Giáo án bài Sóng (Xuân Quỳnh) | Giáo án Ngữ văn … – VietJack.com
Giáo án bài Sóng (Xuân Quỳnh)
Link tải Giáo án Ngữ Văn 12 song-xuan-quynh
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Qua bài học giúp HS: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao của người phụ nữ về một tình yêu thuỷ chung, bất diệt.Thấy được đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp diệu và ngôn từ của bài thơ.
2. Kĩ năng
Trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, về sự thể hiện hình tượng sóng và em trong bài thơ. Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của tình yêu trong thơ ca, về vẻ đẹp của gương mặt thơ Xuân Quỳnh.
3. Thái độ, tư tưởng
Tự nhận thức về vẻ đẹp tình yêu trong cuộc sống.
B. Phương tiện thực hiện
1. Giáo viên
Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
2. Học sinh
Đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
C. Phương pháp
– Hướng dẫn HS tiếp cận và khám phá TP qua phát vấn, đàm thoại về các h/ả, từ ngữ, âm điệu của bài thơ.
– Kết hợp việc đọc diễn cảm với các hình thức nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.
D. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ……………………………
2. Kiểm tra bài cũ
– Trong bài thơ Đò Lèn, cái tôi của tác giả thời thơ ấu được thể hiện như thế nào?
– Tình cảm sâu nặng của tác gia đối với bà được thể hiện như thế nào?
– Cách thể hiện tình cảm của tác giả đối với bà có gì đặc biệt?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Một cuộc đời đa đoan, một trái tim đa cảm là một Xuân Quỳnh luôn coi tình yêu là cứu cánh nhưng cũng luôn day dứt về giới hạn của tình yêu.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
TIẾT 37
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
? Nêu vài nét về tiểu sử Xuân Quỳnh có ảnh hưởng đến sự nghiệp văn học, là phong cách nghệ thuật thơ.
Bài thơ ra đời vào thời gian nào?
?Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng sóng?
?Giữa sóng và em trong bài thơ có mối quan hệ như thế nào? Nhận xét về nghệ thuật kết cấu của bài thơ?
?Chỉ ra sự tương đồng giữa trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đang yêu với những con sóng?
?Nhận xét gì về 2 câu đầu?
?Cảm nhận như thế nào về khổ 3, 4?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 – 1988)
– Mồ côi mẹ từ nhỏ, sống với bà nội, khao khát tình yêu thương.
– Một trong số ít gương mặt thơ trẻ thời chống Mĩ.
– Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
2. Bài thơ:
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
b. Giá trị nội dung và nghệ thuật: Sóng là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
c. Hình tượng ″sóng″: Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của nhân vật trữ tình.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1.Những biểu hiện cụ thể của tình yêu:
a. Hai khổ đầu: Tình yêu là qui luật của muôn đời.
– dữ dội >< dịu êm
ồn ào >< lặng lẽ
⇒ hai trạng thái đối nghịch của sóng cũng là những biến động khác thường về trạng thái tâm lí tình yêu của người phụ nữ đang yêu: tình yêu nồng nàn, mãnh liệt, đắm say nhưng cũng dịu dàng, e ấp, đầy nữ tính.
– Trước những trạng thái đối nghịch của lòng mình, sóng không thể nào tự lí giải được nên đã làm hành trình từ sông ra bể để thể hiện khát vọng tự nhận thức, cắt nghĩa hạnh phúc của mình. Đó là hành trình thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp để tìm đến chân trời mới.
– Ra đến bể, con sóng thấy những dao động trái ngược kia là vĩnh hằng, muôn thuở với thời gian. Cũng như khao khát tình yêu của con người là khát vọng vĩnh hằng, muôn thuở. Nó luôn làm bồi hồi trái tim con người mà nhất là tuổi trẻ.
b. Khổ 3,4: Nhu cầu tự nhận thức.
– Tình yêu còn mang đến nhiều suy tư, trăn trở: nghĩa về người mình yêu, nghĩa về mình và về cuộc đời.
– Truy nguyên đến tận cội nguồn của sóng – tận nơi xuất phát của tình yêu, nhà thơ đành chịu ″em cũng không biết nữa″.
⇒ Triết lí: ″chỉ có thể cảm nhận chứ không thể cắt nghĩa được tình yêu″
* Cách nói hồn nhiên, chân thành, là tiếng nói của chính tâm trạng thực của người con gái vừa bước vào tình yêu.
TIẾT 38
Sĩ số: ………………………
?Nội dung của khổ 5,6?
?Khổ 7 nêu lên qui luật gì?
? Cảm nhận hai khổ cuối của bài thơ?
? Tìm các biện pháp nghệ thuật được dùng để thể hiện tâm tư và cảm xúc của tác giả?
? Nhận xét về thể thơ, âm điệu, nhịp điệu bài thơ? Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?
? Cảm nhận được điều gì qua bài thơ?
c. Khổ 5,6: Các sắc độ của tình yêu, tình yêu sắc son.
– Tình yêu đi liền với nỗi nhớ, nỗi nhớ là thước đo nồng độ của tình yêu: Sóng nhớ bờ – ngày đêm không ngủ, em nhớ anh: khi thức lẫn khi vô thức (mơ) ⇒ nỗi nhớ thật sâu đậm, chiếm cả tầng sâu, bề rộng (lòng sâu, mặt nước); khắc khoải trong mọi thời gian (ngày – đêm, mơ – thức), bao trùm không gian bao la (phương Bắc, phương Nam), choáng ngợp cả lòng người.
– Tâm hồn khao khát tình yêu ấy luôn hướng về sự thủy chung ( Hướng về anh một phương) như định hướng của sóng biển là bờ. Trong tình yêu chỉ có một hướng duy nhất là hướng về phía người mình yêu – ″Chiếc kim la bàn trong tình yêu″.
⇒ Người phụ nữ khi yêu thật mạnh bạo, chân thành khi bày tỏ lòng mình.
d. Khổ 7: Tình yêu bền vững.
– Sóng vượt qua muôn trùng xa cách cuối cùng cũng đến bờ ⇒ dùng qui luật của thiên nhiên để khẳng định niềm tin mãnh liệt vào tình yêu và cũng là niềm an ủi cho bản thân mình và cho cả người mình yêu: ″tình yêu đẹp là tình yêu biết vượt ua thử thách″.
2. Niềm khát vọng trong tình yêu:
– Sử dụng nghệ thuật đối lập giữa cái vô hạn với cái hữu hạn vì thế mà Xuân Quỳnh hết mình trong tình yêu.
– Ở khổ cuối nhà thơ tự phân thân. Mong muốn tình yêu chung thủy nhưng không ích kỉ không chỉ có anh và em mà chan hòa vào tình yêu của mọi người có như vậy tình yêu mới vĩnh hằng ″nghìn năm còn vỗ″. Đây là khát vọng đẹp đẽ và đầy cảm động.
⇒ Tình yêu của người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh nồng nhiệt thiết tha, chủ động trong tình yêu, yêu hết mình, quên mình nhưng cũng đòi hỏi sự duy nhất, tuyệt đối luôn hướng về sự gắn bó thủy chung.
3. Nghệ thuật: Sóng là sự tìm tòi sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Xuân Quỳnh.
– Âm hưởng nhịp nhàng dào dạt, gợi ra những nhịp sóng dồn dập và liên tiếp. Lúc sôi nổi, lúc sâu lắng.
– Thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt tạo nên nhịp điệu của sóng biển dào dạt, sôi nổi, lúc sâu lắng, dịu êm chạy suốt bài thơ.
– Tâm trạng: hồn nhiên, chân thành
– Hình tượng sóng được miêu tả trở đi trở lại mà không lặp, diễn tả được tâm hồn người phụ nữ.
III. Tổng kết:
– Qua hình tượng ″Sóng″ nhà thơ nêu lên khát vọng về một tình yêu sâu sắc, nồng nàn, thủy chung và bất diệt, gắn với hạnh phúc đời thường. Qua đó, chúng ta cảm nhận được sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
– Học thuộc bài thơ.
– Hình tượng Sóng
– Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đang yêu trong bài thơ .
– Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
5. Dặn dò
– Đọc thuộc bài thơ và phân tích hình tượng sóng, qua đó thấy được tâm trạng của chủ thể trữ tình.
– Chuẩn bị bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 chuẩn, mới nhất khác:
- Sóng (Xuân Quỳnh)
- Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Săn SALE shopee tháng 5:
- Mỹ phẩm SACE LADY giảm tới 200k
- SRM Simple tặng tẩy trang 50k
- Combo Dầu Gội, Dầu Xả TRESEMME 80k
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!