Naro Banchen Rinpoche là ai?

Naro Banchen Rinpoche là ai?

Câu chuyện về các vị [hóa thân] Tenga Tulku được bắt đầu từ vị Sangye Nyenpa Rinpoche đời thứ 7. Một trong những đệ tử của vị này là Lạt-ma Samten có công phu hành trì rất cao và cũng được tôn xưng là “Gönkhen Samten”, hàm ý rằng ngài là một bậc chuyên tu các pháp hộ trì (chữ Gonpo có nghĩa là bảo vệ, hộ trì). Ngài đã dành phần lớn cuộc đời mình cho các giai đoạn ẩn tu, thiền định về vị Hộ thần (yidam) Karma Pakshi và về các vị hộ trì chính của dòng Kagyu.

Ngài hành trì chủ yếu về các vị Hộ thần Dorje Bernagchen và Shing Kyong. Năng lực gia trì của ngài mạnh mẽ đến mức có thể chữa lành tức khắc tất cả các loại bệnh tật và [vì thế] ngài đã nổi tiếng khắp trong vùng. Rất nhiều người đã tìm đến để được ngài ban lực gia trì.

Bạn đang xem bài: Naro Banchen Rinpoche là ai? Câu chuyện về Naro Banchen Rinpoche

Vào thời của vị Sangye Nyenpa đời thứ 8 là Tenzin Drupchok, Lạt-ma Samten đã lớn tuổi và đôi khi ngài thị hiện những sự khó chịu trong thân thể cũng như bệnh tật. Tuy nhiên, có một hôm ngài tỏ ra rất khỏe khoắn và an vui. Ngài nói với ngài Sangye Nyenpa rằng ngài cảm thấy rất hạnh phúc vì không bao lâu nữa ngài sẽ lìa bỏ cuộc đời này để đi đến một cảnh giới đẹp đẽ, tuyệt vời và an bình. Ngài đã trao cho ngài Sangye Nyenpa một số đồ vật, trong đó có một chiếc kèn làm bằng xương đùi (kangling) và dặn vị này phải giữ gìn cẩn thận cho đến khi ngài quay lại.

Naro Banchen Rinpoche là ai?
Naro Banchen Rinpoche là ai?

Không lâu sau đó, ngài viên tịch.

Mấy năm sau, ngài Tenzin Drupchok thực hiện một chuyến hành hương đến Lhasa và miền Trung Tây Tạng. Theo tập tục ở Tây Tạng vào thời đó, một vị Lạt-ma cao cấp không thể đi lướt qua từ nơi này đến nơi khác, mà phải chấp nhận những lời mời thỉnh đến thăm các tu viện và làng mạc trên đường đi của ngài để ban lễ quán đảnh, thuyết pháp và chú nguyện gia trì.

Đọc thêm:  Mẫu đơn đăng ký vé tháng xe bus Hà Nội, TPHCM - Thủ thuật

Trong một lần như thế, ngài Tenzin Drupchok nhận lời mời thỉnh của một quan chức địa phương tên là Drungpa. Ngài đã lưu lại nhà của Drungpa mấy hôm và gặp một cậu bé, là con trai nhỏ nhất trong gia đình. Cậu bé rất lanh lợi và biết hướng về Phật pháp. Ngài Tenzin Drupchok rất thích cậu bé.

Một hôm, khi ngài Tenzin Drupchok đang chỉ có một mình, cậu bé bỗng đến gần và hỏi ngài có còn giữ chiếc kèn làm bằng xương đùi (kangling) trước đây của cậu ta hay không, vì cậu muốn được nhận lại nó ngay.

Ngài Tenzin Drupchok rất ngạc nhiên và hết sức vui mừng khi nhận ra rằng cậu bé này nhất định phải là hóa thân của Lạt-ma Samten, vị thầy trước đây của ngài. Ngài đã nói chuyện với gia đình về việc này và họ sẵn sàng đồng ý sẽ cho cậu bé đi theo ngài sau một thời gian nữa, khi cậu đã lớn hơn. Mấy năm sau, trên đường trở về Kham, ngài đã ghé lại gặp gia đình này một lần nữa và đưa cậu bé cùng đi với ngài về tu viện Benchen.

Khi trở lại Benchen, cậu bé này được nhận lễ đăng quang [để chính thức được thừa nhận] là hóa thân của Lạt-ma Samten. Ngài Tenzin Drupchok đặt cho cậu bé tên gọi mới là Karma Tendzin Chögyal.

Không bao lâu sau, ngài Tendzin Chögyal bắt đầu chương trình tu học theo truyền thống của tu viện và hành trì rất miên mật. Mấy năm sau đó, ngài Tenzin Drupchok cho rằng đã đến lúc để vị Lạt-ma hóa thân này tham dự một khóa ẩn tu ba năm theo truyền thống và khuyên ngài nên đến Tu viện Palpung tại Derge – trụ xứ của các vị Situ Rinpoche và ngài Jamgon Kongtrul Lodro Thaye, cũng được tôn xưng là Đại đạo sư Jamgon Kongtrul.

Ngài Tendzin Chögyal đã đến đó và cuối cùng được nhận vào trung tâm ẩn tu Tsamdra Rinchen Drag, nằm cách Tu viện Palpung khoảng một vài dặm. Chính tại nơi đây, Đại đạo sư Jamgon Kongtrul đã sống phần lớn thời gian của đời ngài, tránh xa những sự phiền nhiễu của Tu viện Palpung đồ sộ.

Đọc thêm:  GDP là gì? Chỉ số GDP ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế?

Ngài Tendzin Chögyal đã trải qua khóa ẩn tu [ba năm] với sự hướng dẫn của đích thân ngài Jamgon Kongtrul và đã đạt được thành tựu rất lớn. Khuynh hướng hành trì trước đây của ngài được khơi dậy, và ngài đã tham dự tiếp một khóa ẩn tu ba năm nữa. Ngài hành trì đầy đủ tất cả các pháp thực hành và sau khi hoàn tất khóa tu [thứ hai], ngài Jomgon Kongtrul tuyên bố [với ngài Tendzin Chögyal] rằng: “Bây giờ, ông và tôi đều có công phu hành trì như nhau.”

Sau đó ngài Jomgon Kongtrul nói với ngài Tendzin Chögyal rằng ngài có dự tính thực hiện một chuyến hành hương đến miền trung Tây Tạng nên đề nghị ngài Tendzin Chögyal sẽ phụ trách trung tâm ẩn tu [Tsamdra Rinchen Drag] trong suốt thời gian ngài vắng mặt. Ngài Jamgon Kongtrul là một trong những vị Lạt-ma của ngài Tendzin Chögyal, nên ngài không thể từ chối và vì vậy mà từ đó ngài trở thành vị thầy Giáo thọ của trung tâm ẩn tu này.

Mấy năm sau, ngài Jamgon Kongtrul trở lại Palpung và bảo ngài Tendzin Chögyal rằng đã đến lúc phải trở về Benchen. Vị Sangye Nyenpa Rinpoche đời thứ 8 vừa viên tịch và tu viện cần một vị Lạt-ma có khả năng để coi sóc công việc và quản trị về mặt hành chính. Ngài Tendzin Chögyal vào lúc này đã là một vị Lạt-ma có công phu hành trì rất cao và rất được tôn kính. Ngài trở về Benchen và dành phần lớn thời gian để giảng pháp và ban lễ quán đảnh cho những người đến thỉnh cầu. Ngài cũng đã dành trọn thời gian còn lại của đời mình để dạy dỗ vị hóa thân đời thứ 9 của Sangye Nyenpa Rinpoche.

Naro Banchen Rinpoche là ai?
Naro Banchen Rinpoche là ai?

Vị hóa thân đời thứ 3 của ngài Tenga Tulku sinh ra vào năm 1932 tại tỉnh Kham (thuộc miền Đông Tây Tạng). Theo yêu cầu của ngài Sangye Nyenpa Rinpoche đời thứ 9, ngài Situ Pema Wangchuk Gyalpo (tức là vị Situ đời thứ 11) đã tiên tri tên họ cha mẹ, ngày sinh và nơi sinh của vị Tenga Tulku này.

Đọc thêm:  Định nghĩa hình tứ giác, các hình tứ giác phổ biến và đặc điểm

[Nhờ vậy], vị Tenga Rinpoche hiện nay đã được tìm thấy năm ngài 7 tuổi và cũng từ đó ngài bắt đầu việc tu học. Năm 19 tuổi, ngài đã nhận pháp hiệu là Karma Tenzin Thrinle Pal Sangpo vào lúc thọ Cụ túc giới. Ngài được tiếp nhận một sự truyền dạy toàn diện về Phật pháp cũng như các pháp môn hành trì sâu xa tại những Tu viện Benchen và Palpung, do ngài Sangye Nyenpa Rinpoche đời thứ 9, ngài Gelek Drubpe Nyima, vị Situ trước đây và ngài Jamgon Rinpoche lần lượt chỉ dạy.

Ngài đã học qua tất cả các nghi thức Mật giáo và triết học với nhiều bậc thầy khác nhau. Ngài cũng được học về y dược cổ truyền Tây Tạng từ người chú của ngài. Ngài đã hoàn tất việc học của mình bằng một khóa ẩn tu ba năm.

Năm 1959, sau khi người Trung Hoa tràn đến, ngài rời khỏi Tây Tạng và sau thời gian một năm rưỡi tạm trú tại Kalimpong, ngài đến định cư tại Tu viện Rumtek (Sikkim), trụ xứ chính của Đức Karmapa đời thứ 16. Tại đây, ngài đã phụng sự Đức Karmapa trong suốt 17 năm và trong 9 năm gần đây ngài giữ vai trò là vị Dorje Lopön (Kim Cương Đạo sư). Năm 1974, ngài đã tháp tùng Đức Karmapa trong chuyến đi đầu tiên sang Hoa Kỳ và châu Âu.

Từ năm 1976, ngài Tenga Rinpoche đã lưu trú tại Swayambhu, Nepal, nơi ngài sáng lập Tu viện Benchen Phuntsok Dargyeling và một trung tâm ẩn tu tại Pharping.

Từ năm 1978, ngài đã có nhiều chuyến đi [hoằng pháp] khắp vùng châu Âu.

Ngài Tenga Rinpoche đáng tôn kính hiện nay là một trong số rất ít những bậc đạo sư [được tiếp nhận và] nắm giữ dòng truyền thừa Karma Kagyu không gián đoạn. Ngài là người sáng lập Hiệp hội Karma Kamtsang (Ba Lan), Karma Thegsum Ling tại Verona (Italy – Ý) và Lotus Trust cũng như Lotus Direkthilfe (Đức).

********************

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận! Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/naro-banchen-rinpoche-la-ai-cau-chuyen-ve-naro-banchen-rinpoche/

Trang chủ: tmdl.edu.vn Danh mục bài: Tổng hợp

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button