu biến nước ta thành quận huyện của Trung Quốc, xâm phạm tới “Nam quốc sơn hà”, làm trái với “sách Trời”. Giặc Tông nhất định sẽ bị nhân dân ta giáng cho những đòn trừng phạt đích đáng:

“Chúng mày nhất định phải tan vỡ”.

Đọc thêm:  Định Lý Viet Và Ứng Dụng Trong Giải Toán - Gia sư Thành Tài

Câu thơ khẳng định niềm tin chiến thắng. Chiến thắng vì ta có sức mạnh chính nghĩa đánh giặc để bảo vệ sông núi nước Nam. Chiến thắng vì nhân dân ta có truyền thống yêu nước, có tinh thần đoàn kết bất khuất anh hùng chống ngoại xâm. Chiến thắng vì tướng sĩ của ta mưu lược, dũng cảm đánh giặc để giữ gìn quê hương đất nước.

“Nhất định phải tan vỡ” là bị đánh cho tan tác, không còn một mảnh giáp. “Nhất định phải tan vỡ” là bị thất bại nhục nhã. Thực tế lịch sử đã chứng minh hùng hồn cho câu thơ của Lí Thường Kiệt. Sông Cầu và bến đò Như Nguyệt là mồ chôn hàng vạn lũ giặc phương Bắc. Trước sự giáng trả sấm sét của quân ta, Quách Quỳ phải tháo chạy, thất bại nhục nhã. Chiến thắng Sông Cầu – Như Nguyệt là một trong những trang sử vàng chói lọi của Đại Việt.

Bài thơ Sông núi nước Nam vẫn được mệnh danh là bài thơ “thần”. Lí Thường Kiệt với tài mưu lược của một nhà quân sự văn võ song toàn đã phủ cho bài thơ một màu sắc thần linh, có tác dụng động viên tướng sĩ đánh giặc với niềm tin thiêng liêng “Sông núi nước Nam” đã được “Vằng vặc sách trời chia xứ sở”.

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ đanh thép, căm giận, hùng hồn. Nó vừa mang sứ mệnh lịch sử như một bài hịch cứu nước, vừa mang ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước Đại Việt. Bài thơ là tiếng nói yêu nước và niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta, thể hiện ý chí và sức mạnh Việt Nam. Nam quốc sơn hà là khúc tráng ca chống xâm lăng biểu lộ khí phách và ý chí tự lực tự cường của đất nước và con người Việt Nam.

-/-

Trên đây là bài dàn ý phân tích Sông núi nước Nam chi tiết nhất do Đọc tài liệu tổng hợp, mong rằng với dàn ý này thì các em sẽ chuẩn bị cho bài văn của em một cách tốt nhất nhé! Đừng quên tham khảo thêm trọn bộ văn mẫu 7 tuyển chọn của chúng tôi nữa em nhé!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button