Nghị luận Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – VnDoc.com

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc Nghị luận xã hội về câu nói Hiền tài là nguyên khí quốc gia để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết dưới đây của VnDoc.com tổng hợp 18 mẫu bài nghị luận về câu nói Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Hiền tài: những con người có học thức, có trí tuệ, giỏi giang hơn người khác và quan trọng là có nhân cách tốt đẹp.

Câu nói mang ý nghĩa: những người vừa có tài, vừa có đức sẽ là phần cốt lõi giúp cho đất nước ngày càng phát triển thịnh vượng và tốt đẹp hơn.

b. Phân tích

Nếu không tài giỏi, chúng ta làm việc gì cũng sẽ khó, cũng sẽ dễ đổ bể, chính vì thế tài năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người. Nhưng nếu con người thông minh mà không có đạo đức tốt thì sẽ dễ mang tài năng của mình đi làm chuyện xấu hòng tư lợi, như thế sẽ gây ra hậu quả khôn lường cho xã hội.

Tài và đức nên đi liền với nhau, kết hợp với nhau để con người phát triển theo chiều hướng tích cực để xây dựng xã hội đẹp đẽ.

Người có tài và đức sẽ được xã hội trọng dụng, người khác ngưỡng mộ và là tấm gương sáng để mọi người học tập và noi theo.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, những con người vừa tài giỏi lại có đạo đức, nhân cách tốt cống hiến hết mình cho nước nhà làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người tài giỏi nhưng đạo đức không tốt, chuyên đi làm những chuyện xấu xa để thu lợi, lại có những người tuy không tài giỏi nhưng lại có đạo đức và phẩm chất tốt đẹp, những người này cũng khó có được thành công trong cuộc sống.

Bên cạnh đó cũng có không ít người không tài giỏi lại không cố gắng học tập, rèn luyện bản thân, tu bổ đạo đức,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phá, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Nghị luận xã hội về câu nói Hiền tài là nguyên khí quốc gia – Bài mẫu 1

Đức và tài là hai tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá một con người và trở thành mục tiêu phấn đấu rèn luyện tu dưỡng của thanh niên. Khi bàn về mối quan hệ giữa đức và tài, Thân Nhân Trung đã nhận xét: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Hiền chính là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng chân thiện, mĩ… Người có đức biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyển lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể. Tài chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp. Hiền và tài là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời. Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng. Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn. Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có đức, tức là có khát vọng hành động, cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến. Nhưng trong ý kiến của Thân Nhân Trung, rõ ràng vị trí của đức được coi là hàng đầu, là yếu tố quyết định. Để trở thành công dân hữu ích, chủ nhân xứng đáng của đất nước trong tương lai, ngay từ tuổi học sinh, chúng ta cần phải không ngừng học tập, tu dưỡng. Như vậy mới có đủ đức và tài để cống hiến cho Tổ quốc.

Đọc thêm:  Kể lại kỉ niệm sâu sắc về tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất

Nghị luận xã hội về câu nói Hiền tài là nguyên khí quốc gia – Bài mẫu 2

Có rất nhiều lời khuyên, câu danh ngôn thúc giục, khuyên nhủ con người hãy rèn luyện đạo đức, trau dồi kiến thức để trở thành một công dân có ích cho xã hội. Trong đó phải kể đến câu nói của Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Tài mà bác nói ở đây có nghĩa là tài năng, kiến thức, kinh nghiệm hay những sáng kiến nảy sinh trong quá trình làm việc. Người có tài là người có khả năng hoàn thành mọi công việc, dù nhiệm vụ ấy có khó đến đâu, người đó cũng có thể hoàn thành một cách xuất sắc và nhanh chóng so với người khác. Còn đức mà người muốn nói tới đó chính là phẩm chất đạo đức của một người. Đạo đức ấy còn bao gồm cả nghĩa vụ đối với nhân dân, tổ quốc. Người có đức là người biết sống hết mình vì mọi người, biết cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, sẵn sàng cống hiến cuộc đời vì lí tưởng cách mạng… Cả tài năng lẫn đạo đức đều cần phải rèn luyện, tu dưỡng mới có được. Trong thực tế, ta thấy rằng người có tài mà kém đức thường hay sinh thói kiêu căng, hợm hĩnh, tự cao, tự đại, cho mình hơn hẳn người khác. Chính vì thế, họ thường chẳng bao giờ trố tài hay chỉ thi thố tài khi công việc ấy có lợi cho bản thân, cho cuộc sống cá nhân. Tài năng thường làm cho con người trở nên khôn ngoan, sắc sảo hơn. Nhưng nếu người ấy thiếu đạo đức thì sự sắc sảo ấy trở thành những mưu mô xảo quyệt, gian ngoan. Ngoài ra, một người có tài nhưng ích kỉ, tư lợi, chỉ biết lo cho gia đình và bản thân thì chẳng những họ không chỉ là người vô dụng mà đôi lúc còn gây hại cho xã hội. Ta cần cố công rèn luyện tài và đức, trong đó đạo đức quan trọng hơn tài năng. Tài năng không có thì còn có thể học tập rèn luyện nhưng không có đức thì sẽ trở thành những kẻ phá hoại nhân dần, phá hoại đất nước. Con người phải có đức và có tài mới trở nên toàn diện. Lời khuyên đã động viên thế hệ trẻ Việt Nam rèn luyện, phấn đấu vươn lên góp phần xây dựng xã hội mới.

Nghị luận xã hội Hiền tài là nguyên khí của quốc gia mẫu 3

“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” câu nói bất hủ của Hồ Chủ tịch luôn là bài học quý báu trong lòng người Việt Nam. Để trở thành một công dân tốt, cống hiến được những điều tốt đẹp cho xã hội thì trước hết chúng ta phải trở thành những người hiền tài, bởi lẽ: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Ngày nay mối quan hệ giữa đức và tài rất quan trọng, để trở thành một công dân có ích cho xã hội, con người cần rèn luyện cho mình cả hai giá trị cơ bản đó. “Tài” là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, giỏi giang, thông minh, nhạy bén Còn “Đức” là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng “chân, thiện, mĩ”. Tài và đức là những phẩm chất khác nhau nhưng luôn luôn gắn bó mật thiết không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người không trọn vẹn, bởi tài năng đó không phục vụ cái chung mà chỉ mưu cầu lợi ích cho một cá nhân thì cũng trở thành vô giá trị. Con người ta không thể sống một mình, không thể quên đi gia đình, bạn bè, xã hội. Tài năng có thể giúp chúng ta được nhiều người nể phục nhưng thiếu đạo đức thì bản thân sẽ trở nên kiêu căng độc ác. Người không có đức là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác. Đối với chúng ta đức là nền tảng giúp tài bay cao vững chắc. Không có đức tài cũng sẽ giống như một quả bóng càng bay cao lại càng dễ vỡ, càng nguy hiểm. Bên cạnh đó có tài tấm gương sáng của đức lại càng thêm tỏa sáng. Là học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần cố gắng học tập tu dưỡng đạo đức rèn luyện bản thân hoàn thiện trở thành người có đức có tài. Mỗi ngày một hành động nhỏ, một sự cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân, chúng ta ắt sẽ trở thành một người tốt, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.

Đọc thêm:  Kể lại truyện Dế mèn bênh vực kẻ yếu (7 mẫu) - Kể chuyện lớp 4

Nghị luận xã hội Hiền tài là nguyên khí của quốc gia mẫu 4

Tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là một tác phẩm đặc sắc của Thân Nhân Trung. Đọc tác phẩm, ta thấy được nền văn hiến của dân tộc đồng thời thấy được việc chăm lo chiêu mộ nhân tài góp phần xây dựng nền văn hiến thêm rạng rỡ. Tác phẩm thể hiện tư tưởng lấy giáo dục làm cốt lõi, coi trọng việc đào tạo người tài.

Thân Nhân Trung là người xã Yên Ninh, nay thuộc Bắc Giang. Là một danh sĩ thời Hậu Lê. Ông đỗ tiến sĩ và làm quan dưới thời Hậu Lê, được triều đình trọng dụng. Ông có nhiều công sức trong việc tuyển chọn và đào tạo nhân tài. Ông từng là thành viên chủ chốt của Hội Tao Đàn. Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm như: Thiên Nam dư hạ tập, Thân chinh ký sự, Văn bia Chiêu Lăng….

Tác phẩm Hiền tài là nguyên khí quốc gia ra đời khi ông nhận lệnh vua Lê Thánh Tông soạn bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba với mục đích khắc lên bia đặt trong văn miếu, khởi đầu cho việc dựng bia tiến sĩ sau này. Tác phẩm là một đoạn trích trong bài văn bia. Văn bia là loại văn khắc trên bia đá bao gồm nhiều thể loại khác nhau, phổ biến thời trung đại dùng để ghi chép những sự kiện quan trọng hoặc tên tuổi, sự nghiệp của những người có công đức. Nhiều tác phẩm văn bia là những áng văn nghị luận độc đáo, giàu hình tượng, mang nhiều giá trị tư tưởng, nhân văn sâu sắc.

Ngay đầu tác phẩm, Thân Nhân Trung nêu cao tư tưởng trọng người có đức, có tài với sự khẳng định: hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Hiền tài có nghĩa là người học cao, có tài, có đức. Nguyên khí là những khí chất ban đầu để hình thành nên một quốc gia. Tác giả nêu lên vai trò quan trọng của hiền tài, đất nước có nhiều người tài giỏi sẽ góp phần phát triển đất nước, ngược lại đất nước không có người tài sẽ bị suy vong, người tài quyết định tới sự suy thịnh của một quốc gia, hiền tài chính là sự kết tinh của đất trời và hồn dân tộc.

Sau khi khẳng định vai trò của người tài, tác giả tiếp tục nêu cao việc chiêu mộ và đào tạo nhân tài là một việc rất quan trọng “vì vậy các đấng thánh đế minh chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài kén chọn kẻ sĩ vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”. Để luận điểm của mình thêm chặt chẽ Thân Nhân Trung viết “đã yêu mến cho khoa danh lại đỗ cao bằng tước trật. Ban ân lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên tháp ở Pháp Nhạn bạn cho danh hiệu Long hổ bày tiệc Văn hỉ”, “triều đình mừng được người tài không có việc gì lắm đến mức cao nhất”. Với những lời văn súc tích, tác giả đã làm nổi bật lên vai trò của bậc hiền tài. Tuy nhiên những đãi ngộ của triều đình đối với các bậc nhân tài theo tác giả như vậy vẫn chưa đủ đối với sự cống hiến cho đất nước. Tác giả cho rằng phải khắc tên lên bia đá cho các tiến sĩ để tên tuổi và công danh được lưu giữ hàng nghìn đời sau để xứng đáng với công sức họ đã cống hiến, đồng thời khích lệ những người tài trên khắp cả nước thấy được sự trọng dụng của triều đình mà ra sức cống hiến, xây dựng đất nước. “Nay thánh minh lại cho rằng chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ để lưu vẻ vang lâu dài, cho nên dựng đá để danh đặt ở cửa Hiền quan khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ rèn luyện danh tiếng giúp vua. Há chỉ là chuộng văn suông ham tiếng hão mà thôi đâu”. Đó là những đãi ngộ của triều đình, còn trách nhiệm của kẻ sĩ chốn lều tranh là phải “ra sức báo đáp” ân đức của vua, của triều đình.

Đọc thêm:  Thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới phong thủy 2023

Thân Nhân Trung ngợi ca các bậc hiền tài có đức độ “có người đã đem văn học, chính sự tô điểm cho cảnh trị bình suốt mấy chục năm, được quốc gia tin dùng” bên cạnh đó tác giả còn chỉ trích với những kẻ âm mưu hại nước “cũng không phải có những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác”. Ông tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc khắc bia tiến sĩ một lần nữa “có lẽ vì lúc sống họ chưa được nhìn thấy tấm bia này. Vì thế hồi đó được mắt thấy thì lòng thiện tràn đầy, ý xấu ngăn chặn đâu còn dám nảy sinh như vậy được”. Tác giả cho thấy lợi ích của việc khắc bia tiến sĩ là rất nhiều “kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Với lối liệt kê kết hợp giọng văn trang trọng, nối nói mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến người đọc cảm thấy tác dụng to lớn của việc khắc bia tiến sĩ. Nhân tài nước ta không nhiều nhưng cũng không ít, việc để họ cống hiến hết mình, đem cái tài xây dựng đất nước thì triều đình cần có những chính sách chiêu mộ nhân tài, tránh để họ dùng cái tài của mình làm những việc xấu, ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia, dân tộc. Việc khắc bia sẽ là lời nhắc nhở các bậc hiền tài có ý thức, trách nhiệm đối với sự hưng thịnh của đất nước.

Tác phẩm đã chỉ ra và khẳng định vai trò, tầm quan trọng của nhân tài đối với đất nước. Đồng thời nêu nên những đãi ngộ mà đất nước dành cho người tài. Ca ngợi những tấm gương làm rạng danh đất nước, thể hiện sự tiếc nuối đối với những người có tài nhưng lại không biết vận dụng để làm việc tốt. Giọng văn rõ ràng, mạch lạc, giàu sức thuyết phục, ngôn từ dễ hiểu, xúc tích tất cả đã làm nổi bật lên được những giá trị mà tác giả muốn gửi gắm.

Đoạn trích là lời khuyến khích, động viên người tài ra giúp đời, giúp đất nước đồng thời cho thấy được cách nhìn, cách đánh giá đúng đắn, sáng suốt về vai trò của hiền tài đối với vận mệnh quốc gia. Tư tưởng ấy cũng chính là tư tưởng của vị vua Lê Thánh Tông. Trải qua bao thế kỉ, bao thăng trầm lịch sử nhưng tác phẩm vẫn giữ được những giá trị cho tới ngày nay.

Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ thông tin nhé

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Mong rằng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc ôn tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12…

  • Nghị luận xã hội: Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương
  • Dẫn chứng cho bài nghị luận xã hội
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button