Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – tác giả, nội dung, bố cục, tóm

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả – tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

Đã khách không nhà trong bốn biển,

Lại người có tội giữa năm châu.

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,

Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

B. Tìm hiểu tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

1. Tác giả

– Phan Bội Châu (1867- 1940), quê Nam Đàn- Nghệ An

– Là một nhà yêu nước, nhà Cách mạng lớn nhất Việt Nam trong hai thập kỉ đầu thế kỉ XX

Đọc thêm:  Kể lại một trận thi đấu bóng đá (19 mẫu) - Tập làm văn lớp 3

– Là nhà văn, nhà thơ lớn với những sáng tác nhiều thể loại

– Phong cách sáng tác: thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha thiết, khát vọng độc lập tự do, ý chí bền bỉ kiên cường.

2. Tác phẩm

a, Xuất xứ:

– Bài thơ được sáng tác năm 1914, khi Phan Bội Châu bị bọn phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam, trong hoàn cảnh ấy ông đã viết tác phẩm Ngục trung thư tập, “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là bài thơ Nôm nằm trong tập Ngục trung thư tập

b, Bố cục: 4 phần: đề, thực, luận, kết

c, Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật

d, PTBĐ: Biểu cảm.

e, Giá trị nội dung:

– Bài thơ thể hiện phong thái ung dung đường hoàng, phí phách kiên cường bất khuất vượt lên cảnh tù ngục khốc liệt của người chiến sĩ yêu nước Phan Bội Châu

f, Giá trị nghệ thuật:

– Giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ

– Sử dụng lối nói khoa trương, điệp từ

C. Sơ đồ tư duy Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

D. Đọc hiểu văn bản Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

1. Hai câu đề

“Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu”

– hào kiệt, phong lưu: phong thái đường hoàng, tự tin, ung dung, thanh thản vừa ngang tàng, bất khuất lại vừa hào hoa, tài tử; điệp từ

– “vẫn” khẳng định phong thái ấy không bao giờ thay đổi dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

Đọc thêm:  Dàn ý tả cụ già ngồi câu cá - Thủ thuật - TaimienPhi.vn

“Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”

→ nhà tù chỉ là nơi tạm nghỉ chân

=> Giọng điệu vừa cứng cỏi vừa mềm mại thể hiện sự bình tĩnh, tự chủ trước nguy nan

2. Hai câu thực

“Đã khách không nhà trong bốn biển”

→ Cuộc đời bôn ba chiến đấu, đầy sóng gió và bất trắc.

“Lại người có tội giữa năm châu”

→ Tự nhận mình là người có tội, Phan Bội Châu vừa nêu lên hiện thực, vừa mỉa mai về “danh xưng” mà kẻ thù dành cho một người yêu nước như ông

=> Giọng điệu trầm bổng, diễn tả nỗi đau cố nén, khác với giọng cười cợt ở hai câu trên: tinh thần lạc quan, ngạo nghễ, chấp nhận mọi nguy nan.

3. Hai câu luận

“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù”

– Cho dù ở hoàn cảnh bi kịch đến mức độ nào thì vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời.

– Tiếng cười của người yêu nước trong cảnh tù ngục có sức mạnh chiến thắng mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù.

→ Sử dụng lối nói khoa trương tạo nên giọng điệu cứng cỏi, hùng hồn

=> Hai câu thơ đã dựng lên hình ảnh người anh hùng tràn đầy khí phách đang hành đạo để cứu nước

4. Hai câu kết

“Thân ấy hãy còn còn sự nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”

Đọc thêm:  Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - một tượng đài nghệ thuật về người anh

– Còn sống là còn chiến đấu, không có khó khăn nguy hiểm nào có thể làm nhụt ý chí quyết tâm đấu tranh của người yêu nước

→ Điệp từ “còn” tạo nên giọng điệu mạnh mẽ, dõng dạc, dứt khoát, tăng ý khẳng định cho câu thơ

=> Khẳng định ý chí quyết tâm của người chiến sĩ.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button