Hoá học 11 Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất

1.1.1. Phản ứng tạo thành chất kết tủa

Thí nghiệm 1: Na2SO4 + BaCl2

Các em chú ý quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm cũng như hiện tượng quan sát được.

Video 1: Phản ứng của Na2SO4 và BaCl2

  • Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng
  • Giải thích: Do Na2SO4 và BaCl2 phản ứng tạo BaSO4 kết tủa màu trắng
  • Phương trình phản ứng: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl (1)

Nhận thấy Na2SO4 và BaCl2 đều là những chất điện li mạnh nên phân li tạo thành 4 ion trong dung dịch. Trong đó kết hợp của ion Ba2+ và SO42- tạo kết tủa trắng BaSO4

Như vậy bản chất của phản ứng là: Ba2+ và SO42- → BaSO4 (2)

Phương trình (1) được gọi là phương trình phân tử.

Phương trình (2) được gọi là phương trình ion thu gọn

Cách chuyển phương trình phân tử thành phương trình ion rút gọn

  • Bước 1: Chuyển tất cả chất vừa dễ tan vừa điện li mạnh thành ion, các chất kết tủa, điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử. PT ion đầy đủ:

(2N{a^ + } + S{O_4}^{2 – } + B{a^{2 + }} + 2C{l^ – } to BaS{O_4} + 2N{a^ + } + 2C{l^ – })

  • Bước 2: Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng:

(S{O_4}^{2 – } + B{a^{2 + }} to BaS{O_4})

Kết luận

  • Phương trình ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
  • Điều kiện: Các ion kết hợp được với nhau tạo thành chất kết tủa (chất không tan hoặc ít tan)
Đọc thêm:  Đề thi Học kì 1 Công nghệ 11 có đáp án (4 đề) - VietJack.com

1.1.2. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu

Phản ứng tạo thành nước

Các em chú ý quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm cũng như hiện tượng quan sát được.

Video 2: Phản ứng giữa NaOH và HCl

  • Hiện tượng: Dung dịch bị mất màu hồng.
  • Giải thích: Ban đầu trong cốc chứa NaOH. Khi thêm dung dịch Phenolphtalein vào môi trường bazơ thì dung dịch có màu hồng. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào cốc trung hòa hết lượng bazơ thì lúc này trong cốc là môi trường axit. Trong môi trường axit dung dịch phenolphtalein không màu.
  • Phương trình ion đầy đủ: (N{a^ + } + O{H^ – } + {H^ + } + C{l^ – } to N{a^ + } + C{l^ – } + {H_2}O)
  • Phương trình ion thu gọn: (O{H^ – } + {H^ + } to {H_2}O)

Phản ứng tạo thành axit yếu

Các em chú ý quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm cũng như hiện tượng quan sát được.

Video 3: Phản ứng của CH3COONa và HCl

  • Hiện tượng: Dung dịch bị mất màu hồng, có mùi giấm chua.
  • Giải thích: Dung dịch CH3COONa là dung dịch muối của bazơ mạnh và gốc axit yếu nên tạo môi trường bazơ. Nên khi nhỏ vài giọt dung dịch Phenolphtalein vào thì trong cốc xuất hiện màu hồng. Đến khi nhỏ dung dịch HCl vào, có phản ứng xảy ra là trung hòa hết lượng CH3COONa; cho đến dư lượng axit thì dung dịch bị mất màu hồng. Nguyên nhân là do trong môi trường axit, phenolphtalein không màu. Mùi giấm chua là mùi của sản phẩm tạo thành CH3COOH.
  • Phương trình phân tử: CH3COONa+HCl → CH3COOH+HCl
  • Phương trình ion thu gọn: (C{H_3}CO{O^ – } + {H^ + } to C{H_3}COOH)
Đọc thêm:  Tính chất hóa học của metan và cách điều chế CH4 - Migco.vn

1.1.3. Phản ứng tạo chất khí

Các em chú ý quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm cũng như hiện tượng quan sát được.

Video 4: Phản ứng của Na2CO3 và HCl

  • Hiện tượng: Xuất hiện bọt khí không màu
  • Giải thích: Khí không màu là khí CO2 sinh ra do phản ứng giữa Na2CO3 và HCl
  • Phương trình phân tử: HCl+Na2CO3 → NaCl+H2O+CO2
  • Phương trình ion thu gọn: ({H^ + } + C{O_3}^{2_} to C{O_2} + {H_2}O)
  • Phản ứng xảy ra trong dung dịch chất điện li là phản ứng giữa các ion.
  • Phản ứng trao đổi chất điện li trong dung dịch chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau: chất kết tủa, chất điện li yếu, chất khí
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button