Đặc điểm học sinh THPT – 123doc

Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là thời kì quan trọng của sự phát triển thể chất và nhân cách. Những kết quả nghiên cứu sự phát triển tâm sinh l của học sinh cho thấy đó là sự thay đổi có gia tốc. Cụ thể: sự phát triển thể

bền, sự dẻo dai được tăng cường; là thời kì trưởng thành về giới tính. Có sự ổn định, cân bằng hơn so với lứa tuổi trước đó trong các hoạt động của hệ thần kinh (hưng phấn, ức chế) cũng như các mặt phát triển khác của thể chất. Do sự hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh trung ương và các giác quan, sự tích luỹ phong phú kiến thức và kinh nghiệm sống, do yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập, lao động, các hoạt động xã hội mà sự phát triển về mặt tâm lí của học sinh trung học phổ thông có những nét mới về chất.

Đặc điểm nổi bật nhất là sự phát triển tự ý thức. Học sinh trung học phổ thông nhận thức được những đặc điểm và phẩm chất của mình trong xã hội, trong cộng đồng.

Các em cũng có khả năng tự đánh giá bản thân theo những chuẩn mực của xã hội, đánh giá những điều có nghĩa, quan trọng đối với mình. Các em khao khát muốn biết mình là người như thế nào? Có năng lực gì? Bên cạnh sự phát triển của tự thức và tự đánh giá, tính tự trọng của học sinh trung học phổ thông cũng phát triển mạnh. Các em ở lứa tuổi có những khát vọng, hoài bão, ước mơ về tương lai. Ý thức chọn nghề của học sinh THPT trở nên cấp bách bởi việc chọn nghề có liên quan toàn bộ kế hoạch đường đời của các em. Các mối quan hệ giao tiếp của học sinh trung học phổ thông ngày càng được mở rộng về phạm vi và đặc biệt được phát triển về mặt chất lượng. Tuy nhiên, kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp của các em còn hạn chế. Ở lứa tuổi này, đời sống tình cảm, xúc cảm của học sinh rất phong phú, đa dạng, đồng thời áp lực trong quan hệ giới tính, trong học tập để đạt được mục tiêu cùng với rất nhiều yếu tố khác trong đời sống gia đình, các mối quan hệ trong nhà trường và cộng đồng có thể gây căng thẳng cho các em.

Đọc thêm:  Đoạn văn tả con vật có sử dụng trạng ngữ chỉ phương tiện

Do thiếu kinh nghiệm và kĩ năng sống, do suy nghĩ còn nông cạn nên các em có thể có những hành vi bạo lực với người khác khi có mâu thuẫn, xung đột. Một thực tế đang tồn tại khá phổ biến các hiện tượng học sinh

THPT giải quyết mâu thuẫn với nhau bằng bạo lực, thậm chí các em nữ cũng tham gia. ì vậy cần giúp các em thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực, mang tính xây dựng.[8, tr.104-105].

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button