Ủy quyền nhận bảo hiểm xã hội 1 lần theo mẫu số 13-HSB – Ebh.vn

Hiện nay, người được hưởng các chế độ khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội có thể ủy quyền cho người khác nhận thay. Tuy nhiên người ủy quyền cần thực hiện một số thủ tục ủy quyền trong đó có mẫu số 13-HSB. Vậy mẫu 13-HSH là gì? và cách sử dụng mẫu này như nào? Tất cả sẽ được eBH chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Mẫu số 13-HSB

Ủy quyền cho người khác nhận thay chế độ bảo hiểm theo mẫu 13HSB

1. Mẫu số 13-HSB là gì?

Mẫu số 13-HSB là mẫu giấy ủy quyền quy chuẩn do cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/1/2019 về giải quyết hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội, chi trả BHYT, BHTN theo quy định của Pháp Luật.

Như vậy, mẫu 13-HSB sẽ được dùng trong các trường hợp người được hưởng các chế độ (BHXH. BHYT, BHTN) có thể ủy quyền nhận thay cho người khác hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, lãnh lương hưu, chi trả BHYT, BHTN… tại các tổ chức BHXH theo quy định.

1.1 Hướng dẫn điền mẫu số 13-HSB

Người ủy quyền có thể thực hiện viết giấy ủy quyền theo mẫu số 13-HSB theo hướng dẫn chi tiết dưới đây:

1.1.1 Nơi cư trú

Người lao động ghi đầy đủ địa chỉ: Số nhà, số ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh (thành phố). Đối với trường hợp người ủy quyền đang chấp hành hình phạt tù thì ghi tên trại giam, huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh(thành phố);

Đọc thêm:  La Gi là 'la di', Cư Kuin là 'chư quynh' - Báo Tuổi Trẻ

1.1.2 Ghi rõ nội dung ủy quyền

Người lao động ghi rõ nội dung ủy quyền, ví dụ:

  1. Làm thủ tục gì;

  2. Nhận hồ sơ hưởng BHXH (bao gồm cả thẻ BHYT) nếu có

  3. Nhận lương hưu hoặc trợ cấp gì;

  4. Đổi thẻ BHYT, đổi sổ BHXH,…

  5. Điều chỉnh mức hưởng hoặc chế độ…

Nếu nội dung ủy quyền bao gồm cả làm đơn thì cũng phải ghi rõ làm ủy quyền làm đơn, trường hợp ủy quyền cho thực hiện toàn bộ thủ tục (bao gồm cả làm đơn, nộp, nhận hồ sơ, nhận tiền) thì phải ghi thật cụ thể.

Giấy ủy quyền nhận BHXH 1 lần mẫu số 13-HSB

Giấy ủy quyền nhận thay các chế độ BHXH theo mẫu 13-HSB Tải về

1.1.3 Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền sẽ do các bên tự thỏa thuận và ghi rõ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm; trường hợp để trống thì thời hạn ủy quyền là một năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

1.1.4 Chứng thực chữ ký của người ủy quyền

Người ủy quyền cần phải xin chữ ký và dấu chứng thực của một trong các cơ quan sau:

  • Chính quyền địa phương (UBND nơi cư trú);

  • Phòng Công chứng;

  • Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam;

  • Đại sứ quán Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hoặc chính quyền địa phương của nước ngoài nơi người hưởng đang cư trú (chỉ cần xác nhận chữ ký của người ủy quyền).

Người ủy quyền khi làm giấy ủy quyền cần lưu ý 2 vấn đề sau:

  1. Giấy ủy quyền bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực theo quy định của pháp luật.

  2. Trường hợp người được ủy quyền không thực hiện đúng nội dung cam kết thì ngoài việc phải bồi thường số tiền đã nhận không đúng quy định thì tùy theo hậu quả còn bị xử lý theo quy định của pháp luật hành chính hoặc hình sự.

Đọc thêm:  Cách tạo nhiều hiệu ứng cho 1 đối tượng trong PowerPoint 2010

1.2 Nhận mẫu số 13 HSB ở đâu?

Người ủy quyền có thể xin hoặc nhận giấy ủy quyền (Mẫu số 13 HSB) tại các tổ chức BHXH hoặc tải trực tiếp từ file kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH do cơ quan BHXH ban hành. Người ủy quyền cần điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn và xin đầy đủ chứng thực trước khi giao cho người nhận ủy quyền nhận thay các chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo quy định.

2. Hướng dẫn ủy quyền nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

Căn cứ theo Khoản 6, Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Đồng thời, khoản 4 Điều 3 Quyết định 636/QĐ-BHXH về nhận BHXH một lần nêu rõ:

“Người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện, người chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng, người đề nghị hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thương tật, bệnh tật tái phát và thân nhân người lao động nêu trên có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Khi nhận kết quả giải quyết thì phải trực tiếp nhận, trường hợp không đến nhận trực tiếp thì phải có giấy ủy quyền theo mẫu số 13-HSB hoặc hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật cho người đại diện hợp pháp của mình nhận kết quả giải quyết hưởng BHXH”.

Đọc thêm:  Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên

Ủy quyền nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

Người lao động được ủy quyền nhận Bảo hiểm xã hội 1 lần

Như vậy, người được hưởng chế độ có quyền tự mình trực tiếp nộp hồ sơ nhận BHXH một lần hoặc ủy quyền cho người khác có giấy ủy quyền theo mẫu số 13-HSB hoặc hợp đồng ủy quyền có công chứng của Văn phòng công chứng nhận thay.

2.1 Hồ sơ ủy quyền hưởng BHXH 1 lần

Về hồ sơ, người lao động ủy quyền cho người khác nhận BHXH một lần cần chuẩn bị giấy tờ theo quy định tại Điều 20 Quyết định 636/QĐ-BHXH như sau:

  • Sổ bảo hiểm xã hội; (Bản chính)

  • Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần (mẫu số 14-HSB);

  • Giấy ủy quyền theo mẫu số 13-HSB hoặc Hợp đồng ủy quyền (có công chứng);

  • Thẻ CMND/CCCD người được ủy quyền (bản chính);

  • Thẻ CMND/CCCD của người ủy quyền hưởng BHXH một lần (bản chính).

Sau khi có đủ các giấy tờ kể trên người được ủy quyền có thể nhận BHXH 1 lần thay cho người ủy quyền tại cơ quan/ tổ chức BHXH nơi người ủy quyền tham gia BHXH.

Như vậy, trong bài viết trên đây Bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin mới nhất về mẫu giấy ủy quyền nhận BHXH 1 lần theo quy định. Mong rằng có thể mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button