Bài văn Phân tích bốn câu thơ cuối trong bài Tương tư … – Thủ thuật

Đề bài: Phân tích bốn câu thơ cuối trong bài Tương tư

dan y phan tich 4 cau tho cuoi bai tho tuong tu

Phân tích bốn câu thơ cuối trong bài Tương tư

I. Dàn ý Phân tích bốn câu thơ cuối trong bài Tương tư (Chuẩn)

– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính.- Khái quát về nội dung chính của bốn câu thơ cuối.

2. Thân bài

a. Bốn câu thơ cuối thể hiện nỗi nhớ và khát vọng lứa đôi thầm kín, e ấp của chàng trai– Bốn câu thơ cuối là sự nối tiếp mạch cảm xúc “tương tư” ở những câu thơ trước.- Tác giả đã trực tiếp giãi bày, bộc bạch tình cảm thông qua đại từ nhân xưng “anh” và “em”.- Khát vọng lứa đôi được thể hiện thông qua hình ảnh “giàn giầu” và “hàng cau”.- Nỗi nhớ e ấp, thầm kín nhưng khắc khoải khôn nguôi được thể hiện qua hai miền không gian “thôn Đoài”, “thôn Đông”.- Câu hỏi tu từ vang lên như một lời bỏ lửng vấn vương về mơ ước và hi vọng vào một tình yêu không được hồi đáp, qua đó thể hiện tình yêu giản dị, chân thành của tác giả…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích bốn câu thơ cuối trong bài Tương tư tại đây

II. Bài văn mẫu Phân tích bốn câu thơ cuối trong bài Tương tư (Chuẩn)

Trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1930 – 1945, Nguyễn Bính được biết đến với hồn thơ mang bản sắc gần gũi với các khúc hát dân ca, ca dao cùng giọng thơ dịu nhẹ, ngọt ngào, thắm thiết. Bài thơ “Tương tư” in trong tập thơ “Lỡ bước sang ngang” là tác phẩm thể hiện rõ phong cách thơ Nguyễn Bính. Qua thi phẩm, chúng ta có thể thấy được mối tình đơn phương của chàng trai trong sự khắc khoải mong chờ mang dáng dấp mộc mạc, chân chất và thấm đượm “hồn quê”. Đặc biệt, ở bốn câu thơ cuối, bằng giọng thơ mang đậm phong vị của văn học dân gian, mối tình e ấp, vụng dại nơi làng mạc yên bình đã được tái hiện rõ nét:

Đọc thêm:  Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Sóng: "Ở ngoài kia đại dương... Để

” Nhà em có một giàn giầu,Nhà anh có một hàng cau liên phòng.Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”

Ở những câu thơ trước của thi phẩm, tác giả đã khắc họa thành công tình yêu cùng các cung bậc nhớ thương và khắc khoải chờ mong trong sự đơn phương. Nối tiếp mạch cảm xúc đó, bốn câu thơ cuối đã xoáy sâu hơn nữa vào nỗi “tương tư” để thể hiện khát vọng lứa đôi một cách e ấp, thầm kín. Điệp cấu trúc câu: “Nhà em có một… “, “Nhà anh có một…” đã gợi nên sự sóng đôi, cân xứng. Đồng thời, lời thơ đã không còn sự bóng gió xa xôi: “Bao giờ bến mới gặp đò” mà giãi bày, bộc bạch một cách trực tiếp thông qua đại từ nhân xưng “anh” và “em”. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là khát vọng của tác giả, bởi “giàn giầu” và “hàng cau” vẫn thuộc hai miền không gian khác nhau trong sự xa cách. Hình ảnh “giàn giầu” và “hàng cau” còn góp phần làm cho khát vọng lứa đôi của mối tình đơn phương càng trở nên mong manh, e ấp. Trong tâm thức văn hóa của người Việt Nam, “trầu” và “cau” luôn là hình ảnh sóng đôi tượng trưng cho tình yêu đôi lứa son sắt, bền chặt, thủy chung. Tác giả đã vận dụng linh hoạt chất liệu quen thuộc của nền văn học dân gian để thể hiện khát vọng lứa đôi của mình. Bằng việc sử dụng biện pháp hoán dụ và cụm từ phiếm chỉ về địa danh “thôn Đoài”, “thôn Đông” để bộc lộ một nỗi niềm e ấp; đồng thời thể hiện mối quan hệ giữa quy luật tình cảm của con người và cảnh vật. Sự nhớ nhung trong nỗi niềm “tương tư” của chàng trai đã lan tỏa và thấm vào tạo vật, tạo nên hai miền không gian: “thôn Đoài” và “thôn Đông” khắc khoải trong nỗi nhớ: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”. Tình cảm mộc mạc, chân chất đầy tế nhị và tự nhiên đó được kết thúc bằng một câu hỏi tu từ: “Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”. Lời ướm hỏi vang lên như một lời bỏ lửng vấn vương mơ ước và hi vọng về một tình yêu không được hồi đáp, qua đó thể hiện tình yêu giản di, chân thành của tác giả.

Đọc thêm:  Lịch phát sóng dạy học lớp 2 trên VTV7, HTV4, TRT năm học 2021

Bốn câu thơ cuối của thi phẩm nói riêng và toàn bộ bài thơ “Tương tư” nói chung đã thể hiện vẻ đẹp dân gian, dân giã trong hồn thơ Nguyễn Bính. Màu sắc của sự mộc mạc, dân giã, chân chất được tô điểm bằng lớp ngôn từ giản dị, mộc mạc và giọng thơ mang âm hưởng của sự ngọt ngào. Tác giả còn vận dụng thành công những thi liệu về địa danh, cỏ cây thấm đẫm hương vị của làng quê Việt Nam từ bao đời nay. Đó là “thôn Đoài”, “thôn Đông”, “giàn giầu”, “hàng cau”,… Chính những điều này đã làm nên vẻ đẹp dân gian của bài thơ, khiến nỗi niềm “tương tư” ngân vang êm dịu như những khúc hát dân ca sâu lắng tâm tình.

Như vậy, thông qua bốn câu thơ cuối của tác phẩm “Tương tư”, chúng ta đã thấy được tình cảm chân thành, giản dị, tự nhiên của nhân vật trữ tình trong sự nhớ nhung và khát vọng về hạnh phúc lứa đôi. Đồng thời, bốn câu thơ còn thể hiện những đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu của hồn thơ Nguyễn Bính.

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-bon-cau-tho-cuoi-trong-bai-tuong-tu-48222n.aspx Trên đây, các em đã cùng tìm hiểu về nội dung Phân tích bốn câu thơ cuối trong bài Tương tư, bên cạnh đó, để có những cảm nhận chi tiết về đặc sắc nội dung, nghệ thuật của bài thơ Tương tư, các em có thể tham khảo thêm một số bài mẫu khác trong số các bài văn hay lớp 11 như: Bình giảng bài thơ Tương tư, Phân tích khổ thơ đầu bài Tương tư, Diễn biến tâm trạng của chàng trai trong bài Tương tư, Phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button