Giải thích câu tục ngữ Nhàn cư vi bất thiện – VnDoc.com

Giải thích câu tục ngữ Nhàn cư vi bất thiện dưới đây gồm nhiều bài văn mẫu, dàn bài hay được VnDoc sư tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh và phụ huynh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Nhàn cư vi bất thiện – Bài mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Nhàn cư vi bất thiện”. (Một trong những câu tục ngữ có giá trị mà ông cha ta đã để lại để răn dạy con cháu sau này chính là câu nói: “Nhàn cư vi bất thiện”.

2. Thân bài

a. Giải thích

“Nhàn cư vi bất thiện ” là có một cuộc sống nhàn rỗi, không làm ăn, lười lao động dễ dẫn đến các hành vi xấu xa, sai trái.

Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết lao động, giữ cho bản thân mình luôn trong trạng thái bận rộn để tạo ra của cải vật chất giúp ích cho đời.

b. Phân tích

Lao động giúp con người tạo ra của cải vật chất, qua lao động con người sẽ khẳng định được năng lực, giá trị của bản thân.

Những kẻ sợ lao động, lười biếng lao động,… là mầm mống để gây nên những điều xấu xa cho xã hội, cho con người vì họ không lao động nhưng nhu cầu vật chất của họ vẫn như những người khác thì họ phải làm những việc xấu để có được vật chất đó.

Nếu xã hội con người ai ai cũng chăm chỉ lao động, hướng đến những điều tốt đẹp thì xã hội sẽ phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Tuy nhiên, bên cạnh những người xấu, ưa hưởng thụ vẫn còn những con người ngày đêm lao động, cống hiến cho xã hội này tốt đẹp hơn.

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa câu tục ngữ “Nhàn cư vi bất thiện” đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Nhàn cư vi bất thiện – Bài mẫu 2

1. Mở bài

Sống ở trên đời phải biết lao động. Lao động để nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình và giúp ích xã hội. Lao động để khẳng định giá trị của bản thân, không lao động, rỗi nghề dễ sinh ra những thói hư tật xấu, nên tục ngữ có câu: “Nhàn cư vi bất thiện”.

2. Thân bài

a. Giải thích

Sống nhàn nhã, không có công việc làm, dễ nảy sinh những suy nghĩ và việc làm không tốt đẹp. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải lao động không nên sống quá rảnh rỗi.

b. Lời dạy trên rất đúng

– Khi làm việc tâm trí ta sẽ tập trung vào công việc để đạt đến kết quả. Và chỉ có công việc giúp ta vận dụng trí óc, những suy nghĩ hướng tới điều tốt đẹp. Nếu như rảnh rỗi, thời gian quá dư thừa khiến người ta dễ có những suy nghĩ, hành động lệch lạc.

– Những kẻ phạm pháp, trộm cắp… thường xuất phát từ thành phần “ vô công rỗi việc”. Trong cuộc sống họ không hướng để phục vụ, trong tư tưởng của họ không được ổn định vì vậy với thời gian dài nhàn nhã họ dễ sinh ra những thói hư tật xấu.

Đọc thêm:  4 bài văn Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu

c. Mở rộng vấn đề

– Có làm việc, lao động ta không có thời gian chết để nảy sinh những suy nghĩ, hành động sai lầm giúp tư tưởng ta ổn định, hướng tới những điều tốt. Lao động cũng giúp ta được thoải mái hơn trong cuộc sống. Qua lao động con người sẽ khẳng định được năng lực, giá trị.

– Vậy mà vẫn có những kẻ sợ lao động, lười biếng lao động, những kẻ đó là mầm mống để gây nên những điều xấu xa cho xã hội, cho con người. Họ… những kẻ thích hưởng thụ, sống sung sướng mà không chịu lao động đáng được luật pháp nghiêm trị.

– Một bộ phận không nhỏ thanh niên la cà, chơi bời, tụ tập và dẫn đến những việc làm vô bổ, thậm chí phạm pháp.

– Phát xuất từ lời dạy trên, ngày nay có những người ý thức được trách nhiệm của mình nên đã tham gia vào công tác từ thiện nhằm rút ngắn bớt thời gian rảnh rỗi để hướng vào công việc ích nước lợi dân. Đây là điều đáng hoan nghênh.

3. Kết bài

– Cần phải tự tạo cho mình có cuộc sống tốt đẹp, hòa nhập vào công cộng. Lao động chân tay hay trí óc đều giúp ta có tư tưởng lành mạnh, hướng thiện. Đây là bài học về quan niệm sống ở đời.

Văn mẫu Giải thích câu tục ngữ Nhàn cư vi bất thiện

Trong cuộc sống ai ai cũng mong muốn mình có một cuộc sống an nhàn mà không cần phải lao động vất vả những sự an nhàn đó sẽ làm cho con người rảnh rỗi và sinh ra những điều xấu cho xã hội như câu tục ngữ: Nhàn cư vi bất thiện đã nói về điều đó.

Lao động là để con người tồn tại và phát triển. Con người luôn mong muốn mình có một cuộc sống an nhàn, ăn không ngồi rồi không chịu lao động và làm bất cứ một việc gì hết chỉ biết có hưởng thụ mà không biết đến lao động, để những điều đó diễn ra con người sẽ sinh ra nhưng giây phát nhàn rỗi và lại có những hành động không tốt. Trong cuộc sống một số học sinh nhàn hạ không lo học hành chỉ ham chơi đua đòi rồi trở thành người xấu trong xã hội, bởi sự an nhàn dã biến họ thành những người xấu, họ trở thành gánh nặng cho xã hội, không lao động chỉ ham chơi và tham gia vào những tập đoàn người xấu họ sẽ trở thành những người xấu như ông cha ta đã nó “gần mực thì đen gần đèn thì rạng đó là câu nói hoàn toàn đúng, nếu chúng ta lao động chăm chỉ và học tập những con người như vậy chúng ta sẽ trở thành những con người có ích.

Sự an nhàn là điều ai cũng thích những chúng ta cần phải lao động để tuổi già hưởng đó là sự an nhàn đúng, nhưng còn đối với những lứa tuổi, trẻ lứa tuổi cần học tập và cống hiến cho đời lại có những suy nghĩ an nhàn và lười lao động. Học sinh không học tập chăm chỉ để sau này không có công ăn việc làm và trở thành những người xấu, đua đòi nghiện hát trộm cắp không chỉ bị xã hội lên án mà đó là những điều bất thiện. Bất thiện là những điều không tốt, những điều mà xã hội nghiêm cấm và con người không nên làm những nó lại bị những con người không có suy nghĩ đúng đắn làm xấu đi những hình ảnh đẹp của dân tộc Việt Nam.

Đọc thêm:  [Bật mí] Mức học phí APOLLO chuẩn xác với từng khóa học

Nhiều tấm gương chịu lao động và học đã trở thành những con người thức sự có ích cho xã hội, cần cù lao động và giúp họ rèn luyện bản thân, vừa giúp họ hoàn thiện nhân cách của mình, đưa họ vào một khuôn phép và giúp họ có những suy nghĩ chín chắn ngay từ đầu. Đó là những điều thực sự rất cần thiết cho những con người có mục tiêu và có những nghị lực sống tốt đẹp. Chúng ta cần phải lao động như vậy chúng ta mới có tuộc sống tốt đẹp và trở thành những người công dân có ích cho xã hội được. Chúng ta cần phải có những đóng góp cho đời dù đó là những đóng góp nhỏ nhoi nó cũng góp phần làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.

Nhiều cá nhân chỉ ham chơi và đua đòi không chịu học tập và lao động, ưa nhàn hạ về thân xác họ chọn con đường trộm cắp để sống, những việc làm đó là điều bất nhân trong xã hội bị xã hội lên án, chúng ta cần phát triển và rèn luyện bản thân vào một khuôn phép ngay từ đầu có như vậy chúng ta mới là những người công dân có ích cho xã hội được, đừng vì sự nhàn hạ trước mắt mà đánh mất bản thân, đánh mất đi con người lương thiện của mình, chúng ta cần giáo dục bản thân trong một môi trường tốt đẹp ở đó không có những cám dỗ và những điều xấu. Phát triển bản thân qua những hành động và những nghĩa cử cao đẹp.

Chúng ta cần rèn luyện bản thân và học tập những điều tốt trong cuộc sống để trở thành những người tốt cho xã hội đừng vì những lợi ích trước mắt mà đánh mất đi chính mình, chúng ta cần coi câu Nhàn Cư vi bất thiên là bài học để chúng ta học tập và tránh xa những điều xấu trong xã hội.

Giải thích câu tục ngữ Nhàn cư vi bất thiện – Bài làm 2

Thường trong xã hội, ai cũng mơ ước mình có được cuộc sống an nhàn, sung sướng để khỏi chạy vạy từng miếng cơm manh áo. Được như thế hạnh phúc biết bao! Thế nhưng người Trung Hoa lại có câu: Nhàn cư vi bất thiện. Vậy nhàn cư có phải là cuộc sống mà ta hằng mong ước không? Ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ trên như thế nào?

Nhàn cư là cuộc sống an nhàn. Bởi xưa kia các vị quan ở ẩn cũng như những thi nhân, ai cũng chọn cho mình cuộc sống nhàn lúc trở về quê nhà. Cuộc sống nhàn của họ là sống hòa mình với niềm vui lao động: vườn hoa cây kiểng hoặc một mai, một cuốc, một cần câu. Họ sống xa rời vòng danh lợi, không muốn bon chen để mưu cầu vinh hoa phú quý. Đó là cách sống thể hiện tiết tháo của nhà nho. Còn chữ nhàn cư mà câu tục ngữ nói ở đây là sự ở không, không biết làm việc gì, không có việc gì để làm, chỉ biết sống hưởng thụ, ăn bám vào người khác. Cách sống đó ở không, nhàn rỗi như vậy dễ sinh ra điều không tốt: vi bất thiện. Câu tục ngữ muốn đề cập đến: sự lười biếng, ăn không ngồi rồi sẽ dễ sinh ra nhiều thói hư tật xấu.

Rõ ràng là như vậy. Khi một người không có một nghề nghiệp gì cả, không có một định hướng nào trong cuộc sống, chỉ biết có sẵn của ăn của mặc, không cần suy nghĩ, không cần làm việc gì để giúp ích cho ai cả, thì những con người đó dễ sinh ra những việc làm sai quấy. Trong khi mọi người xung quanh ai cũng làm việc, như thế mãi sẽ đâm ra chán cho nên họ lại suy nghĩ tìm cách để giải khuây. Thế là những trò tiêu khiển được đặt ra: bài bạc, rượu chè, hút xách. Dần dần trở thành thói quen không bỏ được và họ chỉ biết lao vào những trò chơi “giết người” ấy. Cơ thể bạc nhược đầu óc mụ mẫm không còn phân biệt đúng, sai; họ như những con thiêu thân cứ lao vào và tiến tới mãi những trò tiêu khiển đó. Nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, đòi hỏi cá nhân của con người ngày càng nhiều, trong khi những kẻ lười biếng kia không chịu làm việc mà lại muốn có đủ tất cả. Do vậy muốn có thật nhiều tiền để dùng, tiêu xài, để hưởng thụ qua các trò chơi trác táng kia, họ phải tìm cách để giải quyết, để thỏa mãn. Dẫu cho gia đình có tiền muôn bạc vạn dần dần cũng sẽ suy sụp rồi trở nên nghèo túng. Lúc này, những “con nghiện” quen hưởng thụ kia tất phải trở thành kẻ xấu. Họ cố tìm ra những mưu mô gian xảo nhất để kiếm ra tiền: từ chỗ lường gạt, trộm cướp thậm chí dẫn đến chỗ giết người. Đó là hậu quả của việc nhàn cư rất tai hại.

Đọc thêm:  Phân tích bài thơ Dương phụ hành của Cao Bá Quát. - Loigiaihay.com

Tất cả những thói hư tật xấu đều bắt nguồn từ sự nhàn cư mà ra. Một nhà tư tưởng phương tây cũng đã nói: Sự ăn không ngồi rồi là mẹ đẻ của các tật xấu. Điều ấy không sai. Chúng ta nhìn vào thực tế của xã hội: những sòng bạc những ổ mại dâm, những động xì ke, ma túy… đều bắt nguồn phát sinh từ những kẻ thôi công rỗi việc, những kẻ lười biếng, thích hưởng thụ. Những hạng người này không giúp ích gì cho ai mà còn làm hại những người xung quanh, những tệ nạn xã hội ngày càng lan rộng, những trò giết người cướp của không thuyên giảm đều do hậu quả của việc nhàn cư. Vì vậy muốn tránh những thói hư tật xấu ấy, con người phải lao động phải tìm việc làm, những công việc có ích cho mọi người, cho xã hội. Bởi lẽ có làm việc ta không có thời gian rảnh rỗi để lao vào những trò vô bổ, không có thời gian để suy nghĩ những điều xấu xa… Lao động sẽ giúp ta tạo được cuộc sống ấm no đầy đủ, trở thành người tốt. Và chính sự ở không, sự lười biếng mới chính là kẻ thù của con người.

Tóm lại câu tục ngữ khuyên chúng ta phải tránh xa sự nhàn cư để không làm điều bất thiện. Muốn bảo vệ phẩm giá con người, muốn xứng đáng làm người tốt trong xã hội thì ta phải lao động, phải làm việc hăng say tích cực. Ta cũng cần hiểu rằng: lao động là vẻ vang, là cần thiết và là nghĩa vụ của mỗi con người.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

  • Những bài văn nghị luận xã hội hay nhất
  • Soạn Văn 9: Ôn tập về truyện
  • Khởi ngữ, các phần biệt lập – Ngữ văn 9

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Giải thích câu tục ngữ Nhàn cư vi bất thiện. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Đề thi vào lớp 10 môn Toán, Đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh, Đề thi vào lớp 10 môn Vật lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button