Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc

Đề bài: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc

ke mot cau chuyen ve long tu trong ma em da duoc nghe duoc doc

Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc

I. Dàn ý Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu hoàn cảnh, nhân vật của câu chuyện muốn kể

2. Thân bài

Đi vào chi tiết câu chuyện

+ Người có lòng tự trọng là một cậu bé bán giày nghèo nhưng trung thực, thật thà+ Người có lòng tự trọng là cô hàng xóm có hoàn cảnh khó khăn nhưng không nhận sự thương hại từ người khác.+ Người có lòng tự trọng là ông cụ già bán đồ bên đường nhưng không nhận tiền bố thí- Hành động thể hiện lòng tự trọng- Cảm xúc của em khi được nghe, chứng kiến- Bài học rút ra

3. Kết bài

Nêu cảm nhận của em về tấm gương lòng tự trọng ấy

II. Bài văn mẫu Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc (Chuẩn)

1. Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc, mẫu số 1 (Chuẩn):

Cuối tuần trước, cả gia đình em cùng nhau đi ăn sáng như thường lệ. Quán bánh cuốn quen thuộc đã sớm chật ních người, nhà em phải kê thêm bàn ngồi sát cạnh vỉa hè.

Đọc thêm:  I. Dàn ý kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng sự tưởng tượng sáng

Trong lúc ngồi đợi bánh cuốn ra lò, có một bạn trạc tuổi em, tay xách hộp đồ nghề ra mời bố em đánh giày. Trông bạn tội nghiệp với bộ quần áo bạc màu, chân đi dép tổ ong sờn cũ, bố em gật đầu đồng ý và không quên dặn bạn đánh cho sạch.

Một lát sau, bạn nhỏ mang trả bố đôi giày bóng loáng kèm theo nụ cười thật tươi:- Của chú hết hai mươi ngàn ạ!

Bố em mở ví tìm tiền lẻ nhưng không thấy tờ 20 nghìn nào, mẹ cũng không có. Thấy vậy, bố đưa cho cậu bé tờ 50 ngàn và nói:- Con đi đổi tiền rồi về đưa lại cho chú nhé!

Cậu bé chần chừ một lát rồi chạy đi. Mẹ trách bố tại sao lại tin người như vậy, nhỡ cậu ấy cần tiền rồi đi luôn không trả lại thì sao. Bố chỉ cười và nói:- Mất thì coi như làm từ thiện vậy

Nhưng không. Chỉ tầm 5 phút sau, dáng người bé nhỏ ấy đã chạy lại phía gia đình em đang ngồi. Cậu bé đưa 30 nghìn bằng cả hai tay, không quên cảm ơn bố em đã đánh giày giúp. Bố đưa lại cho cậu bé 30 nghìn và bảo:- Chú cho con. 30 nghìn này là tiền con xứng đáng có được vì sự thật thà của mình.

Sáng hôm đó, em thấy bầu trời dường như đẹp hơn.

2. Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc, mẫu số 2 (Chuẩn):

Cạnh nhà em là gia đình chỉ có hai mẹ con của cô Mai. Em nghe mẹ nói, chồng cô bỏ đi từ hồi cô mới sinh em bé.

Gia đình cô Mai có hoàn cảnh khó khăn nhất xóm. Con còn nhỏ, mình cô đi làm chỉ đủ ăn hàng tháng. Đứa bé đang tuổi ăn tuổi lớn nên không thể chi tiêu tằn tiện. Sáng sớm đi học em đã thấy cô chuẩn bị đi làm, đến tối muộn, đèn nhà cô vẫn sáng, cô nhận quần áo về vắt sổ thêm sau giờ làm chính. Xóm em biết hoàn cảnh của cô nên thỉnh thoảng lại cho bộ quần áo mới, cho đồ dùng trong nhà.

Đọc thêm:  Mẫu biên bản họp xếp loại đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Một lần, xóm quyết định sửa sang đường lối, nâng cao đường đến tránh ngập lụt mùa mưa bão. Mỗi nhà đóng hai trăm năm mươi ngàn. Mẹ em là tổ trưởng tổ dân phố, mẹ nói với em định không lấy tiền của gia đình cô Mai hoặc lấy ít hơn mọi người.

Buổi họp xóm diễn ra như thường lệ. Đến lúc đóng tiền, mẹ em có gọi cô Mai ra nói nhỏ:- Hai mẹ con em hoàn cảnh khó khăn, cứ để mọi người đỡ cho em một ít. Nhà em đóng 100 nghìn thôi nhé!

Cô Mai chỉ lặng lẽ “vâng”, nhưng em nhìn thấy cô rưng rưng nước mắt. Một hôm, nhà em vừa ăn cơm xong thì cô Mai sang chơi, cầm theo một hộp bánh cho em. Nói chuyện một lúc, cô liền rút ra 150 nghìn và bảo mẹ:- Em cảm ơn chị đã thông cảm cho mẹ con em lúc khó khăn. Nhưng đã sống chung xóm thì cái gì cũng phải công bằng rõ ràng chị ạ. Hôm nay em có tiền, em gửi chị. Chị cầm giúp em cho em thoải mái nhé.

Lúc ấy, em mới hiểu được lời bà hay dạy: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Cô Mai quả là người có lòng tự trọng cao cả.

3. Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc, mẫu số 3 (Chuẩn):

Một buổi sáng đi học, em và mẹ gặp một ông cụ già bán tăm ngồi bên cạnh cột đèn giao thông giữa ngã tư phố.

Đọc thêm:  Dựa vào văn thơ và thực tế lịch sử, chứng minh nhận định - Thủ thuật

Đèn đỏ dừng lại, hai mẹ con thấy ông già lẩy bẩy cầm rổ tăm đi mời mọi người. Người thì lắc đầu, người xua tay, người thậm chí không thèm trả lời. Mẹ thương quá, cho em 10 nghìn để chạy lại cho ông cụ. Em xuống xe, đi đến bên ông cụ và đưa ông tờ bạc:- Ông ơi, mẹ cháu cho ông chút tiền. Ông cầm nhé

Em toan chạy lại xe mẹ thì nghe tiếng ông cụ gọi theo:- Cháu bé ơi cháu quên lấy tăm này.

Em thấy vậy liền nói vội theo:- Ông để tăm đó bán tiếp, cháu không lấy đâu ạ

Nhưng không, ông cụ tranh thủ những giây đèn đỏ cuối cùng để tiến về phía em và mẹ, đưa cho mẹ hai gói tăm và nói:- Tôi đi bán tăm nhưng không đi xin tiền. Hai mẹ con có lòng, tôi cảm ơn, cầm lấy cho tôi nhé.

Mẹ gật đầu cảm ơn ông cụ và cầm lấy đồ. Trên đường đi, mẹ bảo em:- Con phải nhớ, trong bất kì trường hợp nào cũng phải giữ được lòng tự trọng của mình như cụ ông con nhé!

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/ke-mot-cau-chuyen-ve-long-tu-trong-ma-em-da-duoc-nghe-duoc-doc-53758n.aspx Bên cạnh bài Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc, các em học sinh có thể tìm đọc thêm một số bài văn hay lớp 5 khác như: Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài,…), Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường,Kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực, Kể lại câu chuyện giúp đỡ một người phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button